Cả nước đang thiếu 101.745 giáo viên

Theo dõi VGT trên

Năm học 2021-2022, tổng số giáo viên tại các địa phương là 1.212.684 người. Số giáo viên thừa là 2.161 người và số giáo viên thiếu là 101.745 người.

Trong báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin:

Tại Quyết định số 72-QĐ/TW, ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị, năm học 2021-2022, tổng số giáo viên tại các địa phương là 1.212.684 người. Số giáo viên thừa là 2.161 người và số giáo viên thiếu là 101.745 người.

Tổng số biên chế giáo viên giai đoạn 2022 – 2026, Bộ Chính trị giao cho các địa phương là 1.095.527 người và biên chế bổ sung giai đoạn 2022 – 2026 là 65.980 người. Trong đó, năm học 2022-2023, Bộ Chính trị tạm giao cho các địa phương là 27.580 người.

Về vấn đề sắp xếp, tổ chức lại các trường mầm non, phổ thông, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); thu gọn các điểm trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết:

Giáo dục mầm non:

Tổng số trường mầm non công lập là 12.181 trường, trong đó 77,9% số trường có điểm trường, với số trường có nhiều điểm trường lẻ (5 điểm trường) là 1.482 trường, chiếm 12,2% số trường.

Tổng cộng hiện có 205.234 nhóm/lớp và 203.792 phòng chăm sóc, nuôi dạy trẻ (phòng kiên cố và bán kiên cố), tỷ lệ trung bình phòng/nhóm, lớp là 0,99; tổng số điểm trường là 21.236, trung bình có 1,37 điểm trường/trường; quy mô trung bình của một cơ sở giáo dục mầm non là 13,3 lớp, nhóm lớp/trường.

Giáo dục tiểu học:

Tổng số trường tiểu học công lập là 12.527 trường, trong đó 56,2% số trường có điểm trường, với số trường có nhiều điểm trường lẻ (5 điểm trường) là 496 trường, chiếm 3,9% số trường.

Tổng số lớp tiểu học là 278.312 lớp và 267.107 phòng học, tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,96; tổng số điểm trường là 13.408, trung bình có 1,9 điểm trường/trường; quy mô trung bình của một cơ sở giáo dục tiểu học là 22,2 lớp/trường.

Cả nước đang thiếu 101.745 giáo viên - Hình 1

Video đang HOT

Ảnh minh họa: Phạm Linh

Giáo dục trung học cơ sở:

Tổng số trường trung học cơ sở công lập là 8.798 trường, trong đó khoảng 18,2% trường có điểm trường.

Tổng số lớp là 154.764 lớp và 133.924 phòng học, tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,87; quy mô trung bình của một cơ sở giáo dục trung học cơ sở là 17,5 lớp/trường.

Giáo dục trung học phổ thông:

Tổng số trường trung học phổ thông công lập là 2.102 trường, trong đó khoảng 6,5% trường có điểm trường.

Tổng số lớp là 62.495 lớp và 58.069 phòng học, tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,93; quy mô trung bình của một cơ sở giáo dục trung học phổ thông là 29,7 lớp/trường.

Về sắp xếp, tổ chức lại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên: Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số Bộ, ngành liên quan đã tham mưu Chính phủ ban hành Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2015 của liên Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn sáp nhập các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên. Kết quả, giảm số đơn vị sự nghiệp công lập tại mỗi quận huyện. Cơ bản mỗi quận/huyện chỉ có 01 trung tâm thực hiện các chức năng: giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề. Theo số liệu năm học 2021- 2022, số trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn quốc là 554 trung tâm.

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi sắp xếp bao gồm:

Sắp xếp, tổ chức lại, giảm đầu mối, số lượng các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể, phù hợp với việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm trường lẻ trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương.

Mạng lưới trường học được sắp xếp tinh gọn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, quản trị nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần tinh giản biên chế, đầu mối quản lý, các vị trí việc làm có cùng chức năng nhưng vẫn bảo đảm hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập.

Việc dồn dịch, sáp nhập các điểm trường, trường có quy mô nhỏ phải được thực hiện trên nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh; phù hợp với quy hoạch, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Khắc phục tình trạng trường lớp có quy mô quá nhỏ và chất lượng giáo dục chưa cao, từ đó có điều kiện tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tránh đầu tư dàn trải, kể cả về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.

Việc dồn dịch, sáp nhập phải căn cứ vào các quy định về: tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường, lớp học; quy mô trường, lớp; số học sinh tối đa, tối thiểu/lớp; tiêu chuẩn giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó có tính đến yếu tố phù hợp với từng vùng, miền và đặc thù của các địa phương. Chỉ sáp nhập đối với những trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thuận lợi về khoảng cách giữa các điểm trường.

Các cơ sở giáo dục thuộc diện dồn dịch, xóa bỏ các điểm trường lẻ cần chuẩn bị đủ cơ sở vật chất ở điểm trường chính (phòng học, phòng ở bán trú, nhà làm việc, nhà công vụ, các công trình bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, hệ thống điện nước…), đặc biệt đối với các trường bán trú và cấp học mầm non, nhằm bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục.

Đảm bảo sĩ số học sinh/lớp theo quy định; đồng thời có giải pháp phù hợp thuận lợi, an toàn cho việc đi lại của học sinh khi đến trường; không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học do phải đi lại quá xa.

Việc sáp nhập các trường cần gắn liền với việc thực hiện tinh giản biên chế đồng thời gắn với việc bảo đảm các quy định về định mức số lượng giáo viên mỗi cấp học, chế độ làm việc, chính sách. Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh số giáo viên dôi dư sau khi sắp xếp, sáp nhập trường. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trường sau sáp nhập.

Không sáp nhập các cơ sở giáo dục mầm non với các cơ sở giáo dục phổ thông; Không sáp nhập các Trung tâm giáo dục thường xuyên vào các cơ sở giáo dục trung học phổ thông.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, cơ sở vật chất tại những điểm trường được chuyển đi đảm bảo phù hợp với quy hoạch, hiệu quả, tránh lãng phí.

Trước khi tiến hành, cần phải xây dựng đề án cụ thể về việc rà soát, sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trong đó: xác định rõ lộ trình thực hiện; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất; sắp xếp, sử dụng đội ngũ và phương án giải quyết số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư; bảo đảm chất lượng giáo dục; Ban hành chính sách của địa phương như hỗ trợ giáo viên, học sinh… để duy trì kết quả của việc sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Làm tốt công tác truyền thông trước khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Hiệu trưởng đề xuất cho học sinh lớp 12 Hà Nội đi học đủ ngày trong tuần

Học sinh đã được tiêm vắc xin, giáo viên đã đến ngưỡng của sự mệt mỏi, quá tải và phụ huynh học sinh đã dần đồng thuận hơn nên Hà Nội hãy mở cửa đón tất cả học sinh lớp 12 quay lại trường.

Từ ngày 6/12, theo quyết định của Sở GD&ĐT Hà Nội, học sinh khối 12 được học trực tiếp trước, thực hiện theo nguyên tắc: 50% học sinh đến trường vào thứ hai, tư, sáu; 50% còn lại đi học vào thứ ba, năm, bảy. Những ngày không học trực tiếp, các em học online. Các trường THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp thuộc địa bàn có cấp độ dịch 1 hoặc 2 được phép mở cửa.

Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, nhiều hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Hà Nội cho rằng nên cho học sinh khối 12 đi học tất cả các ngày trong tuần thay vì đến trường 50% như hiện nay.

Hiệu trưởng đề xuất cho học sinh lớp 12 Hà Nội đi học đủ ngày trong tuần - Hình 1

Ảnh minh họa

Trao đổi với Infonet, thầy Nguyễn Quang Tùng - Hiệu trưởng trường THCS - THPT M.V Lômônôxốp chia sẻ: "Hai tuần thí điểm 50% học sinh khối 12 đi học tại trường các ngày chẵn hoặc lẻ đã có những số liệu, phản hồi tích cực trong việc học sinh được giải tỏa tâm lý, được hỗ trợ học tập một cách tốt hơn.

Thiết nghĩ, Hà Nội nên mở cửa dần lại trường học bằng cách cho học sinh khối 12 học tất cả các ngày trong tuần, cho học sinh khối 9 đến trường từ tuần sau và 2 tuần sau đến lượt học sinh khối 10, 11".

Những lý do thầy Tùng cho rằng nên đón tất cả học sinh lớp 12 quay lại trường là hiện nay học sinh đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Hơn nữa, học sinh là F0 trong thời gian qua đều khỏi bệnh khá nhanh.

"Tâm sinh lý những học sinh "yếu thế" hiện nay rất không tốt (hãy nhớ lại sự việc đau lòng của n.am s.inh lớp 6), bọn trẻ cần đến trường và được giao tiếp, được hỗ trợ học tập, hỗ trợ tâm lý.

Hơn nữa, phụ huynh học sinh đã dần đồng thuận hơn với việc các trường học nên mở cửa đón học sinh quay lại trường.

Trong khi đó, giáo viên dạy online đã đến "ngưỡng" của sự mệt mỏi, quá tải và stress. Lãnh đạo cũng nên đứng lớp 1 tuần để "thấu cảm" với những nhọc nhằn của giáo viên.

Nhất là hiện nay quan điểm chống dịch đã thay đổi, nên dần coi như "cúm mùa"; kinh tế không thể hồi phục nhanh khi lực lượng lao động chính "mắt nhắm, mắt mở" vừa đi làm, vừa lo cho con học ở nhà mà mức lương thì sụt giảm, tình cảm gia đình cũng sứt mẻ đi ít nhiều. Hà Nội hãy mạnh dạn nhưaasTP.HCM", thầy Tùng nói.

Thầy Nguyễn Công Sở - Hiệu trưởng trường THPT Lê Văn Thiêm cũng cùng chung nhận định trên. Thầy Sở cho rằng đa số các trường hiện nay thoải mái về cơ sở vật chất đảm bảo cho việc giãn cách.

Như trường Lê Văn Thiêm có 10 lớp khối 12 nhưng mỗi tầng có 8 phòng học nên nếu tất cả học sinh lớp 12 quay lại trường cũng vẫn đảm bảo giãn cách.

"Qua 2 tuần thử nghiệm, theo tôi nên cho đi học hết vì cuối tuần này học sinh lớp 12 của trường sẽ tiêm hết mũi 2, nhưng khi tiêm mũi 1 là học sinh cũng đã được bảo vệ rồi, mũi 2 chỉ là tăng cường.

Hơn nữa, cuối tháng 12 là thời điểm thi học kỳ nên nếu học sinh được đến trường thì phụ huynh cũng yên tâm hơn.

Tất nhiên, trong quá trình học xuất hiện học sinh F1, F2 thì nhà trường cho những học sinh đó nghỉ, lớp đó nghỉ 1 tuần còn lớp khác vẫn học bình thường. Đối chiếu theo tình hình hiện nay thì nửa khối đi học và nửa khối học trực tuyến ở nhà không phù hợp nữa", thầy Sở nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hai nam nghệ sĩ đưa t.iền cho vợ giữ: Người mất trắng, người giàu có, dinh thự trải từ Việt Nam sang Mỹ
22:55:25 28/06/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt thực hiện ước mơ bằng cách mua nhà triệu đô tại Mỹ nhưng không ở
22:58:01 28/06/2024
2 quý tử nhà Jeon Ji Hyun lần đầu lộ diện, visual ra sao mà gây bão mạng?
20:51:26 28/06/2024
Lý Hào Nam về nhà sau 6 tháng biệt tăm, từng điều trị tâm thần, bị đồn qua đời
21:34:01 28/06/2024
'Dương Quá' Lý Minh Thuận đáp trả khi bị chê già nua, tàn tạ
21:16:20 28/06/2024
Loạt ảnh "tình bể hình" của NSƯT Vũ Luân ở t.uổi 52 với bạn gái là hoa hậu
23:04:18 28/06/2024
Nữ ca sĩ 12 giờ đêm vẫn được chồng cho đi chơi với Quang Lê: Sở hữu 4 căn nhà, chục triệu USD
22:52:49 28/06/2024
Anh Jae Hyun sau 5 năm ly hôn Goo Hye Sun
21:12:45 28/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ba tựa game "ngốn" dung lượng bậc nhất trên Steam, người chơi cần cân nhắc khi tải

Mọt game

06:49:59 29/06/2024
Ark: Survival Evolved có rất nhiều gói mở rộng và bản đồ của tựa game này thì quá lớn. Dung lượng yêu cầu của tựa game khoảng 400gb.

Thời trang bầu cực cuốn của "nữ hoàng xu hướng" Hailey Bieber, bụng to vượt mặt vẫn tự tin diện hở bạo

Phong cách sao

06:49:36 29/06/2024
Mang thai ở tháng thứ 7, Hailey Bieber không chỉ được khen ngợi về nhan sắc xinh đẹp mà còn tạo ấn tượng với những màn lên đồ khoe bụng bầu cực chất.

Lisa (BlackPink) táo bạo trong 'Rockstar'

Nhạc quốc tế

06:48:45 29/06/2024
Theo truyền thông Hàn Quốc, đây là động thái cho thấy, nữ ngôi sao tham vọng tiến tới thị trường quốc tế. Nữ thần tượng cũng tham gia viết lời cho bài hát.

S.T Sơn Thạch: "Tôi đã từng công khai tình yêu, nhưng nhiều điều tiêu cực đến với bạn ấy"

Sao việt

06:33:42 29/06/2024
S.T Sơn Thạch đã có nhiều chia sẻ thú vị về quyết định tham gia Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng như chặng đường 25 năm làm nghề.

Tổng thống Azerbaijan giải tán quốc hội - Ấn định thời điểm tiến hành bầu cử sớm

Thế giới

06:27:31 29/06/2024
Quyết định giải tán quốc hội và thông báo bầu cử sớm được ông Aliyev đưa ra sau khi Quốc hội chính thức đệ trình yêu cầu này lên tổng thống trong phiên họp toàn thể ngày 21/6 vừa qua. Quyết định được thông qua với 105 phiếu thuận và chỉ...

Cặp đôi bùng nổ visual gây bão MXH: Nhà trai là tổng tài xé truyện bước ra, nhà gái đẹp như "búp bê sống"

Hậu trường phim

06:14:59 29/06/2024
Theo Sohu, bộ phim Hãy Để Tôi Tỏa Sáng do Triệu Lộ Tư và Trần Vỹ Đình đóng chính gây chú ý từ khi mới khai máy. Mỗi ngày, tạo hình của hai diễn viên chính lại gây sốt với khán giả.

Nếu nhà có t.rẻ e.m, đặc biệt là b.é g.ái, phụ nữ và người thiếu m.áu thì nên nấu món canh này 3 đến 5 lần một tháng, ăn rất tốt!

Ẩm thực

06:14:01 29/06/2024
Món canh này không chỉ có màu sắc hấp dẫn mà còn có hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng rất đáng để xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn của gia đình.

T.iền truyện 'Vùng đất câm lặng' ồn ào, choáng ngợp nhưng mất chất riêng

Phim âu mỹ

06:05:47 29/06/2024
Bối cảnh rộng lớn, hiệu ứng cháy nổ là điểm nhấn, song không khí ngột ngạt đặc trưng của loạt phim bị gia giảm trong tác phẩm lần này.

Lợi dụng khoảnh khắc "mát mẻ" của Quỳnh Alee, một người nhận cái kết phũ phàng

Netizen

05:49:41 29/06/2024
Đến thời điểm hiện tại, cô quyết định đổi luôn ảnh của Quỳnh Alee thay thế bằng một hình ả.nh n.óng bỏng không kém để tránh phiền phức nhất có thể.

Nhiều hoạt động du lịch ở Tuần Du lịch Quảng Bình năm 2024

Du lịch

00:55:09 29/06/2024
Tuần du lịch Quảng Bình sẽ được tổ chức từ ngày 6 - 13/7 với nhiều hoạt động về du lịch, văn hóa, nghệ thuật độc đáo, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới.

11 ngôi sao gây thất vọng sau vòng bảng EURO 2024

Sao thể thao

23:44:34 28/06/2024
Câu chuyện của các bảng đấu của EURO 2024 đã khép lại với những bất ngờ thú vị từ những ngựa ô, cũng như sự sa sút khó hiểu của những ông lớn.