Cả nhà vợ khinh thường vì tôi mang phận ở rể, chỉ vì vài chén rượu mà bắt tôi nằm ngủ cả đêm ở ngoài cổng
Ánh mắt của bố mẹ vợ luôn dõi theo những hành động của con rể, chỉ cần tôi có một hành động gì đó không phải thì sẽ bị góp ý chấn chỉnh ngay lập tức.
Sau khi học xong cấp 3, tôi ra thành phố kiếm việc, do không có trình độ tay nghề gì nên tôi đành phải làm công nhân. Vì ngoại hình điển trai nên tôi có khá nhiều bạn gái theo đuổi, trong số đó có cô con gái của chủ nhà trọ nơi tôi ở. Với mong muốn được đổi đời nên tôi đã nhận lời yêu cô ấy.
Yêu nhau được 3 năm thì chúng tôi tổ chức đám cưới vì đã lỡ có bầu. Nhà vợ có mỗi cô ấy là con nên sau khi cưới, tôi phải ở rể. Ngày còn yêu nhau, bố mẹ cô ấy đối xử rất tốt nên tôi nghĩ chuyện ở rể cũng không có gì khó khăn.
Đến khi hai đứa con liên tiếp ra đời thì cuộc sống của vợ chồng tôi bị đảo lộn tất cả. Vợ tôi tính tình không còn hiền lành nữa. Tôi đi làm vất vả cả ngày, về nhà chỉ muốn được nghỉ ngơi, thế mà đêm nào vợ cũng bắt tôi phải dậy pha sữa hay dỗ con cho cô ấy ngủ. Nếu tôi không làm thì vợ cáu gắt mắng chửi.
Quá chán nản với cảnh ở rể, bất mãn nhiều lắm, muốn dạy dỗ vợ nhưng không thể làm được. Bởi ánh mắt của bố mẹ vợ luôn dõi theo những hành động của con rể, nếu tôi mà có gì đó không phải thì sẽ bị góp ý chấn chỉnh ngay lập tức.
Ảnh minh họa
Tuần trước, tôi vừa đi làm về và rất mệt, thế nhưng vợ vẫn bắt phải vào bếp nấu ăn. Bố mẹ vợ đi ăn cỗ ở xa nên không ở nhà. Vợ tôi thì không biết nấu nướng nhưng ăn uống lại rất khó tính. Thương vợ chăm 2 con, khó có thể nấu ăn nên tôi đã làm tạm vài món đơn giản.
Nào ngờ nấu xong, vợ chê món ăn quá mặn, lại chẳng có vị gì. Hai vợ chồng cãi nhau qua lại, trong lúc nóng giận cô ấy đã hất đổ mâm cơm. Không chấp nhận cách hành xử thô bạo của vợ, tôi bỏ ra ngoài ăn tối và có uống chút rượu.
Video đang HOT
Khoảng 10h tôi mới về đến nhà, ngửi thấy người tôi có mùi rượu, vợ cấm cản không cho vào. Suốt đêm tôi phải ngủ ngoài cổng, sáng tỉnh dậy mẹ vợ nhìn tôi mà không nói câu nào. Vào nhà bố vợ càu nhàu: “Con rể nhà người ta làm ra tiền nuôi vợ con, còn con rể nhà này chỉ có thích rượu chè, tiền làm chỉ đủ đắp vào thân” .
Suốt đêm nằm ngoài đường tôi đã rất bức xúc nên liền cãi lại bố vợ, tôi nói đã chán ghét cảnh ở rể lắm rồi, không được sống là chính mình. Ngay lập tức bố vợ đuổi thẳng tôi ra đường.
Tôi yêu cầu vợ con đi theo nhưng cô ấy nói là ra ngoài ở có mà chết đói. Thậm chí vợ còn mạnh miệng nói là dù tôi có đưa đơn ly hôn thì cô ấy cũng nhất định không rời khỏi nhà bố mẹ.
Mấy hôm nay đi làm, tôi không về nhà vợ nữa mà ở tạm nhà bạn. Tôi quá bất lực với cảnh ở rể rồi, thật sự không biết phải thoát ra thế nào nữa.
Tưởng chồng có lỗi, nhưng chính vợ đã tự làm tổn thương mình
Cách duy nhất để chị vợ chữa lành được những tổn thương của mình chính là chữa lành ở gốc rễ.
Chị ấy cần dẹp bỏ đi những nhu cầu, kỳ vọng, mong đợi của chính mình và đón nhận người chồng như anh ta vốn thế.
Một phụ nữ nhờ tư vấn trước khi quyết định "đường ai nấy đi" của mình. Chị chia sẻ nỗi niềm 5 năm làm rể trong nhà, nhưng chàng rể đã không tôn trọng ba mẹ vợ.
Cái "không tôn trọng ba mẹ vợ" được mô tả là 5 năm làm rể nhưng anh rất hiếm khi gọi điện thăm hỏi ba mẹ chị, kể cả lễ tết không đưa được vợ con về thì ba mẹ vợ là người chủ động gọi điện thăm hỏi chàng rể.
Bố mẹ vợ muốn làm gương để chàng rể dần ứng xử lễ độ và tự nhiên hơn, nhưng chị thì khó chịu với thái độ thiếu quan tâm, tôn trọng bố mẹ mình như thế. Lâu lâu có dịp cả nhà về ngoại, trong khi mọi người tíu tít đi thăm hỏi họ hàng, hay trò chuyện hát hò vui vẻ cùng nhau... thì chồng chị cứ ru rú trong phòng, không giao tiếp với ai cả...
Bao nhiêu lần chị kéo anh ra chung vui với cả nhà, rồi thủ thỉ bên gối, nhỏ to phân tích... và chồng hứa sẽ thay đổi... và 5 năm rồi anh vẫn thế. Sau dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua chị thất vọng hoàn toàn và không muốn bỏ qua "tội" không giao lưu với nhà vợ của chồng nữa.
Cách duy nhất để chữa lành những tổn thương là vợ cần đón nhận người chồng như anh ta vốn thế. Ảnh minh họa.
Tôi tỏ ý đồng cảm với chị về việc "chồng không giữ lời hứa sẽ thay đổi cách hành xử với nhà vợ". Với cách nghĩ thông thường ai cũng thấy anh chồng ít nhiều có lỗi, nhưng ở góc nhìn "nguyên nhân cốt lõi" sẽ thấy tổn thương này do chính người vợ gây nên vì chị không biết tha thứ, chị khao khát, mong cầu chồng thay đổi cách ứng xử với ba mẹ đẻ - và khi sự mong cầu, khao khát đó không được chồng đáp ứng thì chị cảm thấy bị đau đớn, tổn thương.
Với cách nghĩ thông thường nữa thì để chữa lành tổn thương cho vợ thì anh chồng cần thay đổi, và chị ấy cần tha thứ những thiếu sót của chồng suốt 5 năm vừa qua. Nhưng một lúc nào đó anh chồng sơ sót, vô tình hay hữu ý "tái phạm" lời hứa này với vợ thì chắc chắn sự tổn thương trong người vợ sẽ tăng gấp bội phần. Đó là vì tổn thương chưa từng được chữa lành, chỉ là chị ấy tạm bỏ qua và tiếp tục đặt thêm một kỳ vọng "chồng sẽ thay đổi". Nghĩa là sự tha thứ của người vợ là không nhìn vào nó nữa, ngó lơ với nó, hoặc "bọc" nó lại bằng một kỳ vọng khác (và sẽ đến lúc kỳ vọng mới lại sụp đổ khiến người vợ lại tổn thương hơn).
Cách duy nhất là chữa lành ở gốc rễ, người vợ cần dẹp bỏ đi những nhu cầu, kỳ vọng, mong đợi của chính mình và đón nhận người chồng như anh ta vốn thế.
Nhưng có "cái bẫy" rất dễ bị sập vào, đó là: Khi bạn bằng lòng chấp nhận bỏ đi những mong cầu của mình nơi chồng/vợ của mình (vì vô vọng và tổn thương quá) mà gọi đó là tha thứ - bạn sẽ có xu hướng đem nhu cầu ấy đi nơi khác để đáp ứng (vì nhu cầu của bạn luôn hiện diện, không tự mất đi, bạn cũng bất lực trong chuyện triệt tiêu nó). Vì vậy bạn mới có xu hướng đem sang con cái, bạn bè, đồng nghiệp, hay người thứ ba, thứ tư gì đó.
Ví dụ chồng bạn không tôn trọng bạn như mong muốn, bạn sẽ đi tìm sự tôn trọng đó từ con cái. Hay khi vợ không đề cao người chồng như kỳ vọng, thì người chồng sẽ đi tìm sự đề cao ấy từ nhân viên, bạn bè, thậm chí từ người phụ nữ khác.
Nghĩa là bạn không thật sự tha thứ cho người kia, cũng chẳng phải dẹp bỏ nhu cầu của mình, mà chỉ là khỏa lấp, hoặc "dời" sang chỗ khác, và không sớm thì muộn bạn lại tiếp tục thất vọng và đớn đau.
Ảnh minh họa.
Xét cho cùng bạn không có quyền tha thứ cho ai cả, vì bạn cũng ít nhiều có lỗi, cũng cần được tha thứ rất nhiều lần trong đời vì những thiếu sót, sai phạm, lỗi lầm của mình.
Về nhận thức thì tha thứ cho nhau chính là tự giải thoát cho chính mình. Nhưng việc thực hành tha thứ lại không mấy dễ dàng (dù không phải do bạn chưa thật sự cố gắng mở lòng để buông bỏ, để bao dung, để đón nhận, để chuyển hóa những nỗi đau của mình).
Vấn đề là bạn chưa biết tổn thương ai đó đã gây ra cho mình bắt nguồn từ đâu? Và khi chưa nhìn ra tận cùng nguyên nhân gốc rễ thì bạn khó có thể tha thứ đúng nghĩa, mà chỉ đổi góc nhìn và chỉ "khoác" lên màu sắc tích cực cho vấn đề mà thôi.
Vậy nguyên nhân gốc rễ thật sự của những tổn thương mà người khác gây ra cho bạn ở đâu?
Bạn hãy thử bước ra khỏi những tổn thương, nỗi đau của mình để quan sát. Bạn sẽ thấy chính sự mong cầu, kỳ vọng, hay nhu cầu của bạn không được một ai đó thỏa mãn, đáp ứng, hay một điều gì đó diễn ra không như ý của mình thì bạn sẽ dỗi hờn, bực bội, nặng nề hơn là tức giận, hận thù...
Bạn không thể tha thứ cho người khác và đương nhiên sẽ không thể giải thoát cho chính mình. Và nếu bạn cố ra sức tìm kiếm những điều thiếu hụt ở chồng, ở những người đang đầy thiếu hụt, đầy tổn thương và nỗi đau... thì sẽ không thể chữa lành tổn thương được.
Khinh vợ cũ nghèo, chồng gây khó dễ không cho gặp con nhưng ngày gặp nạn, nhìn vật trên tay cô mà anh không cất thành lời "Mặc dù theo quy định của tòa, vợ cũ được phép thường xuyên tới thăm con nhưng tôi luôn hạn chế hết mức, tránh cho cô ấy gặp con bé...", người chồng kể. Khi một cuộc hôn nhân khép lại, giữa hai người vẫn còn rất nhiều mối quan hệ chung cần chăm sóc. Tiếc rằng sau khi ly hôn, không phải ai...