Cả nhà mất vui vì kết quả thi cuối học kì của con
Kì thi học kì 2 của các con tôi vừa kết thúc. Các con đã hoàn thành xong chương trình năm học. Tuy nhiên, kết quả học tập của các con lại không được như ý muốn.
Ảnh minh họa
Cả hai đứa con của tôi đều bị khống chế điểm môn tiếng Anh. Vì chuyện này mà gia đình tôi cứ xào xáo hết cả lên.
Thực ra, bản thân tôi cũng không quan trọng chuyện điểm số của các con. Chỉ cần các con chăm ngoan và luôn cố gắng hết mình trong học tập là tôi mừng lắm rồi. Tôi mong sao các con luôn vui vẻ và hạnh phúc thôi.
Vậy nhưng ông xã tôi thì lại không có suy nghĩ như vậy. Anh thường nhắc nhở các con rất nhiều trong học tập. Anh cứ bảo rằng phải nhắc các con học tập liên tục thì con mới cố gắng chứ. Đôi khi cha mẹ cũng cần tạo phải tạo áp lực để cho các con cố gắng nữa. Chẳng có đứa trẻ nào mà thích học tập đâu.
Video đang HOT
Muốn con có tương lai thì mình cần phải làm thế. Nếu con học môn nào chưa tốt, mình có thể cho con đi học thêm. Các con có học tốt thì sau này mới vượt qua được những kì thi quan trọng chứ, nhất là những môn chính.
Rồi cứ thế, anh và cả gia đình cứ xúm vào trách cứ tôi. Ai cũng cho rằng tôi chiều bọn trẻ quá. Và kết quả cuối cùng là các con đều bị thấp điểm thi môn tiếng Anh.
Chỉ là chuyện học hành của bọn trẻ thôi mà nhà tôi cứ náo loạn hết cả lên. Không khí gia đình từ hôm qua cứ chùng hết cả xuống. Hai đứa trẻ cũng chẳng dám nói năng gì. Cứ đi học về là chúng len lén chui vào phòng. Thương con, nhưng tôi chẳng biết làm thế nào cả.
Thực ra, là cha mẹ ai chẳng mong muốn con mình học giỏi. Ai chẳng mong muốn sau này các con có một tương lai tươi sáng. Tuy nhiên đâu có phải ta cứ mong muốn là được đâu. Tôi cũng nhắc nhở, động viên các cháu suốt trong học tập.
Thậm chí, tôi còn ép chúng đi học thêm môn tiếng Anh. Vậy mà các cháu cứ lần lữa từ chối. Lúc nào các cháu cũng bảo rằng đi học suốt ngày rồi chúng con mệt mỏi lắm. Mà chúng con cũng đã cố gắng hết sức rồi. Sức học của chúng con chỉ được đến đó thôi. Xin ba mẹ đừng ép chúng con học thêm nữa. Cuối cùng, tôi chỉ biết động viên các con cố gắng lên thôi.
Đã nhiều lần, tôi cũng tâm sự với ông xã về chuyện này. Rằng các con có thể không giỏi môn Anh văn, nhưng môn khác, các con tiếp thu tốt là được rồi.
Chúng ta hãy bằng lòng với kết quả học tập của các con đi. Vậy mà ông xã tôi đâu có chịu nghe. Anh luôn la rầy, mắng mỏ bọn trẻ khi điểm số chúng chưa được như ý. Vì thế mà mỗi mùa thi về, các con thường rất áp lực và mệt mỏi. Cả nhà cũng vì chuyện này mà trở nên mất vui. Tôi thật sự buồn vô cùng.
Thực ra, tôi biết ông xã rất thương con. Anh làm tất cả mọi việc vì các con. Anh luôn muốn sau này các con có một tương lai tươi sáng. Điều này thì tôi hiểu anh rõ nhất. Có điều anh thường đặt quá nhiều kì vọng vào các con.
Anh luôn muốn các con mình phải là người xuất sắc trong mọi mặt. Chưa kể anh hay áp đặt việc học tập của các con theo ý muốn của mình. Chẳng hạn con thích các môn Xã hội nhưng anh cũng không đồng tình. Nhất định các con phải đi theo khối Tự nhiên.
Thật tình chỉ là chuyện học hành của con thôi nhưng nó đã khiến tôi mệt mỏi vô cùng. Gia đình tôi cũng vì nó mà trở nên mất cả vui.
Hơn 1.000 thí sinh dự thi sau đại học vào ĐHQGHN
Hơn 1.000 thí sinh đã bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh sau đại học (SĐH) đợt 1 năm 2020 vào đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong đợt này, đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức tuyển sinh tại 6 hội đồng tuyển sinh. Có 11 đơn vị đào tạo tuyển sinh bậc thạc sĩ và 8 đơn vị đào tạo tuyển sinh bậc tiến sĩ.
Năm nay, bậc thạc sĩ có 1054 thí sinh đủ điều kiện dự tuyển trong tổng số 1292 thí sinh đăng ký dự thi, chiếm 81,5%, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019; bậc tiến sĩ có 69 thí sinh đủ điều kiện dự tuyển trong số 86 thí sinh đăng ký dự thi, giữ ổn định so với cùng kỳ năm 2019.
Bậc thạc sĩ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển đối với 15 ngành/chuyên ngành đào tạo; tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) với 81 ngành/chuyên ngành đào tạo, trong đó khối Khoa học Tự nhiên và Công nghệ có 54 chương trình đào tạo và khối Khoa học Xã hội và Nhân văn có 27 chương trình đào tạo.
Các chuyên ngành còn lại tuyển sinh theo phương thức truyền thống. Như vậy, so với năm 2019, năm nay, ĐHQGHN mở rộng các chuyên ngành tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển và bài thi ĐGNL.
Các môn thi bậc thạc sĩ bao gồm: Môn Cơ bản (hoặc bài thi ĐGNL), môn Cơ sở, môn Ngoại ngữ. Đối với các chuyên ngành tuyển sinh theo phương thức xét tuyển, môn thi cơ bản và cơ sở được thay thế bằng kết quả đánh giá hồ sơ và bài phỏng vấn. Một số chương trình đào tạo có thêm bài kiểm tra năng lực cần thiết của thí sinh như: năng lực viết luận, năng lực toán, logic... Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu của đơn vị đào tạo được miễn thi môn Ngoại ngữ.
Đối với bậc tiến sĩ, hội đồng tuyển sinh SĐH các đơn vị tổ chức xét tuyển nghiên cứu sinh tại các tiểu ban chuyên môn. Nghiên cứu sinh trình bày hồ sơ và báo cáo đề cương nghiên cứu trước tiểu ban chuyên môn. Trên cơ sở đó, các tiểu ban đánh giá hồ sơ dự tuyển và đề cương nghiên cứu sinh, cho điểm đánh giá và xếp loại thí sinh dự tuyển.
Dự kiến, ĐHQGHN công bố kết quả thi trước 17h ngày 7/7/2020 và công bố trúng tuyển trước ngày 21/7/2020.
Rủi ro khi du học sinh rời Canada Ngoài rủi ro khi đi máy bay về nước, với lệnh cấm nhập cảnh hiện nay, khả năng du học sinh Việt Nam được phép quay lại Canada học tiếp còn bỏ ngỏ. Anh Nguyễn Đăng Anh Thi, du học thạc sĩ tại Đại học British Columbia (UBC), Canada, hiện định cư tại quốc gia này, chia sẻ góc nhìn với du học...