Cá nâu trái giác – Món ngon dân dã của vùng Cà Mau cuối nẻo
Cá nâu trái giác là món đặc sản vô cùng đặc biệt ở Cà Mau, món ăn quê hương mà những người con nơi đất mũi không thể nào quên và chỉ cần nghe nhắc tới là nỗi nhớ quê ùa về không tả xiết.
Còn gì tuyệt vời hơn sự kết hợp giữa hai thứ sản vật riêng biệt ngỡ rằng không có điểm chung, vậy mà lại tạo ra một món ăn đặc trưng vùng miệt thứ nổi danh khắp đất miền Tây Nam Bộ. Một món đậm đà bản chất đại dương, một món tươi mát vùng rừng hoang, vậy mà lại trở thành đặc sản dân dã cho người sành ăn.
Cá nâu thường sống chủ yếu ở sông, rạch của vùng rừng ngập mặn và ven biển hoặc vùng nước lợ.
Cá nâu là loại cá có thân hình dẹp da ráp, trên thân có những lốm đốm màu đen khắp mình thường sống chủ yếu ở sông, rạch của vùng rừng ngập mặn và ven biển hoặc vùng nước lợ như các vuông tôm. Cá nâu sống theo mùa, vào mùa mưa chúng thường kéo nhau về đẻ trứng và cá con sẽ theo con nước ra biển sống ở các ghềnh đá hay san hô. Cá nâu có thịt mềm, ngọt, thơm, béo và đặc biệt chỉ có khung xương chính mà không có nhiều xương nhỏ như các loại cá khác nên rất được ưa thích.
Mỗi khi thuốc cá người dân thu được rất nhiều loại cá nhưng nhiều nhất phải kể đến cá nâu, có thể từ vài chục đến hàng trăm kí lô đủ cỡ từ loại nhỏ trong lòng bàn tay đến loại bự bằng bàn tay xòe khoảng 500g cũng có. Ở ngoài vùng ven hay vuông tôm có khi sẽ thấy cá nâu bơi tung tăng ngửa bụng trắng phau trên mặt nước. Người dân nơi đây có rất nhiều cách để đánh bắt thu về cá nâu nhưng hầu hết bà con vẫn thích dùng tay bắt mới khoái.
Cá nâu được ướp vừa phải, thêm cùng hành, ớt và nấu kèm trái giác.
Cá nâu là loại cá thơm ngon ngọt thịt ít xương nên cũng dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon như cá nâu nướng, cá nâu nấu canh chua cơm mẻ, nấu ngót, kho khóm, nấu canh chua trái giác, hay kho trái giác, nhưng món ăn ngon dân dã như con người vùng đất mũi này vậy. Tuy nhiên món ăn từ cá nâu được ưa chuộng nhất bởi những người thưởng thức chính là món cá nâu kho trái giác, có thể nói nhiều người có tiền ăn sơn hào hải vị trên trời dưới đất nhưng chưa chắc đã được thử món này. Đối với người sành ăn thì đây là món dân dã đặc biệt, còn đối với những người dân nơi miệt thứ này sẽ để dành món này đem ra đã những vị khách quý ghé chơi
Trái giác được xem như loại nho rừng.
Video đang HOT
Trái giác ở vùng này được coi như loại nho rừng hoang dã nơi này mới có, có thể vì như loại nho Phan Rang Ninh Thuận nhưng có điều trái giác nhỏ hơn, khi sống có màu xanh và vị chua chát ăn vào sẽ bị ngứa miệng và cổ họng nhưng khi chín sẽ có màu tím bắt mắt với vị ngọt thanh nhẹ. Trái giác còn được dùng để tạo ra loại rượu đặc trưng vùng Cà Mau là rượu trái giác – đặc sản đất U Minh mà không đâu có cả.
Sự hòa hợp giữa cá nâu và trái giác tạo nên một món ăn vô cùng đặc sắc.
Nếu có cá nâu mà không có trái giác bà con sẽ chế biến thành món khác nhưng nếu đã có trái giác thì nhất định phải kiếm cho được mớ cá nâu để mà kho ăn cho thỏa cơn thèm với bữa ăn đậm đà hương vị quê nhà. Cá sẽ được ướp vừa phải, trái giác cả xanh cả chín sẽ được rửa sạch rồi đập dập hoặc để nguyên và cho vào kho chung khi nồi cá đã sôi. Khi ăn sẽ đâm trái giác ra để vị chua thanh hòa quyện vào vị mặn mòi thơm ngọt của cá nâu và thường sẽ ăn kèm với bồn bồn muối chua hay rổ rau đồng nội mới hái.
Một món ăn đặc trưng cuối đất phương Nam mà ít có món đặc sản Sài Thành nào bì được, là món ăn làm nức lòng người thưởng thức cũng như làm cho những người con xa xứ nhớ quê da diết.
Những món ăn đặc sản của mảnh đất sông nước Hậu Giang
Hậu Giang nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên độc đáo bình dị, những cánh đồng lúa trải dài và khi đến đây bạn không thể bỏ lỡ những món ăn đặc sản dưới đây, những món ăn dường như đã làm đặc sắc thêm mảnh đất sông nước này.
Chả cá thác lác
Chả cá thác lác có mặt hầu như ở khắp các tỉnh thành của Việt Nam nhưng chỉ có chả cá thác lác ở Hậu Giang là trở thành thương hiệu. Cũng là những con cá thác lác như những vùng đất khác nhưng khi vào tay người Hậu Giang, chúng được chế biến và nêm nếm trở thành một món ăn vô cùng hấp dẫn. Nhìn những miếng chả cá vàng ươm bốc mùi thơm nghi ngút, không ai có thể kiềm lòng được.
Ảnh minh họa. Nguồn truyenhinhdulich.
Bún gỏi già
Món ăn có cái tên độc đáo này cũng là đặc sản Hậu Giang được nhiều người yêu thích. Nước dùng bún được nấu bằng mắm cá linh và me nên có hương vị khá đặc biệt. Một tô bún được cho thêm tép, tôm tươi, thịt luộc, sườn sau đó chan nước dùng nóng hổi lên trên. Khi ăn rắc thêm đậu phộng bùi bùi lên trên, ăn kèm với rau muống chẻ, giá, rau húng và đặc biệt không thể quên bát mắm cá linh sánh đặc thơm lừng. Tất cả hòa quyện với nhau tròn vị ăn đến đâu cảm nhận độ ngon trên đầu lưỡi đến đấy.
Ốc len xào dừa
Ốc len còn được gọi là Linh Hoa, vốn là loài ốc biển tự nhiên, chỉ có ở các rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển. Thường thì ốc len không quá to chỉ bằng ngón tay trỏ, có màu nâu xen lẫn vân trắng, thân xù xì. Ốc len xào dừa là món ăn quen thuộc của người dân Hậu Giang, để làm món ăn này đúng điệu, đúng vị người Hậu Giang cũng khá tỉ mỉ chứ không hề đơn giản. Vì phổ biến nên rất dễ để tìm được hàng bán ốc len xào dừa ở Hậu Giang nhưng tìm một cửa hàng ăn ngon, đúng điệu lại là việc khác. Những cửa hàng này đều giữ kỹ bí quyết riêng của mình mà chỉ có người trong gia đình mới nắm được.
Bạn có thể cảm nhận được vị ngọt tự nhiên, giòn dai của ốc cùng vị nước cốt dừa beo béo. Ảnh Nấu ăn.
Bông điên điển
Mỗi mùa bông điên điển về, người miệt sông nước Hậu Giang lại thêm niềm vui ấm no hạnh phúc. Bông điên điển đem lại nguồn lợi kinh tế cho những con người nơi đây bởi là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon.
Bông điên điển với vị nhẫn nhẫn, bùi bùi rất ngon, mùi vị cũng rất riêng. Bông điên điển có thể ăn tươi hoặc nấu chín và chế biến thành nhiều món như dưa chua bông điên điển, lẩu cá linh bông điên điển, bông điên điển nấu cùng cá lóc,...
Không phải tự nhiên mà bông điên điển được nhiều người yêu thích. Ảnh Bách hóa nông sản.
Sỏi mầm
Sỏi mầm là một món đặc sản Hậu Giang rất thú vị, được nhiều người yêu thích. Sỏi mầm thực chất là thịt lợn rừng được chế biến theo một cách đặc biệt. Người ta dùng 3-4 viên sỏi nung thật nóng để làm chín thịt lợn rừng.
Thịt phải là thịt lợn rừng thật, do lợn vận động nhiều nên săn chắc, ít mỡ. Thịt sau khi làm sạch và để ráo nước thì sẽ được tẩm ướp trước 15 phút rồi mới chế biến. Ảnh Internet.
Món sỏi mầm này còn độc đáo ở chỗ nó được chế biến ngay trên bàn ăn. Thịt lợn đã được tẩm ướp sẽ được cho vào một cái đĩa mang lên bàn. Một chiếc đĩa khác sẽ đựng sỏi, xung quanh là các loại rau thơm, xà lách, cải bắp, thêm miếng ớt chín đỏ. Khi món ăn được bày ra, bạn phải nhanh tay gắp thịt cho lên sỏi để miếng thịt được nướng chín. Với cách này, thịt sẽ không bị cháy và không có mùi khói.
Đọt choại
Bạn nên thưởng thức món ăn từ đọt choại khi đến Hậu Giang. Ảnh kienthuc.net
Đọt choại là một loại rau thuộc họ dương xỉ, mọc nhiều ở các vùng như Đồng Tháp Mười, Vị Thanh, Hậu Giang. Đọt choại có hình dáng rất lạ mặt, trên đầu uốn cong, thân mảnh, nếu mới nhìn chắc ít ai có thể nghĩ đây là nguyên liệu để làm nhiều món ăn ngon như vậy. Đọt choại có thể chế biến thành nhiều món nhưng ngon nhất là đọt choại xào. Bởi sự dân dã, bình dị, mang đậm nét quê nên đọt choại được các bà nội trợ miệt vườn chế biến thành rất nhiều món rất đa dạng không chỉ làm hấp dẫn cho bữa cơm gia đình mà còn không thể thiếu trong ẩm thực Vị Thanh.
Nồng nàn hương vị bún mắm miền Tây sông nước Nhắc đến những món mắm và những món ăn từ mắm thì còn đâu khác ngoài miền Tây - xứ sở của những loại mắm cùng các món ăn đặc trưng lẩu mắm, mắm chưng hay bún mắm. Tưởng chừng giống nhau nhưng món bún mắm lại đặc biệt hơn cả vì sự đa dạng cả về tên gọi cũng như nguyên liệu...