Cá mè hồ sông Mực
Hồ sông Mực là hồ lớn nằm trong khu vực Vườn quốc gia Bến En, có diện tích mặt nước hơn 4.000 ha, độ sâu trung bình là 30 m lại có một lượng phù du sinh sống vô cùng phong phú.
Đây là nơi lý tưởng cho sự phát triển của các loại cá, đặc biệt là cá mè – loại cá ưa ăn nổi.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Cá mè hồ sông Mực vừa to lại vừa béo, thịt có vị thơm bùi. Cá mè to có khi lên tới 30 kg. Cá mè có nhiều cách chế biến: Có thể kho nghệ, kho riềng, rán dòn, nướng than hoa, hấp bia, hấp với lá đu đủ, om mẻ, om dưa…
Video đang HOT
Nhưng có lẽ cách chế biến cá mè đồ cuốn thành chả ăn với các loại gia vị là lý thú hơn cả. Cá mè tươi đem đồ, lóc lấy thịt đem cuốn bánh phở cùng các loại rau như chuối xanh, lộc sung, khế, giá sống, ớt, rau húng dỗi, thì là, chấm với nước mắm chua ngọt thì thấy hấp dẫn lạ lùng. Nên chọn thứ nước mắm Do Xuyên (phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn) hay nước mắm Khúc Phụ (xã Hoằng Phụ, Hoằng Hóa) pha đúng cách, điểm trắng li ti bằng tỏi băm, thêm hạt tiêu bắc hoặc hạt mắc khẻn để dậy vị, khiến người ăn cảm nhận được vị ngọt, béo thơm của thịt cá, vị chua của khế, vị chát của sung, của chuối xanh, hương thơm dịu của các loại rau.
Dân gian Thanh Hóa có câu: Cá mè sông Mực chấm nước mắm Do Xuyên/ Chết xuống âm phủ còn viền đòi ăn.
Đặc sản bánh giá chợ Giồng, Tiền Giang
Ở miệt Chợ Giồng (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang) người ta thường truyền miệng câu ca dao về bánh giá. Không biết có từ bao giờ, bánh giá Chợ Giồng đã có tiếng, được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng của nó. Hiện nay ở nhiều nơi khác, người ta cũng học và biết cách làm bánh giá để ăn.
Bánh giá là đặc sản của vùng Chợ Giồng, Gò Công Tây, Tiền Giang. Bánh mang vị béo của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu.
Ở miệt Chợ Giồng (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang) người ta thường truyền miệng câu ca dao về bánh giá. Không biết có từ bao giờ, bánh giá Chợ Giồng đã có tiếng, được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng của nó. Hiện nay ở nhiều nơi khác, người ta cũng học và biết cách làm bánh giá để ăn.
Muốn làm bánh giá phải chuẩn bị các nguyên liệu như: bột gạo, bột năng, gan heo, giá sống, dầu ăn... Cầu kỳ hơn thì thêm óc heo quậy tan vào trong bột. Trước hết, người ta hòa bột gạo, bột năng và nước lại thành một hỗn hợp hơi sệt, muốn bánh giòn thì cho nhiều bột năng, muốn bánh dẻo thì cho nhiều bột gạo. Tôm được cắt bỏ râu, gai đến tận mắt, nếu là loại tôm bạc, tôm đất, lột bỏ vỏ rồi xẻ mỏng ra nếu là tôm càng, tôm thẻ... để khi chiên tôm mau chín. Gan lợn được xắt lát mỏng và giá sống được rửa sạch.
Bắt đầu chiên, người ta cho nhiều dầu vào chảo, ngập chiếc bánh và nổi lửa cho dầu sôi lên. Tiếp đến để giá sống, gan heo, tôm vào trong vá với số lượng tùy thích, rồi múc bột cho ngập các loại nguyên liệu này và nhúng vá vào trong chảo dầu một lát để cho bánh dính kết lại rồi rút vá không ra. Tránh để bột nhiều lần làm bánh bị dị tật không đẹp. Để tôm vào vá sau cùng trước khi múc bột, nên khi chín, hình con tôm nổi rõ trên mặt bánh trông thật đẹp mắt. Và cứ thế làm tiếp đến khi thấy trong chảo dầu đã chật bánh thì thôi. Đợi đến khi bánh chín vàng, tuần tự vớt bánh ra theo thứ tự trước sau và để trên vỉ tre hoặc vỉ kẽm gác ngang ở miệng chảo cho ráo dầu là bánh có thể ăn được.
Ăn kèm với bánh giá có bún, rau sống, rau thơm, nước mắm tỏi ớt. Rau sống, rau thơm các loai được xắt nhỏ cho vào tô, từng con bún được gỡ rời ra để lên trên. Kế đến bánh giá được xé hoặc cắt nhỏ ra xếp lên trên cùng, xong tưới nước mắm tỏi ớt cho vừa ăn. Khi ăn trộn đều bánh giá, bún, rau sống, rau thơm lại cho thấm đều nước mắm. Cái giòn béo của bột năng, bột gạo, vị ngọt của tôm, vị béo của gan heo, cái dai của giá chín, mùi thơm của rau sống cộng với vị tổng hợp cay, mặn, chua, ngọt... của nước mắm tỏi ớt quả thật là một món ăn rất khoái khẩu và hấp dẫn.
Để đáp ứng yêu cầu của những người ăn chay, người ta còn chế biến bánh giá chay bằng cách thay thế tôm, gan heo bằng đậu hũ (đậu phụ) thái mỏng, nấm rơn, nấm mèo... và khi ăn thì thay thế nước mắm bằng nước tương tỏi ớt.
Tên gọi có lẽ gọi bánh giá hay bánh vá thì cũng đều đúng cả. Nếu gọi là bánh giá vì trong nhân bánh có giá dù là bánh mặn hay bánh chay. Nếu gọi là bánh vá, bởi trước khi đưa vào chảo để chiên toàn bộ nguyên liệu đều tập trung vào chiếc vá cũng như hình dáng của chiếc bánh và chiếc bánh lớn hay nhỏ đều tùy thuộc vào chiếc vá.
Thơm lừng bò cuốn lá lốt Bò cuốn lá lốt là món ăn quen thuộc trên vỉa hè Sài Gòn. Món này đơn giản nhưng khá hấp dẫn, các bạn có thể dễ dàng làm để đổi bữa cho gia đình mình cùng thưởng thức. Nào các bạn cùng vào bếp thử nhé! Nguyên liệu: - 70 lá lốt - 500g thịt bò xay - 50-100g mỡ gáy -...