Cà Mau: Vùng đất nông dân đổi đời nhờ nuôi tôm càng xanh to bự trong ruộng lúa đẹp như tranh
Mô hình lúa – tôm là một trong những đột phá kinh tế của tỉnh Cà Mau trong những năm qua và con tôm càng xanh đã khẳng định được vai trò, vị thế trong quá trình phát triển kinh tế.
Phó Giáo sư – Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trưởng Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ: So với các tỉnh khác thì con tôm càng xanh Cà Mau không đẹp về hình thức, do bám nhiều rong, thế nhưng chất lượng thịt thì không thua kém gì. Nhiều năm nay sản lượng nuôi cũng như năng suất tôm càng xanh đã chứng minh tính khả thi của đối tượng nuôi này.
Năm 2019, toàn tỉnh có khoảng 18.300ha nuôi tôm càng xanh, tăng 2,7% so với năm 2018 (chiếm khoảng 9,6% diện tích nuôi của cả nước). Trong đó, tập trung chủ yếu tại các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP. Cà Mau. Ảnh: Bảo Lâm.
Tôm càng xanh-Một tiềm năng lớn
Cà Mau là một trong các tỉnh tại ĐBSCL có diện tích nuôi tôm càng xanh phân bố tự nhiên với sản lượng lớn. Năm 2019, toàn tỉnh có khoảng 18.300ha nuôi tôm càng xanh, tăng 2,7% so với năm 2018 (chiếm khoảng 9,6% diện tích nuôi tôm càng xanh của cả nước).
Trong đó, nuôi tôm càng xanh tập trung chủ yếu tại các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP. Cà Mau.
Hình thức nuôi tôm càng xanh chủ yếu là nuôi xen canh trong ruộng lúa; nuôi trong mương vườn, nuôi ghép với các loài thủy sản khác, mật độ nuôi bình quân khoảng 1,5 con/m2. Năng suất tôm càng xanh nuôi bình quân khoảng 245kg/ha/năm; sản lượng nuôi đạt trên 4.500 tấn/năm.
Tỉnh Cà Mau có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm với các loại hình: Thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp, tôm – lúa, tôm – rừng kết hợp.
Trong đó, diện tích tôm – lúa khoảng 45.000ha, tôm – rừng khoảng 30.000ha. Các huyện vùng Bắc Cà Mau nói chung và huyện Thới Bình nói riêng là khu vực có tiềm năng sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm.
Trước bối cảnh tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải có các biện pháp thích ứng nhanh để giảm thiểu rủi ro, duy trì các hoạt động sản xuất, người dân luôn có những giải pháp để thích nghi, trong đó, nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa là điển hình.
Do môi trường trồng lúa phù hợp cho tôm càng xanh phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, tôm chỉ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên hoặc bổ sung một ít thức ăn chế biến nên hiệu quả kinh tế khá cao.
Sự kết hợp nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra sản phẩm tôm, lúa sạch.
Video đang HOT
Việc cấy lúa trên đất nuôi tôm cải tạo môi trường nước, tạo thức ăn cho tôm nuôi và giảm mầm bệnh. Kết quả mô hình canh tác tôm – lúa kết hợp đã được người dân áp dụng và thu được những kết quả đáng ghi nhận.
Thực tế hiện nay, người dân rất quan tâm đến loại hình nuôi tôm càng xanh xen canh lúa này. Mô hình mang lại lợi ích về kinh tế khá lớn và qua đó mang lại những giá trị về mặt xã hội: Giải quyết việc làm, tận dụng thời gian nhàn rỗi lao động; đồng thời góp phần giảm nghèo, xây dựng phát triển kinh tế, ổn định môi trường xã hội.
Tôm càng xanh ở tỉnh Cà Mau chủ yếu nuôi xen canh trong ruộng lúa, nuôi trong mương vườn, nuôi ghép với các loài thủy sản khác, mật độ nuôi bình quân khoảng 1,5 con/m. Ảnh: Bảo Lâm.
Biết cách khai thác – phát huy hiệu quả
Trong giai đoạn 2016 – 2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện tổng số 92 nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong đó lĩnh vực khoa học nông nghiệp chiếm 60,9%. Đa số các đề tài, dự án đã nghiệm thu được chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn và đời sống có hiệu quả.
Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau còn thực hiện hàng năm với 3 chương trình, gồm: Xây dựng bảo hộ và quản lý phát triển cho các sản phẩm đặc thù và đặc sản ở địa phương; ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào sản xuất và đời sống; ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Theo đó, Sở đã triển khai thực hiện tổng số 46 dự án thuộc 3 chương trình, đã nghiệm thu kết quả 28 dự án; thực hiện Dự án nâng cao năng suất chất lượng, sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 – 2020, đã triển khai tổng số 16 dự án, đã nghiệm thu 6 dự án.
Đắk Lắk: Mới tí tuổi đầu, chàng trai này đã làm nên "miệt vườn độc, lạ" khiến bao người mơ ước
Trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm, chàng trai trẻ Nguyễn Đức Thành, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk nếm không ít thất bại trong làm trang trại nông nghiệp.
Nhưng với suy nghĩ khác người, Thành đã làm nên một "miệt vườn độc và lạ" ngay trên đất Tây Nguyên khiến bao người mơ ước.
Học làm nông qua truyền hình
Mới tiếp xúc, khó ai nghĩ rằng một chàng trai trẻ mới 22 tuổi như Nguyễn Đức Thành đang làm chủ diện tích trồng trọt, chăn nuôi 3,3 ha tại thôn Quảng Tiến, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk.
Nhờ áp dụng kỹ thuật, Thành có thể xử lý ổi cho trái quanh năm. (Ảnh: PL)
Tham quan một vòng "miệt vườn", chúng tôi khó lòng rời mắt khỏi vườn ổi rộng 3 ha, quả nào quả nấy được bọc rất kỹ lưỡng bằng hai lớp vỏ xốp và bì ni lông. Vú sữa bơ hồng, quýt đường, bưởi da xanh, dừa xiêm xanh lùn... 3 năm tuổi lác đác cho thu bói. Khắp vườn ken dày màu xanh của cỏ lạc trông vô cùng hút mắt.
Vừa tỉa cành, Thành vừa vui vẻ giới thiệu với phóng viên Báo điện tử Danviet.vn vườn cây ăn trái canh tác theo hướng hữu cơ. Thành bón phân chuồng đã ủ hoai và dùng các chế phẩm sinh học thay thế thuốc bảo vệ thực vật. Thành đầu tư hoàn toàn hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây trồng. Cỏ lạc cũng được phủ xanh cầu kỳ: "Cỏ lạc vừa tốt đất, tạo sự đa dạng sinh thái và cảnh quan cho khu vườn" - Thành nói.
Thành cho biết, cỏ lạc được phủ xanh khắp vườn cây ăn trái để hạn chế cỏ dại, tốt đất và tạo cảnh quan. (Ảnh: PL)
Khác với bạn bè cùng trang lứa, Thành nghỉ học sớm, ở nhà phụ giúp công việc gia đình từ năm 14 tuổi. Thời gian đầu, Thành mày mò trồng cà phê và tiêu. Nhưng thổ nhưỡng trong vườn là đất sét, đất đá kém dinh dưỡng. Thành kể lại: "Không lâu sau, tiêu chết, cà phê sinh trưởng kém. May bù lại, gia đình có ao nuôi cá. Em lấy khoản đó để tiếp tục đầu tư cho nông nghiệp".
2 năm đầu bắt tay làm nông nghiệp, Thành dành nhiều thời gian bên chiếc máy vi tính để nghiên cứu các chương trình truyền hình về nông nghiệp trên mạng internet. Qua hướng dẫn, cậu chắt lọc kinh nghiệm, cách làm hay để áp dụng lên mô hình của gia đình.
Ngoài ổi lê Đài Loan, hiện Thành đang trồng hơn 1000 gốc dừa, bưởi, vú sữa, hồng xiêm... theo hướng hữu cơ. (Ảnh: PL)
Sớm nhận thấy tiềm năng của cây ăn trái và xu hướng làm nông nghiệp sạch, Nguyễn Đức Thành một mình xuống tận các tỉnh miền Tây, tìm mua 100 cây ổi lê Đài Loan, 200 cây dừa xiêm xanh lùn, trồng thay thế diện tích cà phê kém năng suất. "Trong vòng 12 tháng, 89 cây ổi sống sót được em chăm bón kỹ lưỡng đã cho thu 2,7 tấn. Trung bình nửa ký mỗi trái. Nói ai cũng không tin" - Thành nhớ lại.
Khởi đầu với những loại cây ăn trái tưởng chừng quen thuộc nhưng Nguyễn Đức Thành không tránh khỏi những hoài nghi khi chọn cách làm nông nghiệp sạch. Với chi phí đầu vào gấp đôi cách trồng bình thường, Thành luôn nhận được câu hỏi: Bán cho ai? Bán với mức giá nào?". Nhiều người cho rằng cậu "trẻ người, non dạ", làm những điều gàn dở.
Mê những thứ cây trồng, vật nuôi "độc, lạ"
Từ hơn 1 ha ban đầu, chàng trai trẻ Nguyễn Đức Thành đã mở rộng diện tích trồng trọt, chăn nuôi của gia đình lên 3,3 ha.
Mỗi cây dừa xiêm xanh lùn cho ra 18-24 buồng/năm - Theo Nguyễn Đức Thành. (Ảnh: PL)
Năm qua, vườn trái cây của Thành cho thu 25 tấn ổi. 300 cây dừa xiêm xanh lùn đang ra bói, ước thu 18-24 buồng mỗi cây/năm. Cá truyền thống (trắm, chép, mè, trôi) các loại đạt 7 tấn, giá bán trung bình 45-50.000 đồng/kg. Thành cho biết: "Riêng lợi nhuận thu về từ các loại cây ăn trái là 200 triệu đồng. Làm sạch, giá bán cao nhưng nhiều lúc vườn em "cháy hàng", không có để bán".
Hơn 70 gốc nho đen không hạt Trung Quốc sinh trưởng tốt dưới bàn tay của Thành. (Ảnh: PL)
Ngoài đam mê với nông nghiệp sạch, Thành cũng tiết lộ niềm ham thích với những cây, con độc lạ. Từ năm 2018, cậu bắt đầu thử nghiệm nuôi tôm càng xanh. Sau nhiều lần "mất trắng", cuối năm 2019, Thành đã nuôi thành công 2 tạ tôm càng xanh thương phẩm đầu tiên. Dù tỷ lệ sống chỉ đạt 18% nhưng giá tôm khá cao, từ 400-500.000 đồng/kg.
Lứa tôm càng xanh đầu tiên 9x Đắk Lắk nuôi thành công. (Ảnh: NVCC)
Tôm càng xanh là loài thủy sản mới tại Tây Nguyên. Sau thời gian thử sức, Thành cho rằng nuôi tôm càng xanh khó, đòi hỏi kỹ thuật cao. Quá trình vận chuyển tôm bột dễ chết do sốc nhiệt, lạ nguồn nước. Hiện, Thành đã đầu tư máy đo độ pH, máy kiểm tra NO2, NO3... và tiếp tục xuống giống. 6000 con tôm càng xanh sống sót dự sẽ cho thu đúng dịp cuối năm, giáp Tết nguyên đán 2021.
Làm nông nghiệp sạch, nông sản từ vườn của Thành luôn bán được giá cao, sản lượng ổn định. (Ảnh: PL)
Ngoài tôm càng xanh, chàng trai trẻ Nguyễn Đức Thành đang thử nghiệm trồng giống nho đen không hạt của Trung Quốc và nuôi đà điểu để phục vụ khách tham quan.
Cà Mau: Nông dân rủ nhau trồng thứ lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh, gạo lắm người mua, tôm còn bán đắt hơn Đưa sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở quê mình thành sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tiến đến đột phá trong chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân nâng cao thu nhập là mục tiêu mà xã Trí Lực (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) hướng đến qua sản phẩm gạo sạch hữu cơ được đăng...