Cà Mau: Trường thực hiện xã hội hóa giáo dục nhưng buộc phụ huynh phải đóng tiền
Khi thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trên tinh thần tự nguyện nhưng Trường Tiểu học 2 Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) bị tố đã ấn định mức thu, buộc phụ huynh đóng tiền, vận động cả hộ nghèo.
Năm học 2018 – 2019, Trường Tiểu học 2 Sông Đốc đã thành lập tổ công tác vận động phụ huynh học sinh ủng hộ xã hội hóa giáo dục để xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất…
Tuy nhiên, qua phản ánh của phụ huynh học sinh, mặc dù việc ủng hộ xã hội hóa là trên tinh thần tự nguyện nhưng tổ công tác vận động cả hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc; buộc phụ huynh phải đóng tiền; những hộ khó khăn xin nhà trường ủng hộ 100.000 đồng nhưng không được người phụ trách thu tiền đồng ý, mà bắt buộc phải nộp từ 200.000 đồng trở lên; có giáo viên phụ trách thu tiền còn “dọa” được công an cho phép thu…
Theo đó, có 481 phụ huynh đóng tiền với tổng số tiền trên 131 triệu đồng (có 107 người đóng 200.00 đồng/người, 247 người đóng 300.000 đồng/người,…). Số tiền vận động được nhà trường dùng để sửa chữa phòng học, làm nhà tập thể dục, sửa chữa nhà xe, nhà vệ sinh, thuê mướn tạp vụ dọn nhà vệ sinh,… với tổng chi hết 104 triệu đồng.
Tuy nhiên, nhà trường lại không công khai minh bạch, rõ ràng việc vận động thu, chi số tiền xã hội hóa để phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân được biết.
Video đang HOT
Trường Tiểu học “2″ Sông Đốc, nơi xảy ra vụ việc. (Ảnh: CTV)
Mới đây, qua xác minh của Phòng GD&ĐT huyện Trần Văn Thời, việc bà Nguyễn Thị Nhung (giáo viên được phân công trực tiếp nhận tiền vận động) bắt buộc phụ huynh học sinh phải đóng tiền từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng, được sự cho phép của công an, nhà trường thiếu công khai,… là có cơ sở.
Phòng GD&ĐT cho rằng, Trường Tiểu học 2 Sông Đốc được UBND thị trấn Sông Đốc cho phép thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục là đúng theo chủ trương của UBND tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, việc bắt buộc phụ huynh (trong đó có hộ nghèo,…) phải đóng tiền là không đúng với chủ trương này.
Theo Phòng GD&ĐT huyện Trần Văn Thời, trong việc chỉ đạo vận động xã hội hóa giáo dục, ông Đặng Minh Tuấn – Hiệu trưởng Trường Tiểu học 2 Sông Đốc, còn để các thành viên vận động cả hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc, bắt buộc phụ huynh học sinh phải nộp tiền, chưa vận động theo tinh thần tự nguyện; trong khi vận động có giáo viên dùng lời lẽ chưa đúng quy định, nhưng chưa kịp thời chấn chỉnh để ảnh hưởng đến uy tín của trường.
Ông Tuấn còn được xác định đã thiếu kiểm tra trong việc sửa chữa trường lớp, nhà vệ sinh cho học sinh chưa kịp thời, còn để phụ huynh học sinh phản ánh mới sửa chữa khắc phục là có sai sót trong công tác quản lý tại đơn vị.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập một trường ĐH tư thục tại TPHCM
Ngày 28/11, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành văn bản về việc chủ trương cho phép thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn là trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Chính phủ giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên ngành thẩm định đề án thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Hệ thống giáo dục Đại Việt vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép thành lập trường ĐH Đại Việt Sài Gòn (ảnh internet)
Tiến sĩ Lê Lâm, Chủ tịch HĐQT hệ thống Giáo dục Đại Việt, cho biết nhằm cụ thể triển khai chiến lược phát triển và hoàn thiện mô hình xã hội hóa giáo dục gồm các cấp, bậc đào tạo thuộc hệ thống, các nhà đầu tư và HĐQT đã chuẩn bị hơn 1000 tỷ đồng để xây dựng và phát triển Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn tại TPHCM.
Đây sẽ là trường đại học đa ngành đa lĩnh vực tập trung đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng trình độ cao bậc ĐH thuộc các nhóm ngành mũi nhọn của TPHCM và khu vực. Với mục tiêu giáo dục đại học không vì lợi nhuận của nhà đầu tư, trường góp phần bồi dưỡng, đào tạo và hoàn thiện những sinh viên của trường thành những công dân toàn cầu, những công dân có ích cho xã hội. Nhà trường định hướng đào tạo góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội trong kỷ nguyên số với ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ phục vụ đời sống kinh tế xã hội quốc gia và quốc tế.
Theo ông Lâm, sẽ có phương án xây dựng phát triển trường trong 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (2018 - 2019): đầu tư xây dựng trường tại nội thành và tại Khu chức năng giáo dục thuộc Khu đô thị Tây Bắc. Cơ sở vật chất cao cấp hiện đại đảm bảo cho quản lý và tổ chức đào tạo chất lượng cao theo quy định của chính phủ. Giai đoạn 2 (2020 - 2022): tiếp tục hoàn thiện bổ sung các công trình hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ theo đề án phát triển của nhà trường. 3.
Dự kiến trường tổ chức tuyển sinh và khai giảng khóa đại học đầu tiên vào tháng 9/2019 với chỉ tiêu khoảng 1000 sinh viên. Các khối ngành dự kiến đào tạo theo lộ trình gồm khối Kỹ thuật công nghệ, Kinh tế, Ngoại ngữ và Chăm sóc sức khỏe.
Lê Phương
Theo Dân trí
5 năm, ngân sách cho giáo dục tăng 92.500 tỷ đồng Từ năm 2013 đến nay, quy mô chi ngân sách cho giáo dục luôn tăng về số tuyệt đối, từ 155.604 tỷ đồng năm 2013 đến 248.118 tỷ đồng năm 2017. Trong giai đoạn này, Ngân sách Nhà nước chi cho GD-ĐT tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách được Quốc hội và Chính phủ duy trì, trong đó chi thường...