Cà Mau: Trưởng Phòng Giáo dục bị kiểm điểm vì thực hiện chỉ đạo của tỉnh không minh bạch
Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thới Bình ( tỉnh Cà Mau) bị Chủ tịch huyện này yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm vì thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau về sắp xếp trường, lớp, giáo viên không công khai, minh bạch.
Ngày 29/12, nguồn tin của PV Dân trí cho biết, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) vừa có công văn gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện này về việc hợp đồng giáo viên (GV), nhân viên thuộc trường hợp ưu tiên.
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thới Bình (Cà Mau) bị Chủ tịch huyện yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm. (Ảnh: CTV)
Theo UBND huyện Thới Bình, thời gian qua, Phòng GD&ĐT huyện Thới Bình còn nhiều sai sót trong quá trình rà soát, sắp xếp trường, lớp, GV theo chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau. Điều này đã dẫn đến còn nhiều trường hợp thuộc diện ưu tiên nhưng chưa được xem xét giữ lại.
Video đang HOT
Do đó, UBND huyện thống nhất chưa thực hiện chấm dứt hợp đồng đối với 50 GV thuộc các trường hợp ưu tiên; 18 GV dạy các môn tiếng Anh, Tin học, tiếng Khmer, Mỹ thuật và 23 người làm nhiệm vụ kế toán các trường để chờ thi tuyển theo đề xuất của Phòng GD&ĐT.
Chủ tịch UBND huyện Thới Bình yêu cầu, đến ngày 31/12/2019, nếu không thể bố trí, sắp xếp được thì thực hiện tinh giảm theo quy định, các vị trí: 18 GV dạy các môn tiếng Anh, Tin học, tiếng Khmer; 15 người thuộc trường hợp cả vợ và chồng là hợp đồng lao động giữ lại một người; 14 người thuộc trường hợp lao động chính có hoàn cảnh khó khăn; 21 người thuộc trường hợp nữ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; 23 người thuộc trường hợp hợp đồng nhân viên kế toán.
UBND huyện giao cho Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường học trực thuộc thực hiện theo chỉ đạo trên và niêm yết công khai danh sách tại các điểm trường.
Chủ tịch UBND huyện Thới Bình yêu cầu Trưởng Phòng GD&ĐT phải nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm do việc triển khai, hướng dẫn các trường học trực thuộc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh không công khai, minh bạch, dẫn đến việc các trường không thực hiện tốt việc xét chọn đối tượng ưu tiên tiếp tục hợp đồng, phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần.
Đồng thời, Chủ tịch UBND huyện cũng chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm đối với hiệu trưởng các trường có phát sinh sai sót thời gian qua thực hiện không đúng quy định.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Đắk Lắk: Vụ trên 500 giáo viên dôi dư: Kỷ luật khiển trách nguyên Trưởng Phòng Nội vụ
Trong quá trình giữ chức Trưởng Phòng Nội vụ huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), ông Trần Đức Lanh đã tham mưu cho UBND huyện tuyển vượt chỉ tiêu giáo viên, nhân viên trường học lên tới trên 400 trường hợp khiến sau này xảy ra trường hợp dôi dư và hàng trăm giáo viên bị mất việc làm.
Ảnh minh họa
Ngày 5/11, thông tin từ UBKT Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Trần Đức Lanh - Phó Trưởng ban Tổ chức cán bộ, Cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk; nguyên Trưởng Phòng Nội vụ huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk.
Theo đó, trong quá trình giữ chức Trưởng Phòng Nội vụ huyện Krông Pắk (từ tháng 10/2008 - 4/2015), ông Lanh đã có những khuyết điểm, vi phạm: tham mưu UBND huyện cho chủ trương hợp đồng giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục công lập vượt chỉ tiêu biên chế được giao với số lượng lớn, tính đến tháng 4/2015 là 441 trường hợp.
Ngoài ra, ông Lanh còn tham mưu thực hiện quy trình công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục công lập thuộc thẩm quyền quyết định của UBND huyện không đầy đủ, thiếu chặt chẽ. Chưa phối hợp với Phòng GD-ĐT huyện tham mưu thực hiện công tác quy hoạch cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục công lập; tham mưu bổ nhiệm 32 phó hiệu trưởng không có quy hoạch, UBND huyện bổ nhiệm thừa 27 trường hợp so với quy định.
Như Dân trí đã đưa tin, trải qua 2 đời Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk đã ký hợp đồng trên 500 giáo viên dẫn đến tình trạng dôi dư giáo viên ở huyện này. Sau đó, đến tháng 10/2018, phía UBND huyện đã chấm dứt hợp đồng với số giáo viên này. Trước việc bị mất việc, các giáo viên đã đồng loạt phản ánh và viết tâm thư lên Thủ tướng chính phủ mong được xem xét giải quyết thấu đáo vụ việc.
Riêng ông Y Suôn Byã - Chủ tịch huyện Krông Pắk liên quan đến việc tuyển dôi dư giáo viên đã bị Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ra quyết định thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách.
Thúy Diễm
Theo Dân trí
Đắk Lắk: Thiếu hàng ngàn giáo viên, nhân viên nhưng vẫn phải giảm biên chế Trong năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh Đắk Lắk thiếu khoảng 1.000 giáo viên mầm non và khoảng 1.400 nhân viên bậc học này, chưa kể những bậc học khác. Tuy thiếu nhưng ngành giáo dục vẫn phải giảm đến khoảng 400 biên chế. Theo Sở GD-ĐT Đắk Lắk, để đáp ứng chương trình dạy học mới đối với bậc mầm non...