Cà Mau nhiều F0 điều trị tại nhà có kết quả tích cực
Sau khoảng nửa tháng thực hiện điều trị F0 tại nhà, tỉnh Cà Mau đã nhận được kết quả thu được khá tích cực.
Từ ngày 13/11, tất cả các xã phường trên địa bàn TP Cà Mau đều đã thực hiện điều trị cho F0 tại nhà. Hiện trong 804 người đang điều trị đã có 90 người khỏi bệnh.
Ông Lê Tuấn Hải, Chủ tịch UBND TP Cà Mau cho biết, ban đầu thực hiện điều trị cho F0 tại nhà, cơ quan chức năng địa phương còn lúng túng. Tuy nhiên, đến nay các hạn chế đã được khắc phục, kết quả đạt được rất tích cực. Cũng có thể từ đó, nhiều F0 cũng mong muốn được ở nhà điều trị. Đượ biết, nhiều người đang điều trị trong các bệnh viện cũng liên hệ địa phương, các Tổ y tế lưu động để được về nhà tự cách ly điều trị.
Bên cạnh vai trò hỗ trợ của Trạm y tế và các Tổ y tế lưu động, thì ý thức của người bệnh, người nhà sẽ góp phần giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn:” Đến thời điểm này thì công tác điều trị F0 tại nhà của thành phố dần ổn định, đã có kết quả tích cực khi nhiều người đã khỏi bệnh. Để cho công tác điều trị tại nhà tốt hơn thì người bệnh cần tích cực thực hiện theo các hướng dẫn của nhân viên y tế, bác sỹ. Người nhà cần đảm bảo các biện pháp phòng tránh dịch cũng như nâng cao sức đề kháng, sức khỏe của mình. Như vậy, khả năng khỏi bệnh nhanh hơn”.
Việc điều trị F0 tại nhà thu về nhiều kết quả tích cực tại Cà Mau.
Chị Hồ Thị Ngọc Tuyết Nga, tình nguyện viên làm công tác phòng chống dịch COVID-19 của phường 8, TP Cà Mau phụ trách công tác thường xuyên lên nhóm Zalo hỗ trợ điều trị F0 tại nhà thăm hỏi sức khỏe người bệnh. Tình hình ai chuyển biến xấu thì chị tới trao túi thuốc, đo trực tiếp các chỉ số để đánh giá tình hình.
Trong hoàn cảnh này, những lời hỏi thăm, căn dặn nhẹ nhàng của đội ngũ y tế sẽ giúp người bệnh yên tâm điều trị tại nhà hơn.
“Đầu tiên em sẽ hỏi thăm sức khỏe bệnh nhân hôm nay có khỏe không, mình có những triệu chứng gì? Sau đó đo nhiệt độ, huyết áp, oxy, lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân. Những số liệu bình thường thì em dặn dò bệnh nhân. Ngoài việc uống thuốc thì kết hợp xông toàn thân, uống thêm nước cam để tăng sức đề kháng. Nếu có trường hợp xấu thì gọi cho em bất kỳ lúc nào”, chị Nga chia sẻ.
Video đang HOT
Tại phường 8 hiện đang có hơn 100 F0 điều trị tại nhà. Sau khoảng nửa tháng thực hiện có khoảng 15% bệnh nhân khỏi bệnh. Anh Nguyễn Công Vinh, tình nguyện viên tại Tổ Y tế lưu động Phường 8 cho biết, qua quá trình truy vết và điều trị cho F0 thì nhiều người có mong muốn được điều trị tại nhà. Thuận lợi của việc điều trị tại nhà là người bệnh có tâm lý thoải mái hơn, người nhà có điều kiện quan tâm nhiều hơn.
Đặc biệt, đối với những người đã tiêm 2 mũi vắc xin thì chỉ cần cán bộ quản lý sâu sát, hướng dẫn kịp thời thì tình trạng bệnh đều chuyển biến tốt. Anh Nguyễn Công Vinh cho biết:” Thường tôi sẽ nhắn lên group, cập nhật tình trạng sức khỏe trên đó luôn. Người ta tương tác lại với mình hoặc tôi sẽ gọi trực tiếp từng người để nắm các chỉ số huyết áp, thân nhiệt,… Cũng lưu ý người bệnh chú trọng nhất vấn đề tinh thần, ăn uống thì chú trọng ăn nhiều rau củ nhiều, thong thả tập thể dục”, anh Vinh cho biết
Toàn tỉnh Cà Mau hiện có hơn 1.800 F0 được điều trị tại nhà. Sau hơn nửa tháng thực hiện, kết quả được cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đánh giá là khả quan. Việc điều trị tại nhà không chỉ giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn mà còn giúp giảm áp lực cho các cơ sở điều trị tập trung.
6 yếu tố gia tăng căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam
Tại Việt Nam, ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất. Đáng nối, căn bệnh ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao, do thường được phát hiện muộn và khó điều trị.
Theo Bệnh viện K, có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư phổi dưới đây:
1. Giới tính
Ung thư phổi chiếm ưu thế ở nam giới 50-75 tuổi. Tại các nước phương Tây, tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới của vài quốc gia những năm gần đây không gia tăng trong khi tỷ lệ ung thư phổi có chiều hướng gia tăng ở phụ nữ.
2.Địa lý
Tỷ lệ ung thư phổi thay đổi tùy theo vùng địa lý trên thế giới. Các nước châu Phi có tỷ lệ thấp hơn 5%. Tỷ lệ này khoảng 5-10% ở châu Á và Nam Mỹ. Châu Âu và Bắc Mỹ có tỷ lệ ung thư phổi cao nhất 10-15%.
3. Thuốc lá
Đa số ung thư phổi xuất hiện ở những người đã và đang hút thuốc lá (80%) cộng thêm 5% ước tính do hậu quả của sự tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Mức độ nặng nhẹ của sự tiếp xúc với khói thuốc tùy thuộc vào số năm mà người đó đã hút thuốc, số điếu thuốc hút trong ngày và phần nhựa có trong điếu thuốc.
Có 10 đến 13% người nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi với một thời kỳ tiềm ẩn từ 30 đến 40 năm tính từ lúc mới bắt đầu hút thuốc cho đến khi xuất hiện ung thư phổi. Nghề nghiệp Chất sinh ung asbestos trong một vài loại nghề nghiệp (ví dụ như nghề mài má phanh xe) là yếu tố nguy cơ mắc ung thư phổi. Công nhân làm việc ở một số mỏ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn như mỏ phóng xạ uranium, mỏ kền, mỏ cromate, công nhân làm việc trong một số ngành nghề có tiếp xúc amiant, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt. Việc tiếp xúc với khí radon, các ô nhiễm không khí từ kỹ nghệ kim loại nặng và môi trường ô nhiễm khói thuốc có liên quan đến sự xuất hiện ung thư phổi.
4. Các bệnh ở phế quản phổi
Ung thư phổi xảy ra trên những sẹo xơ là vấn đề đã đề cập khá nhiều. Các sẹo xơ thường là do lao, nhồi máu phổi, viêm phổi hoặc bệnh bụi phổi. Cơ chế gây bệnh chưa rõ nhưng người ta cho rằng sự xơ hóa làm tắc nghẽn mạch bạch huyết gây tích tụ các chất sinh ung có thể dẫn đến ung thư.
5. Ô nhiễm không khí: do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ.
6. Di truyền: chưa được chứng minh, nhưng có thể có yếu tố gia đình liên quan đến một số đột biến gen.
Trong các nguy cơ này, tác nhân thuốc là nguy hiểm nhất. Đặc biệt với ung thư tế bào nhỏ do thuốc lá rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong rất cao, chỉ khoảng 6% sống được 5 năm, do bệnh thường phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, cơ hội sống sót thấp.
Có khoảng 90% bệnh nhân ung thư phổi là do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc (hút thuốc lá bị động) trong thời gian dài. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút.
Ung thư phổi diễn biến rất âm thầm, chỉ có triệu chứng ở giai đoạn muộn. Chụp Xquang thông thường không thể phát hiện sớm tổn thương và đến nay cũng chưa có phương pháp nào phát hiện được sớm bệnh thực sự có hiệu quả.
Theo thống kê, ngay tại các nước phát triển, chỉ có khoảng 25% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm (giai đoạn 1, 2). Ở giai đoạn sớm, các dấu hiệu ung thư phổi rất nghèo nàn. Các biểu hiện như ho khan dai dẳng, sốt về chiều, sút cân, đau ngực, ho ra máu... đều không phải những dấu hiệu đặc hiệu của ung thư phổi, các triệu chứng này cũng dễ gặp trong viêm nhiễm phế quản phổi.
Tuy nhiên, các dấu hiệu này cũng được coi là báo động đỏ để nghĩ đến nguy cơ ung thư phổi và đi tầm soát. Người bị ung thư phổi thường có các dấu hiệu báo động đỏ như: ho ra máu, đau ngực, thỉnh thoảng co giật, đặc biệt giảm cân rất nhanh. Có bệnh nhân giảm đến 10kg trong 3 tháng.
Nhưng khi đã có những dấu hiệu này báo động đỏ nguy cơ ung thư phổi. Có những bệnh nhân khi chụp Xquang phát hiện ra, khối u đã to 2-10cm.
Ho là dấu hiệu gặp trong ung thư phổi nhưng ho cũng biểu hiện rất nhiều bệnh lý khác. Nên nếu xuất hiện ho nhiều, ho ra máu, đau đầu, đau ngực, thỉnh thoảng bị co giật, đặc biệt giảm cân rất nhanh là những dấu hiệu báo động đỏ của tình trạng ung thư phổi.
Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ hai về số ca mắc và tử vong, nhưng trên 75% bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn.
Để phòng ung thư phổi, việc đầu tiên hãy từ bỏ thuốc lá và tránh nguy cơ bị hút thuốc lá thụ động.
Hội chứng ruột ngắn ở trẻ nhỏ và cảnh báo quan trọng từ bác sĩ Chào đời khoẻ mạnh, 5 ngày sau bé Bảo Nam đi ngoài ra máu đen, chướng bụng nhiều. Đi cấp cứu, phẫu thuật 2 lần, đoạn ruột bé chỉ còn 40cm. Bé mắc hội chứng ruột ngắn. Những đứa trẻ mắc hội chứng ruột ngắn Chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, sau khi từ bệnh viện về nhà, do mẹ không đủ sữa...