Cà Mau: Miễn nhiệm 12 Phó Hiệu trưởng trường tiểu học, THCS
Ngày 8/8, nguồn tin của PV Dân trí cho biết, UBND huyện Thới Bình đã có quyết định miễn nhiệm 12 Phó Hiệu trưởng các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện này.
Theo đó, có 9 Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học và 3 Phó Hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn huyện Thới Bình bị miễm nhiệm.
Hầu hết các quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng các trường được ký bởi Chủ tịch UBND huyện Thới Bình. Thời gian miễn nhiệm kể từ ngày 1/7/2018.
Một quyết định miễn nhiệm Phó Hiệu trưởng của UBND huyện Thới Bình (Cà Mau).
Nội dung quyết định cho thấy, việc miễn nhiệm căn cứ Thông tư số 16/2017-TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; xét theo đề nghị của Trưởng phòng Nội vụ.
Video đang HOT
Quyết định cho biết, việc miễn nhiệm các Phó Hiệu trưởng nói trên là do “vượt số lượng cấp phó so với quy định”.
H.H
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: VNEN - Tiếp tục hay dừng lại?
Nhà tôi ở giữa 2 trường tiểu học của 1 phường. Theo đúng tuyến, con tôi vào học ở trường A, trường này áp dụng mô hình trường học mới (VNEN). Trường B ở cách nhà tôi hơn 1km thì lại không áp dụng mô hình VNEN.
Nhưng điều làm tôi lo lắng là trường THCS mà sau này theo đúng tuyến con tôi sẽ học thì không thực hiện VNEN. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc sau khi hoàn thành bậc tiểu học theo chương trình VNEN, con tôi sẽ quay lại với chương trình cũ và học chung với các bạn chưa từng học VNEN. Chính vì vậy mà có không ít người đã khuyên tôi nên "chạy trường" để cháu vào học ở trường B và thực tế là có không ít hàng xóm của tôi đã làm như vậy. Con tôi học lớp 2 nên tôi quan tâm tìm hiểu về VNEN nhưng càng tìm hiểu tôi càng thấy lo lắng và không tự tin với quyết định không chạy trường cho con của mình.
Ngày 13/9/2017, báo chí đưa tin ông Nguyễn Đức Hữu - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục tiểu học - khẳng định Bộ Giáo dục - Đào tạo không buông tay với VNEN. Theo ông Hữu, Bộ sẽ chung tay cùng các cơ sở giáo dục khắc phục khó khăn, vướng mắc, triển khai có hiệu quả hơn phương pháp giáo dục theo VNEN, đồng thời chuẩn bị tốt cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ Giáo dục - Đào tạo yêu cầu các địa phương khi triển khai VNEN phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đồng thời thực hiện trên tinh thần tự nguyện.
Một lớp học theo mô hình VNEN (ảnh minh họa)
Dù khẳng định Bộ Giáo dục - Đào tạo không buông tay với VNEN nhưng thực tế thì những quyết định của các địa phương có triển khai VNEN làm cho một phụ huynh như tôi thực sự không thể yên tâm. Cứ vài tháng tôi lại đọc được một thông tin ở địa phương nào đó vì phụ huynh phản đối nên nhà trường buộc phải dừng chương trình VNEN để quay lại chương trình cũ. Ngay trong năm học 2017-2018, tháng 8 năm 2017, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định dừng triển khai mô hình trường học VNEN đối với bậc THCS, trở lại học theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Đối với bậc Tiểu học, tỉnh không triển khai thêm các lớp học mới VNEN.
Ngày 12/9/2017, ông Ninh Viết Tăng - hiệu trưởng Trường THCS Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An cho biết, phía nhà trường đã thông báo cho phụ huynh mua lại sách giáo khoa hiện hành để dạy cho học sinh trong năm học mới này và chấm dứt việc dạy học theo chương trình trường học mới VNEN. Quyết định này của nhà trường được đưa ra sau khi gần 300 phụ huynh kiến nghị dừng chương trình mô hình VNEN.
Riêng đối với tỉnh Đắk Lắk, trong năm học 2015-2016, trước sự phản đối của phụ huynh, Trường THCS Ngô Quyền và Trường THCS Đinh Tiên Hoàng ở thị xã Buôn Hồ đã phải ngừng áp dụng chương trình VNEN.
Những thông tin như thế này làm cho nhiều phụ huynh như tôi nhận thấy rằng cứ ở địa phương nào phụ huynh phản đối quyết liệt là Sở Giáo dục - Đào tạo sẽ dừng chương trình VNEN còn nếu phụ huynh không phản đối thì cho dù có thấy bất cập nhưng các trường vẫn cố gắng thực hiện VNEN.
Chương trình VNEN đã được thực hiện từ năm học 2011-2012 đến nay đã được 7 năm và đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Vậy tại sao Bộ không mạnh dạn nhìn nhận, đánh giá một cách chính xác, khách quan VNEN để rồi quyết định dứt khoát một lần nên tiếp tục hay dừng lại thay vì cứ để các địa phương mạnh ai nấy làm tuỳ vào phản ứng của phụ huynh?
Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là các em học sinh sẽ ra sao khi vừa mới làm quen với VNEN xong thì lại quay về với chương trình cũ? Sách giáo khoa VNEN giá đắt gấp 3, 4 lần so với sách của chương trình cũ liệu 2 hay 3 năm nữa có học sinh nào dùng được nữa không khi mà các địa phương đang dần từ chối VNEN hay là chỉ dùng được một năm rồi bỏ đi?
Đó là còn chưa nói đến việc chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được Quốc hội thông qua trong tháng 8 năm 2017 sẽ bắt đầu thực hiện trong năm học 2019-2020 cho lớp 1 cũng hứa hẹn sẽ lại có những bộ sách giáo khoa mới ra đời thì tuổi thọ của sách giáo khoa VNEN lại càng ngắn. Ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm của lớp con tôi, có một phụ huynh đã hỏi cô chủ nhiệm là: Hà Tĩnh đã dừng VNEN rồi, liệu Đắk Lắk có dừng không hay khi nào sẽ dừng? Câu hỏi khó này cô chủ nhiệm đã không thể trả lời!
Lại Thị Ngọc Hạnh
(Giảng viên Đại học Tây Nguyên)
Theo Dân trí
Bà Rịa Vũng Tàu: Quy định tuyển viên chức ngành Giáo dục Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo thực hiện việc tuyển dụng viên chức thuộc ngành GD&ĐT trên địa bàn tỉnh trong năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019. Ảnh minh họa/internet Theo đó, tuyển dụng viên chức ngành GD&ĐT đối với cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trường phổ thông chuyên...