Cà Mau: Anh nông dân nuôi những con thú ham ăn cá rô phi, cứ bán 1 con giống giá 3,5 triệu
Hiện nay, trên địa bàn huyện U Minh ( tỉnh Cà Mau) có nhiều hộ nông dân nhờ nuôi chồn hương không chỉ thoát được nghèo, mà từng bước vươn lên khá giàu.
Trong đó, hộ anh Lê Minh Thành, ở ấp 5, xã Khánh Tiến, huyện U Minh là một điển hình.
Anh Lê Minh Thành, ở ấp 5, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) là công chức văn hóa xã hội xã Khánh Hòa.
Mặc dù bản thân là công chức, hàng ngày phải phải bận rộn với nhiều công việc cơ quan, công sở nhưng khi về đến gia đình, anh Thành lại rất siêng năng, cần cù trong lao động sản xuất.
Tranh thủ những ngày nghỉ hoặc thời gian rảnh ngoài giờ làm việc, anh Thành thực hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả để tăng thu nhập cho kinh tế gia đình.
Anh Lê Minh Thành đang bẻ chuối chín cho chồn hương ăn. Chuối chín là 1 trong những loại thức ăn chồn hương ưa thích. Trang trại nuôi chồn hương của anh Thành ở xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Trước đây, trong một lần tình cờ xem trên mạng xã hội, thấy nhiều hộ nông dân nhờ nuôi chồn hương mà thoát được nghèo, kinh tế gia đình ngày một khấm khá hơn.
Thấy vậy, đầu năm 2020, anh Thành đặt mua 10 con chồn hương giống, mỗi con 3,5 triệu đồng về nuôi thử. Nếu trong quá trình nuôi thấy hiệu quả và thu nhập cao thì sau đó anh Thành mới đầu tư thêm vốn để mở rộng mô hình sản xuất.
Tiền Giang: Trồng thứ cây trái ra quá trời, trái to bự bất ngờ, ai cũng trầm trồ, ông nông dân trúng lớn
Sau khi nuôi chồn được 8 tháng tuổi, anh Thành tiến hành cho chồn đực giao phối chồn cái để nhân giống. Mỗi con chồn cái sinh sản 1 lần được từ 3 đến 4 con và 1 năm sinh sản được 2 lần. Chồn con sinh sản nuôi được 1 tháng 15 ngày thì anh Thành bắt đầu xuất bán, mỗi con có giá 3,5 triệu đồng.
Có lúc, người nuôi nhiều, chồn hương giống hút hàng, 1 con chồn hương giống anh Thành bán được 4 triệu đồng và có bao nhiêu bán cũng hết. Hiện nay, gia đình anh Thành nuôi 70 con chồn hương, mỗi con có trọng lượng trên 1,5 kg. Trong đó, có 30 con chồn cái sinh sản và 20 con chồn đực.
Nếu bán hết đàn con của 30 con chồn cái sinh sản trong năm, sau khi trừ chi phí, gia đình anh Thành còn lãi trên 100 trăm triệu đồng.
Với mức thu nhập này, so với nuôi tôm, nuôi cua trên diện tích 10 công đất thì nuôi 30 con chồn hương cái sinh sản bán chồn giống lãi cao gấp 2 đến 3 lần, mà chồn hương nuôi ít rủi ro hơn so với nuôi tôm, nuôi cua.
Thức ăn của chồn rất dễ tìm, chủ yếu là chuối và cá rô phi tươi.
Anh Thành cho biết: “Chồn hương là động vật rất dễ nuôi, ai nuôi cũng được, công chăm sóc ít, thức ăn dễ kiếm như chuối chín, cá phi và một số loại cá tạp khác. Khi nuôi chồn, ngày cho ăn 2 lần, 3 ngày vệ sinh chuồng nuôi 1 lần. Chuồng nuôi, tôi thường làm cao 6 tấc, rộng 5 tấc, dài 8 tấc. Vật liệu làm chuồng nuôi cũng đơn giản, chỉ bằng cây gỗ địa phương. Mặt trên, mặt dưới chuồng nuôi làm bằng ván, xung quanh bao lưới B40 loại nhỏ…”.
Theo kỹ thuật nuôi chồn hương của anh Thành, làm chuồng nuôi chồn hương, cần chọn vị trí có ánh nắng, thông thoáng, sạch sẽ. Nhưng để nuôi chồn hương mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài con giống tốt, khỏe mạnh, cho ăn đầy đủ, người nuôi nên cho chồn ăn thêm men tiêu hóa để đường ruột chồn không bị viêm, bị bệnh về đường tiêu hóa.
“Trong quá trình nuôi chồn hương, người nuôi phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Đồng thời, chịu khó tìm hiểu, học hỏi về quy trình, kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi chồn hương để áp dụng vào mô hình nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn”, anh Thành chia sẻ thêm.
Có được thành công như ngày hôm nay, anh Thành phải bỏ ra biết bao công sức. Lúc mới nuôi, anh Thành gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu được đặc tính của chồn nên dẫn đến chồn hương nuôi chậm lớn, chậm sinh sản.
Mặc dù vậy, nhưng anh Thành không nản chí mà quyết tâm hơn để thực hiện được mô hình nuôi chồn hương của mình. Thế là anh tự mày mò, tích lũy kinh nghiệm từ báo, đài, mạng xã hội để thay đổi cách nuôi cho phù hợp. Thức ăn của chồn, anh Thành chú trọng để đảm bảo dinh dưỡng.
Anh Thành đã mở rộng mô hình nuôi chồn hương của gia đình.
Để chồn hương sinh trưởng tốt, anh chủ yếu cho ăn chuối chín, cá phi tươi sống để khi chồn ăn vào không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Khi đã nắm được kỹ thuật, lại có kinh nghiệm và đạt hiệu quả cao trong sản xuất nên anh Thành đã mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng mô hình nuôi.
Với gần 2 năm gắn bó với mô hình nuôi chồn hương, anh Thành nhận thấy đây là con vật rất dễ nuôi, chỉ cần người nuôi biết cách làm chuồng, chăm sóc và phối giống kỹ lưỡng thì sẽ đạt được thành công.
Hiện nay, anh Thành cung ứng con chồn hương giống cho nhiều bà con nông dân trong và ngoài huyện U Minh.
Trưởng ấp 5, xã Khánh Tiến Trương Phương Đông nhận xét: “Hiện nay, mô hình nuôi chồn hương của anh Lê Minh Thành thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua theo dõi, đây là mô hình dễ làm, phù hợp với điều kiện sản xuất của nhiều hộ nông dân, thức ăn của chồn hương dễ tìm và có rất nhiều ở địa phương…”.
Ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tăng cao, Cà Mau họp khẩn
Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Cà Mau tổ chức họp khẩn với tất cả các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh sau khi ghi nhận nhiều ca dương tính trong cộng đồng.
Trước tình hình dịch Covid-19 lây lan nhanh, nhiều ổ dịch mới đồng loạt xuất hiện trong cộng đồng, chiều 2.11, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Cà Mau tổ chức họp khẩn bằng hình thức trực tuyến với tất cả các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh.
Bản tin Covid-19 ngày 2.11: Dịch bệnh ở nhiều nơi có chiều hướng phức tạp
Nhiều chùm ca bệnh xuất phát từ đám tiệc
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế Cà Mau, cho biết hiện 101 xã, phường, thị trấn của tỉnh đều ở cấp độ dịch từ vàng đến đỏ. Dịch bệnh đang diễn biến khó lường, tốc độ lây lan nhanh, nhiều ổ dịch mới đã xuất hiện ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Đầm Dơi.
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh GIA BÁCH
Trước tình hình đó, Sở Y tế tỉnh Cà Mau kiến nghị khẩn trương tổ chức lực lượng xét nghiệm nhanh tại những vùng trong khu vực vừa phong tỏa bằng phương pháp RT-PCR, vùng ngoài tiến hành test nhanh. Đồng thời, thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế là khoanh vùng hẹp nhưng xét nghiệm rộng. Đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân tự làm xét nghiệm nhanh cho gia đình của mình.
Ông Nguyễn Chí Thiện, Chủ tịch UBND H.Đầm Dơi, bày tỏ lo ngại: "Từ 3 ngày nay, huyện xuất hiện nhiều ca trong cộng đồng, khởi phát từ xã Tân Duyệt, nay đã thêm 3 xã khác. Khi phát hiện, huyện tiến hành phong tỏa ngay và xét nghiệm. Tuy nhiên, số lượng F1, F2 ngoài khu vực phong tỏa còn rất nhiều".
Ông Thiện thông tin thêm, theo quy định, người từ vùng xanh, vùng vàng về theo dõi sức khoẻ nhưng qua đến ngày thứ 13, 14 vẫn phát hiện dương tính. Những người về dù đã tiêm 2 mũi, khi tiếp xúc cộng đồng, khả năng lây bệnh cho người khác rất cao. Các trường hợp dương tính liên quan từ các đám tiệc rất nhiều.
Trong khi đó, tại H.Trần Văn Thời, trong 10 ngày qua đã phát hiện 69 ca mắc Covid-19. Ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND H.Trần Văn Thời, cho biết các khu vực có chùm ca bệnh đều xuất phát từ việc tổ chức đám tiệc.
Tăng cường xét nghiệm để sàng lọc F0
Tại cuộc họp, đại diện các xã có ca nhiễm trong cộng đồng trên địa bàn các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, U Minh cũng đề nghị kéo dài thời gian cách ly tại nhà, thời gian theo dõi sức khỏe đối với các trường hợp về từ vùng dịch. Ngoài ra, tăng cường xét nghiệm trong cộng đồng để sàng lọc F0.
Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, nhận định tình hình dịch Covid-19 tại địa phương đang diễn biến phức tạp khi ổ dịch mới xuất hiện trong cộng đồng rất nhiều. Nhiều ổ dịch có tốc độ lây lan nhanh, số người nhiễm cao khiến công tác khoanh vùng, truy vết nhằm tách F0, F1 rất vất vả.
Qua theo dõi, nguyên nhân chính xuất phát từ việc số lượng người trở về địa phương lớn. Hiện, mỗi ngày có trung bình khoảng 70 - 200 người trở về địa phương, lũy kế đến nay đã khoảng 35.000 người. Trong khi đó các quy định mới của Trung ương so với trước đây được nới ra nhằm mở ra hoạt động sản xuất kinh doanh, tự do đi lại để làm ăn thì tần suất, tỷ lệ xét nghiệm lại rất mỏng, thưa.
Ông Nguyễn Tiến Hải yêu cầu những nơi nào có nguy cơ dịch bệnh lây lan cao, đặc biệt là những vùng đã có F0, thì phải thực hiện ngay điều tra, truy vết để cách ly phong tỏa nhanh nhất có thể. Bên cạnh đó, hình thành vùng đệm phong tỏa. Tại đây, tuyệt đối người dân không được ra vào, trừ người đi làm nhiệm vụ. Thực hiện thật nghiêm việc quản lý, xét nghiệm ngay bằng phương pháp RT-PCR đối với người dân khu vực phong tỏa, test nhanh đối với người dân vùng đệm, nhằm bóc tách F0.
Doanh nghiệp ở TP.HCM không phải dừng hoạt động khi phát hiện ca nhiễm Covid-19
Ngoài ra, nhằm tránh nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, đánh mất thị trường, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau đề nghị các chủ doanh nghiệp cần tăng tần suất test nhanh Covid-19 trong công nhân, tăng tỷ lệ test, sau khi sàng lọc thì nên áp dụng hình thức sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 điểm đến" như trước đây.
"Trẻ hóa" cây ăn quả bằng phương pháp ghép cành Diện tích trồng cây ăn quả các loại trên địa bàn tỉnh đạt gần 22.000 ha. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 7.000 ha cây ăn quả được trồng tập trung, diện tích còn lại trồng phân tán. Trong đó, không ít diện tích cây ăn quả được trồng bằng các giống cũ, năng suất, chất lượng thấp, bị thoái hóa, nên hiệu quả...