‘Cá mập nhí’ bơi ra biển công nghệ
Học năm thứ 3 khoa Công nghệ thông tin Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở TP.HCM) Võ Minh Đức và đồng đội từng tham gia trên dưới 10 cuộc thi Hackathon (tranh tài công nghệ) và ba lần có giải thưởng.
Baby Shark giành giải ba tại cuộc thi Al Grand Challenge 2019
Hơn một lần lập nhóm lấy tên “Baby Shark”, Võ Minh Đức cùng đồng đội chứng tỏ không “nhí” khi đoạt nhiều giải thưởng trong các cuộc tranh tài công nghệ. “Baby shark” là tác giả của những ý tưởng táo bạo như giúp phóng viên viết bài nhanh nhất với guidebook, phân loại khách hàng tiềm năng cho vay tiêu dùng….
Đến muộn, run… vẫn thắng giải
Trong cuộc thi AngelHack 2019 (tại TP Hồ Chí Minh) tổ chức ngày 22-23/6, tận 16h chiều đội Baby Shark mới đến đăng ký do trước đó các thành viên không định tham gia. Đề bài của Công ty tài chính FE Credit đưa ra là: “Phát triển các chatbot (trợ lý ảo trên messenger) hấp dẫn, thân thiện, dễ sử dụng cho các nền tảng xã hội (Zalo và Facebook), web và ứng dụng nơi khách hàng (vay tiêu dùng) tương tác với FE CREDIT thuận tiện hơn. Qua chatbot, công ty dễ dàng phân loại được khách hàng tiềm năng”.
Mãi đến 21h cùng ngày đội mới bắt đầu những dòng code đầu tiên. Thấy tiến độ chậm, cả đội đã quyết định “code xuyên màn đêm”. Liên tục trong 24 giờ thi, hầu như bốn thành viên không rời mắt khỏi màn hình laptop của mình, trừ lúc ăn. Đến 13h ngày thi đấu thứ hai đội mới tạm thở phào sau khi gửi xong source code ( mã nguồn) về cho ban tổ chức (BTC). Minh Đức và đồng đội phải họp để thiết kế một bài thuyết trình 2 phút trước ban giám khảo. Cả đội thống nhất cử một thành viên tập thuyết trình, nhưng tới lúc ban tổ chức gọi tên Baby Shark thì bạn kia run quá nhờ trưởng nhóm Minh Đức thay thế. Cả đội phải mất một lúc để trấn an nhau, đồng thời Minh Đức nhập vai thuyết trình. Theo chị Nguyễn Thúy Ngân, quản lý khu vực của AngelHack VN, phần thuyết trình của Baby Shark tuy hơi run nhưng phần code của đội có giao diện dễ nhìn, chatbot trả lời được luôn, có tiềm năng ứng dụng cao. Sau cuộc thi, FE CREDIT dự định mua sản phẩm này. “Không nhiều bài dự thi được nhà tài trợ quan tâm ngay như chatbot của Baby Shark lần này”.
Từ “viết báo” đến “chẩn đoán sức khỏe”
Video đang HOT
Không chỉ viết code, Minh Đức viết tiếng Việt chuẩn và nhanh không kém gì dân chuyên ban xã hội. Có lẽ vì khả năng nói viết, có cách nhìn bao quát, chín chắn hơn tuổi hai mươi nên mặc dù ít tuổi nhất nhưng mỗi lần lập đội đi thi Đức luôn được bầu làm trưởng nhóm. Minh Đức kể, gia đình ở Quảng Nam, em thuê nhà trọ tại TP HCM vừa đi học vừa đi làm thêm công việc viết phần mềm và công cụ hỗ trợ trên nền tảng web. “Hai năm nay em tự lo tiền ăn học, không phải xin ba mẹ”. Cứ có cơ hội là Đức cùng nhóm bạn học thử sức và giành giải tại các cuộc thi giải thuật, lập trình do trường tổ chức, gần đây “bơi” xa hơn, tới các cuộc Hackathon (Hack & Marathone) tranh tài với đối thủ trong nước và quốc tế.
Tại cuộc thi FOSSASIA UNESCO Hackathon Vietnam 2018, Minh Đức và đồng đội giành giải ba với đề bài giúp phóng viên có thể viết một bài báo nhanh nhất với guidebook (sách hướng dẫn) của họ. Trước khi viết bài, phóng viên thường mất khá nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin liên quan đến bài sẽ viết. Đội của Đức thiết kế sản phẩm trên nền tảng ứng dụng mobile giúp tìm kiếm nội dung tài liệu liên quan bằng giọng nói và cho phép thiết lập bố cục
văn bản.
Cách đây một tuần, Minh Đức lập đội mới cũng lấy tên Baby Shark dự thi tại AI GRAND CHALLENGE Hackathon Vietnam 2019 (HCM). Các “ cá mập nhí” mang đến cuộc thi một giải pháp Healthcare (chăm sóc sức khỏe) – chẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh và triệu chứng. Và lần này họ đạt vị trí thứ 3.
Muốn là chính mình trong tương lai
Hỏi: Tại sao luôn chọn tên “Baby Shark”, Đức cười chia sẻ: “Tại em thích nghe bài hát tỉ view đó. Và nhân thể đang chờ trở thành Big Shark”.
Đội của Đức toàn là dân IT nhưng các bạn không sợ mình phiến diện, “không hẳn là tụi em không có kiến thức về những mặt khác. Thành viên Baby Shark có khả năng bổ sung các vị trí còn thiếu trong một đội lý tưởng” – Đức tỏ ra vững tin về các bạn học, cũng là bạn chiến đấu trong những cuộc thi tương lai.
Ngoài Tech (công nghệ) ra, Đức rất thích bóng đá, thích du lịch và thích nghe người khác hát. “Em luôn có một thái độ kiểu là “wow” trước một bạn nào đó hát hay”. Trên trang cá nhân, số ảnh chụp mâm cơm tự nấu của Đức nhiều gần bằng ảnh đi thi nhận giải. Hóa ra trưởng đàn cá mập nhí khá mê bếp núc “nấu ăn là lúc em và các bạn cùng nhà trọ cảm thấy thư giãn nhất”.
Đức không muốn trở thành bản sao của ai đó. “Em chỉ muốn là chính bản thân mình trong tương lai. Em chỉ cố gắng học tập và thể hiện thật nhiều để trở thành một người trưởng thành cả về chuyên môn và lối sống”.
Cá mập nhí mến mộ rất nhiều tài năng như Tourist, Bill Gate, Steve Jobs, …. Nhưng người thay đổi tư duy của Đức chính là anh trai. “Anh ấy giúp em rất nhiều trong việc học và mọi thứ về IT. Hầu như nhưng thứ em không thể tìm kiếm được thì đều hỏi anh ấy. Và em may mắn là luôn nhận được những câu trả lời
xác đáng”.
Thử tìm lý do một lập trình viên giỏi vẫn không thành công, Minh Đức cho rằng mọi người có thói quen học tập những cái đàn anh trước theo học và lo sợ với những công nghệ mới. Các bạn cứ nghĩ lập trình mobile app hay web app đang là xu hướng. Nhưng họ quên rằng một số công nghệ như AI (artificial intelligence-trí tuệ nhân tạo) hay Blockchain (chuỗi khối) đang là công nghệ có tương lai.
Theo Tiền Phong
Khó khăn về tài chính, VTC Now phải tạm dừng cung cấp dịch vụ
VTC Now, ứng dụng truyền hình OTT đạt hơn 1,3 triệu lượt tải từ hồi ASIAD 2018 đã phải tạm dừng cung cấp dịch vụ từ đầu tháng 6 đến nay do những khó khăn về tài chính, dự kiến ứng dụng sẽ hoạt động trở lại vào cuối tháng 7.
Ứng dụng VTC Now đang gián đoạn dịch vụ trong một thời gian dài.
Từ đầu tháng 6/2019, nhiều độc giả đã phản ánh ứng dụng VTC Now luôn trong tình trạng không thể truy cập được, cả trên ứng dụng di động, cũng như trên box VTC Now. Độc giả Lê Văn Việt (TP.Hưng Yên) cho biết, toàn bộ hệ thống VTC Now bị đình trệ từ vài tháng nay, gián đoạn tất cả các nội dung. Hiện chỉ còn mỗi kênh YouTube VTC Now là vẫn hoạt động nhưng cũng tắt bình luận của khán giả và không cho comment ở bất kỳ video nào.
Trên box VTC Now và trên app khách hàng cũng phải "ngắm" thông báo hệ thống bị gián đoạn hết ngày này qua ngày khác mà chưa có tín hiệu thay đổi. Trên web vtcnow.vn cũng bị gián đoạn, khi truy cập vào thì được chuyển sang trang vtc.gov.vn.
Theo một đại lý bán đầu thu VTC Now, mấy tháng nay đại lý nghe khách hàng phản ánh quá trời khi không vào được app VTC Now. Khách hàng bỏ ra 1,5 triệu đồng để mua box của VTC Now, nhưng giờ ứng dụng VOD, VTC Now đều không vào được. Dù dùng box VTC Now nhưng người dùng lại phải tải các ứng dụng miễn phí khác về xem thay thế.
Trao đổi với ICTnews về sự cố gián đoạn này, nguồn tin từ VTC Now cho biết, do VTC Now đang phải chuyển đổi về nhà cung cấp dịch vụ trong nước nên bị gián đoạn dịch vụ, dự kiến trong tháng 7 sẽ cung cấp trở lại. Trước đây VTC Now phát triển dịch vụ trên nền tảng của Brightcove và Accedo của Mỹ, hiện nay VTC Now sẽ chuyển sang hợp tác với một nhà cung cấp hạ tầng trong nước.
"Việc chuyển về hợp tác với một đơn vị trong nước sẽ giúp VTC Now giảm bớt gánh nặng về đầu tư, cũng như có những bước đi dài hơi hơn. Thời điểm này Đài VTC đang gặp khó khăn rất lớn về tài chính, cũng như không nắm giữ về công nghệ nên mất đi những lợi thế khi phát triển dịch vụ nội dung trên môi trường số", nguồn tin này cho hay.
Cũng theo nguồn tin trên, làm nội dung trên OTT ở Việt Nam hiện nay chưa có đơn vị nào có lãi, do đó việc làm sao để có thể phát triển dài hơi rất cần phải tính toán đến các khả năng để tăng doanh thu. Sắp tới VTC Now sẽ hợp tác với đối tác trong nước để phát triển nhiều nội dung tương tác, tính tới phương án thu phí dịch vụ trên VTC Now sớm hơn dự kiến để tăng khả năng doanh thu.
Thông tin Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC gặp khó khăn về tài chính được nhiều nhân viên của Đài này chia sẻ từ đầu năm 2019. Vào ngày 1/7/2019 vừa qua, Giám đốc Đài VTC đã gửi một bức tâm thư tới toàn bộ nhân viên của Đài. Theo nội dung bức thư này, đến hết quý I/2019 Đài đã mất cân đối thu chi trầm trọng, kinh phí chi cho sản xuất bị thu hẹp, Đài vẫn chưa trả được tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động, chưa nộp thuế cho nhà nước, tiền điện, nước, tiền ăn trưa và đặc biệt là 3 tháng tiền lương của người lao động.
Tuy nhiên, Giám đốc Đài VTC đã hứa, không lâu nữa căng thẳng về tài chính cho hoạt động sản xuất và tiền lương của người lao động sẽ được giải quyết, các khoản nợ phát sinh trong những năm gần đây cũng sẽ được thanh toán.
Theo ICTNews
Start-up có giải pháp đột phá về viễn thông sẽ nhận thưởng 1 tỷ đồng Mức thưởng hơn 1 tỷ đồng vừa được Viettel đưa ra nhằm tìm kiếm các start-up sở hữu những giải pháp đột phá có khả năng kết hợp cùng thế mạnh của dịch vụ viễn thông. Sáng 15/6, Viettel Telecom đã phối hợp cùng với VietChallenge tổ chức lễ phát động cuộc thi Tìm kiếm giải pháp sáng tạo toàn cầu (Viettel Advanced...