Cá mập nghiện cocaine
Trong một lần đi thực tế quan sát lặn, nhà sinh vật học biển Tom Hird và nhà khoa học môi trường của Đại học Florida (Mỹ) Trancy Fanara quan sát được một con cá mập cát liên tục bơi theo vòng tròn hẹp dù trước tầm mắt nó không có gì.
Cá mập ở bờ biển Florida. Ảnh: Reuters
Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đặt các mô hình giống cocaine bên cạnh những con thiên nga giả dưới biển. Đáng ngạc nhiên, những con cá mập liền tiến thẳng đến cắn vào kiện hàng và bỏ qua những con thiên nga.
Tuy nhiên, ông Hird cũng thừa nhận: “Có nhiều yếu tố khác nhau gây ra hành vi kỳ lạ của cá mập ở Florida, không chỉ có mỗi khả năng chúng ăn nhầm cocaine”.
Hàng năm, những kẻ buôn lậu thường bỏ lại cả tấn cocain ở các vùng biển quanh Florida (Mỹ) để đồng bọn thu gom hoặc tránh bị bắt. Tháng trước, Hải cảnh Mỹ đã thu giữ hơn 6.400 kg cocaine ở biển Caribe và Đại Tây Dương, với giá trị ước tính là 186 triệu USD (4,4 nghìn tỉ đồng).
Giới khoa học cảnh báo về hiện tượng cá mập có thể 'nghiện ma túy'
Các nhà khoa học lo ngại những con cá mập ở vùng biển Florida (Mỹ) có thể ăn phải cocaine do những băng nhóm buôn lậu vứt xuống biển.
Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho loài vật này.
Theo các chuyên gia, trong hàng thập kỷ, có nhiều bọc cocaine lớn trôi dạt vào bãi biển Florida.Chúng là hàng buôn lậu từ Nam Mỹ và Trung Mỹ. Trên thực tế, những bọc hàng ma túy này thường bị vứt xuống biển giao cho nhóm buôn lậu và trốn sự truy bắt của cảnh sát. Thủy triều và hải lưu sẽ đẩy chúng vào bờ.
Tháng 6/2023, lực lượng tuần duyên Mỹ cho biết họ đã thu giữ được 6.400 kg cocaine ở vùng biển Caribe và Đại Tây Dương, với ước tính giá trị lên tới 186 triệu USD.
Các nhà khoa học phát hiện ra hành vi kỳ lạ của một số con cá mập ở ngoài khơi Florida.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học mới đây cho biết, họ đã phát hiện ra hành vi lạ của một số con cá mập, đồng thời thực hiện thí nghiệm với loài cá này ở ngoài khơi Florida.
Với số lượng lớn cocaine trôi nổi như trên, nhà sinh vật biển Tom Hird và nhà khoa học môi trường Tracy Fanara ở ĐH Florida đã thực hiện một loạt thí nghiệm để xem liệu những con cá mập ở ngoài khơi Florida có ăn ma túy bị vứt xuống biển hay không. Nếu có ăn thì ma túy sẽ có ảnh hưởng tới chúng hay không.
Sau cùng, theo chuyên gia Tom Hird, mục đích cuối cùng mà các nhà khoa học hướng đến là tìm hiểu về những tác động của nguồn ma túy bất hợp pháp này có thể gây ra đối với hệ sinh thái biển.
Liệu cá mập có ăn phải cocaine?
Cá mập ở Mỹ có hành vi bất thường
Nhiều con cá mập có hành vi lạ trong các thí nghiệm của nhóm nghiên cứu.
Theo đó, chuyên gia Tom Hird và Tracy Fanara đã tập trung tìm hiểu về quần đảo Florida Keys, nơi những ngư dân thường kể các câu chuyện về cá mập ăn ma túy trôi vào khu vực do tác động của dòng hải lưu.
Trong chương trình Shark Week của kênh Discovery, hai vị chuyên gia này đã cùng lặn với cá mập để có thể quan sát bất kỳ hành vi khác thường và theo dõi xem loài vật này có hành động bất ngờ hay không.
Cụ thể, trong một lần lặn, có một con cá mập đầu búa (Sphyrna mokarran), một loài cá luôn đề phòng con người, đã lao thẳng vào đội lặn trong lúc nó bơi nghiêng. Ngoài ra, ở xác tàu tại độ sâu 18m so với bề mặt nước, chuyên gia Tom Hird còn bắt gặp một con cá mập cát (Carcharhinus plumbeus) liên tục bơi theo vòng tròn hẹp.Dường như con cá mập này đang lưu luyến với một thứ gì đó, mặc dù nó không tồn tại.
Để tìm hiểu kỹ hơn, Tom Hird và Tracy Fanara đã thiết kế 3 thí nghiệm nhằm xem cá mập sẽ có phản ứng ra sao với những kiện hàng cocaine được vứt xuống nước. Theo đó, họ tạo ra những kiện hàng với kích thước tương tự nhau và có hình dáng giống với các bọc cocaine thật mà những người buôn lậu ma túy từng thả xuống biển.
Các nhà khoa học lo ngại rằng, nhiều cocaine trôi nổi trên biển có thể là nguy cơ đối với nhiều loài cá mập.
Với thí nghiệm thứ nhất,các chuyên gia đã thả đồng thời một con thiên nga giả và một kiện hàng tương tự như bọc cocaine thật xuống biển. Kết quả, điều bất ngờ là những con cá mập đã không tấn công thiên nga, thay vào đó chúng bơi thẳng tới kiện hàng và tranh nhau cắn xé. Một con cá mập còn lôi cả kiện hàng và bơi đi xa.
Với thí nghiệm thứ hai, nhóm chuyên gia đã tạo ra bóng mồi từ bột cá. Đây là thứ có khả năng kích hoạt cảm giác hưng phấn ở loài cá mập tương tự như khi ăn phải cocaine. Kết quả, sau khi ăn phải loại bột này, những con cá mập trở nên vô cùng cuồng loạn.
Cuối cùng, với thí nghiệm thứ 3,các chuyên gia đã thả những kiện cocaine giả từ máy bay để mô phỏng về hành động thả ma túy trong thực tế. Kết quả, nhiều con cá mập, trong đó có loài cá mập hổ (Galeocerdo cuvier) đã ngay lập tức bơi về phía các kiện hàng.
Các nhà khoa học trên thừa nhận rằng, những nghiên cứu trên của họ chưa thực sự chứng minh được những con cá mập đã ăn phải cocaine hay chưa. Bởi những thí nghiệm trên cần được lặp lại nhiều lần để rút ra kết luận. Tuy nhiên, ông Tom Hird hy vọng chương trình sẽ góp phần mở ra nhiều nghiên cứu hơn trong khu vực, nhất là cách các loại dược phẩm như caffein, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm... gây ảnh hưởng đến động vật.
Trong thời gian tới, nhà sinh vật biển Tom Hird sẽ thực hiện nhiều bài kiểm tra hơn với các mẫu mô và máu nhằm xác định có bằng chứng về có cocaine ở trong cơ thể cá mập hay không.
Nóng: Bí ẩn lớn nhất của siêu cá mập Megalodon sáng tỏ - Hiểu lầm được gỡ bỏ! Siêu cá mập Megalodon từng là loài săn mồi thống trị đại dương Trái Đất. CNN trích nghiên cứu mới nhất trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ về loài siêu cá mập Megalodon cho hay: Megalodon, một trong những loài cá mập đáng sợ nhất từng sống trên Trái Đất, không phải là "kẻ săn...