Ca mắc COVID-19 ở Anh quá cao, xuất hiện kêu gọi khẩn cấp về biến thể Delta Plus
Các ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở Anh cao hơn nhiều so với các nước châu Âu khác đã làm xuất hiện lời kêu gọi nghiên cứu khẩn cấp về khả năng biến thể Delta Plus có liên quan.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg, các ca nhiễm COVID-19 ở Anh đã khiến đất nước này bị bỏ lại phía sau phần còn lại của châu Âu. Trước tình hình này, chuyên gia Scott Gottlieb, cựu Ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, đã kêu gọi tiến hành nghiên cứu khẩn cấp về biến thể có tên Delta Plus để tìm hiểu sự liên quan.
Là quốc gia đi nhanh hơn trong việc mở cửa trở lại và nới lỏng các hạn chế so với các nước châu Âu khác, Anh đã ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục trong hơn 3 tháng qua vào ngày 17/10. Theo dõi của Bloomberg cho thấy, số ca tử vong hàng tuần do COVID-19 ở Anh đã lên tới 800 ca/tuần trong sáu tuần qua, cao hơn so với các quốc gia Tây Âu khác.
Anh cũng là nước chậm trễ trong việc triển khai vaccine COVID-19 cho thanh thiếu niên do lo ngại một số tác dụng phụ làm giảm lợi ích của vaccine trong việc giúp trẻ em ít nguy cơ bị bệnh nặng hơn. Sự chậm trễ này đồng nghĩa hầu hết trẻ em ở Anh không được tiêm vaccine cho đến khi năm học bắt đầu và hiện là nhóm tuổi đang chứng kiến mức độ lây nhiễm cao nhất trong dân số.
Nghiên cứu React-1 mới nhất do Đại học Hoàng gia London dẫn đầu cho thấy, tỷ lệ nhiễm COVID-19 đang gia tăng ở những người từ 17 tuổi trở xuống tại Anh. Tỷ lệ lây nhiễm ở nhóm tuổi này là 1,18, có nghĩa là trung bình cứ 10 thanh niên bị nhiễm bệnh lại truyền cho khoảng 12 người khác.
Trong trên trang Twitter cá nhân, chuyên gia Gottlieb viết: “Nước Anh ghi nhận ca COVID mới cao nhất trong 3 tháng khi biến thể Delta AY.4 với đột biến S:Y145H tăng 8% trong số các ca nhiễm được giải trình tự gien ở Anh. Chúng ta cần nghiên cứu khẩn cấp để tìm hiểu xem liệu Delta Plus có dễ lây truyền hơn, có khả năng tránh miễn dịch một phần hay không”.
Video đang HOT
Chủng virus Delta Plus mà ông Gottlieb lưu ý có chứa đột biến K417N, gây lo ngại vì nó cũng là đột biến ở biến thể Beta, có liên quan đến tăng nguy cơ tái nhiễm.
Ông cho rằng, “không có dấu hiệu rõ ràng Delta Plus dễ lây nhiễm hơn đáng kể, nhưng chúng ta nên nghiên cứu để nhận diện nhanh hơn những đặc điểm này và các đột biến mới khác”.
Ông Gottlieb, người từng giữ vị trí trong ban giám đốc của Pfizer, đã lãnh đạo FDA từ năm 2017 đến 2019. Ông hiện đang quảng bá cho cuốn sách mới của mình, có tiêu đề “Sự lây lan không kiểm soát: Tại sao COVID-19 lại đè bẹp chúng ta và cách ta có thể đánh bại đại dịch tiếp theo”.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào cuối tháng 6, các nhà nghiên cứu tại Anh cho biết vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy đột biến bổ sung đáng lo ngại hơn. Và theo một bài báo của Đức vào đầu tháng 10 này, trong khi cả biến thể Delta và Delta Plus đều lây nhiễm vào các tế bào phổi hiệu quả hơn so với chủng COVID-19 ban đầu, Delta Plus dường như không nguy hiểm hơn đáng kể so với Delta.
Tại Anh, theo Văn phòng Thống kê Quốc gia, tỷ lệ người có kết quả xét nghiệm dương tính tiếp tục tăng trong tuần kết thúc vào ngày 9/10, với ước tính 890.000 ca COVID-19, tức khoảng 1/60 người.
Tỷ lệ người có kết quả xét nghiệm dương tính từ ngày 29/8 đến ngày 9/10 cao nhất ở nhóm độ tuổi từ 7 đến 11, tiếp theo là nhóm 11 – 15 tuổi. Hơn 8% số người trong độ tuổi này có kết quả dương tính trong giai đoạn trên, so với chỉ 0,6% ở những người trong độ tuổi 25-34.
Cho đến nay, Anh đã ghi nhận gần 140.000 trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19.
Jim Naismith, Giáo sư tại Đại học Oxford, viết hôm 15/10: “Hiện tại, Anh có tỉ lệ nhiễm COVID-19 cao hơn hầu hết các quốc gia tương đương khác, điều này không chỉ thể hiện trong các xét nghiệm dương tính mà còn ở các ca nhập viện và tử vong”. Mỗi cái chết “đại diện cho một thảm kịch” – ông Naismith nhấn mạnh.
Các 'quý cô bệnh tật' gây tranh cãi
4 cô gái bị gọi mỉa mai là "quý cô bệnh tật", bị chỉ trích là lợi dụng mắc bệnh để thu hút dư luận nhằm quảng cáo và bán sản phẩm sức khỏe.
Họ phản bác lại.
Cuộc tranh cãi nổ ra sau khi Health Times , ấn phẩm của People's Daily, xuất bản bài viết lên án những cô gái thường xuyên đăng ảnh ốm yếu, nằm viện để bán thuốc. Họ trang điểm cầu kỳ, chia sẻ ảnh chụp tại phòng bệnh và nói mình mắc ung thư tuyến giáp, nhân giáp, ung thư vú, trầm cảm...
Sau một thời gian, các "quý cô bệnh tật" sẽ tuyên bố khỏi bệnh, đồng thời chia sẻ mẹo phục hồi sau phẫu thuật, mục đích là để quảng bá sản phẩm liên quan, chẳng hạn miếng dán chữa sẹo lồi. Công thức chung của những bức ảnh là áo quần bệnh viện, gương mặt được trang điểm tinh tế và người chụp nằm trên giường bệnh.
Một bác sĩ giấu tên nói rằng thông thường bệnh nhân sẽ không được phép mang đồ trang điểm cầu kỳ khi nhập viện. Họ chỉ được mang sữa rửa mặt hoặc xà phòng.
Zhang Jijing, đến từ Hàng Châu, chụp ảnh tại bệnh viện. Ảnh: Zhang Jijing
Trong một bức ảnh, 4 "quý cô bệnh tật" được chụp ở bệnh viện. Một người trong số đó đang quảng cáo sản phẩm với dòng mô tả: "Món quà tình yêu từ mẹ mình". Cả 4 cô gái đã phủ nhận cáo buộc "lợi dụng", cho biết họ thực sự nằm viện vì mắc bệnh hiểm nghèo và chưa từng bán bất cứ sản phẩm nào.
"Tôi cần làm rõ rằng bức ảnh kia được chụp vào ngày tôi làm phẫu thuật, để thông báo đến gia đình và bạn bè rằng ca phẫu thuật diễn ra rất tốt đẹp. Tôi không bán sản phẩm. Tôi đăng video vì một số người theo dõi cũng bị bệnh tuyến giáp đã nhìn thấy vết sẹo ở cổ. Họ hỏi tôi về ca phẫu thuật", Zhang Jijing, đến từ Hàng Châu, chia sẻ trên nền tảng Weibo.
Một người phụ nữ khác cho biết hình ảnh của cô được chụp trong thời gian nằm viện cách đây hai năm, khi làm phẫu thuật loại bỏ sẹo phổi.
"Có gì sai khi đắp mặt nạ trước và sau khi phẫu thuật? Chẳng bác sĩ hay y tá nào cấm đoán điều này. Tôi thích làm đẹp và chia sẻ hình ảnh của mình, nhưng tôi chưa từng bán bất cứ loại sản phẩm nào", cô nói.
Cô gái thứ tư đã đăng tải hồ sơ bệnh án ca phẫu thuật ung thư tuyến giáp vào năm ngoái lên Weibo, cho biết cô nghiên cứu rất nhiều trước ca phẫu thuật và mong muốn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân để giúp đỡ người khác. Bài đăng của cô thu hút 110 triệu lượt xem bởi hashtag "Tôi không phải quý cô bệnh tật".
"Quý cô là một từ ngữ đẹp để miêu tả người phụ nữ. Nhưng việc gọi chúng tôi là 'quý cô bệnh tật lại mang hàm ý kỳ thị một cách đáng xấu hổ", cô nói.
Một người dùng mạng xã hội bình luận: "Chỉ vì họ trông xinh đẹp, họ bị chỉ trích. Tại sao lại dùng thuật ngữ như vậy để xúc phạm phụ nữ. Họ là bệnh nhân, không phải quý cô bệnh tật".
Cháy bệnh viện điều trị COVID-19 ở Romania, 9 người thiệt mạng Khoảng 15 giờ ngày 1/10 (giờ Việt Nam), một bệnh viện điều trị COVID-19 tại thành phố Constanta của Romania bất ngờ bốc cháy. Nhân viên cứu hỏa sơ tán bệnh nhân khỏi bệnh viện sau vụ hỏa hoạn tại Constanta, Romania, ngày 1/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo giới chức địa phương, đã có ít nhất 9 người thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn...