Cả lớp học sinh giỏi, thật không?
Thời điểm bế giảng năm học cũng là lúc nhà nhà, người người khoe bảng điểm đẹp như mơ; báo cáo tổng kết năm học của các nhà trường, các phòng GD-ĐT cũng nêu những con số ‘khủng’ về học sinh khá giỏi. Nhưng đâu là sự thật đằng sau những bảng điểm đẹp này?
Số lượng học sinh có điểm học lực khá giỏi ngày càng tăng
Ngỡ ngàng vì con giỏi toàn diện !
Nhiều người cho biết, nhận bảng điểm của con mà cha mẹ còn ngỡ ngàng vì con giỏi toàn diện quá!
Thực tế, học sinh (HS) giỏi ở rất nhiều trường thường áp đảo so với HS tiên tiến và càng hiếm HS trung bình. Tại Hà Nội, theo thống kê của Sở GD-ĐT, 2 năm học gần đây, số lượng HS đạt điểm 10 môn toán ở mỗi khối đều trên 35.000; môn tiếng Việt đều trên 20.000; cấp trung học (gồm THCS và THPT) có tới hàng trăm nghìn HS giỏi.
Trên bình diện cả nước, ở cấp tiểu học, theo thống kê của Bộ GD-ĐT về đánh giá HS cuối năm học, mức độ hoàn thành và phát triển phẩm chất đạt 100%; mức độ hoàn thành và phát triển năng lực đạt 99,9%. Điểm kiểm tra cuối năm các môn học thì tỷ lệ HS có điểm trung bình trở xuống chỉ chiếm chưa đầy 1% ở tất cả các môn, còn lại đều trên trung bình… Ví dụ, năm 2017, số lượng HS hoàn thành tốt các môn học ở tiểu học trên cả nước là rất cao so với số hoàn thành và chưa hoàn thành: môn toán 49,15%, môn tiếng Việt hơn 43%, môn khoa học hơn gần 65%…
Ở bậc trung học, cả nước có tới vài triệu HS khá giỏi và tỷ lệ này tăng dần đều theo các năm. Cụ thể, ở cấp THCS, thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy năm 2015, tỷ lệ HS có học lực khá giỏi gần 60%, đến năm 2016 đạt hơn 60%. Cấp THPT, năm 2015 số HS khá giỏi cũng khoảng trên 47%, năm 2016 là hơn 50%… Năm 2017, cấp THCS, tỷ lệ HS đạt kết quả khá giỏi là 61,52% (trong đó HS giỏi chiếm 24,31%), HS yếu kém chiếm 4,4%. Ở cấp THPT, HS khá giỏi đạt 65,32%, trong đó HS giỏi chiếm 16,44%.
Lên lớp cao nhưng hổng kiến thức căn bản
Video đang HOT
Một phụ huynh có con học lớp 9 THCS ở Q.Đống Đa (Hà Nội) cho biết cả lớp không có HS nào xếp loại tiên tiến, tất cả đều HS giỏi. Toàn trường rất hiếm HS tiên tiến, lớp nào nhiều lắm thì vài em, còn lại là HS giỏi. Để được HS giỏi thì điểm tổng kết trung bình các môn đều rất cao, hầu hết là trên 8,0. Tuy nhiên, kết thúc năm học thì GV chủ nhiệm có lời khuyên rất… chân thành là sau kỳ thi vào lớp 10, phụ huynh nên cho con đi học bổ trợ lại kiến thức THCS của các môn không thi như lý, hóa, sinh… để HS vào lớp 10 có thể theo được, vì thực chất việc dồn hết thời gian cho việc học văn, toán để đi thi của các năm cuối cấp đã khiến kiến thức của các môn kia bị hổng.
Ông Nguyễn Thiết Sơn, Hiệu trưởng Trường Kim Liên, một trong những trường THPT tốp đầu của Hà Nội, : “Khi chúng tôi tiếp nhận HS vào lớp 10, dù điểm đầu vào rất cao nhưng khi các em làm bài kiểm tra đầu năm những môn lý, hóa thì thấy những kiến thức rất căn bản cũng không nắm được, nên các thầy cô dạy THPT rất khổ”.
Với cấp THCS, sau 3 năm áp dụng hình thức xét tuyển vào lớp 6, bà Lê Kim Anh, Hiệu trưởng THCS Cầu Giấy (Hà Nội), nhận định: “Khi chúng tôi xét tuyển hồ sơ thì có hiện tượng quá nhiều hồ sơ giống nhau. Còn có hiện tượng phụ huynh chạy theo thành tích, giải thưởng…”.
Theo GS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học VN, nếu tình trạng các trường đánh giá học lực của HS không đúng thực chất thì trong tương lai gần, HS lên lớp cao hơn nhưng lại bị rỗng kiến thức căn bản từ lớp học dưới. Chẳng hạn HS vào cấp THPT nhưng những điều cơ bản nhất ở cấp tiểu học và THCS thì lại không biết gì, không nắm được hoặc viết câu văn sai.
“Là người hướng dẫn nghiên cứu sinh nhiều năm nay, tôi từng đọc những luận văn của người làm luận án tiến sĩ viết trong có một trang giấy mà đã mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp câu. Điều này cho thấy, họ đã không nắm chắc kiến thức ngữ văn từ cấp học dưới”, GS Dong nói.
Tại một cuộc hội thảo về chất lượng giáo dục phổ thông do Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vào cuối năm 2017, ông Nguyễn Đình Anh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An, thẳng thắn cho rằng nếu đánh giá thực chất thì tỷ lệ HS đạt yêu cầu từ trung bình trở lên chỉ đạt khoảng 60%.
Ông Anh : “Chất lượng học tập của HS đạt khá, giỏi mà Bộ GD-ĐT đánh giá là chưa thực chất. Bởi đánh giá cho đúng thì chất lượng học tập của HS phải đạt cả hai mặt: nắm chắc kiến thức văn hóa và phải thực hành thí nghiệm thành công kiến thức đã học được”. (còn tiếp)
Muốn nhiều HS giỏi để đạt danh hiệu thi đua
Theo GS Phạm Tất Dong, việc có quá nhiều HS đạt điểm cao, điểm giỏi cho thấy ở nhiều trường, các thầy cô giáo đã dễ dãi khi chấm điểm HS. Nguyên nhân có thể phân tích ở 2 khía cạnh. Thứ nhất, tâm lý của nhiều người có thể vì thương học trò, muốn các cháu có học bạ đẹp để xét tuyển. Mặt khác, có những trường hợp HS học lực không được tốt nhưng phụ huynh tìm cách xin thầy cô giáo chấm nương tay hơn. Thứ hai, ở các trường vẫn còn tồn tại “bệnh thành tích”, muốn có nhiều HS giỏi để đạt được danh hiệu thi đua.
Có phụ huynh phản ánh điểm tổng kết cuối năm học chủ yếu tính điểm học kỳ 2 nên học kỳ 1 các thầy cô còn đánh giá tương đối chặt chẽ, đến học kỳ 2 có tâm lý “tháo khoán”. Không ít giáo viên còn kỳ công làm 2 bảng điểm cho mỗi HS, 1 bảng điểm là điểm thật để phụ huynh biết con mình học tập ra sao, 1 là bảng điểm đã được “ làm đẹp” để con được công nhận là HS giỏi, HS tiên tiến. Bảng điểm thật cũng được giáo viên đề nghị phụ huynh mang về cho con xem, tránh đưa bảng điểm đã được làm đẹp để HS có tâm lý ỷ lại, không chịu phấn đấu và thậm chí coi thường giáo viên.
Theo TNO
Từ nghi án lộ đề thi, giáo viên đưa nhau ra tòa
Sự việc hi hữu xảy ra tại TPHCM, hai giáo viên cùng ở TPHCM gặp nhau ở tòa liên quan đến việc lộ đề thi giữa kỳ. Bị tòa buộc bồi thường và xin lỗi công khai, thầy Trần Quang Huy đang làm đơn kháng cáo, đề nghị hiệu trưởng nhà trường và đại diện của Sở GD-ĐT ra tòa đối chứng.
Vào ngày 23/4, TAND quận 2, TP.HCM xét xử vụ đòi bồi thường thiệt hại do uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm giữa nguyên đơn là bà Phan Thị Bích Ngọc (46 tuổi) và nam đồng nghiệp là ông Trần Quang Huy (40 tuổi). Cả hai cùng là giáo viên Văn tại Trường THPT Thủ Thiêm.
Đây là sự việc hi hữu gây chú ý cho đội ngũ giáo viên ở TP.HCM, liên quan đến vấn đề chuyên môn trong dạy học.
Vào tháng 3/2017, ông Trần Quang Huy đăng tải trên trang cá nhân về việc lộ đề thi giữa kỳ môn Văn dành cho học khối 10 năm học 2016-2017. Theo ông Huy, đề ra giống với đề đã được cô Phan Thị Bích Ngọc và một giáo viên khác đã cho học sinh chép đầy đủ vào vở Văn ở những lớp hai giáo viên này phụ trách trước ít ngày diễn ra kỳ thi.
Thầy Huy cũng đăng tải ảnh chụp bản viết tay đề thi phần đọc hiểu trong vở của học sinh trùng với đề thi diễn ra trên lớp và thầy cũng bày tỏ nghi ngờ về việc 2 giáo viên trên làm lộ đề thi. Trạng thái này thu hút rất nhiều người chia sẻ, bình luận.
Ngay sau đó, cô Phan Thị Bích Ngọc đã gửi đơn tố cáo thầy Trần Quang Huy lên nhà trường với lý do thầy Huy vu khống, bịa đặt, thiếu căn cứ, mang tính bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân cô trên Facebook.
Cô Ngọc cũng yêu cầu Văn phòng thừa phát lại quận Bình Thạnh lập vi bằng nội dung để làm chứng cứ. Sau khi có kết luận của Ban giám hiệu nhà trường về việc "không có chuyện lộ đề thi", bà Ngọc yêu cầu ông Huy gỡ bỏ thông tin sai sự thật và xin lỗi mình trên Facebook.
Khi đề nghị này không được thầy Huy chấp nhận, cô Ngọc khởi kiện lên tòa, yêu cầu TAND quận 2 buộc ông Huy xin lỗi công khai và bồi thường danh dự cho bà. HĐXX đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nữ giáo viên, tuyên buộc thầy Huy xin lỗi cô Ngọc công khai tại nơi làm việc, do đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, xúc phạm danh dự, uy tín đồng nghiệp. Đồng thời, tòa buộc ông Trần Quang Huy bồi thường gần 20 triệu đồng cho bà Ngọc.
Đề thi giữa kỳ và đề trong vở chép tay của học sinh trong vụ việc lộ đề thi tại Trường THPT Thủ Thiêm từng gây xôn xao vào năm học trước
Sau bản án này, ông Trần Quang Huy gửi đơn lên Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định về sự việc đề thi bị lộ là có thật và đưa ra những thông tin, dẫn chứng về sự việc lộ đề thi. Giáo viên dạy Văn này cũng phản ánh việc, hiệu trưởng nhà trường thời điểm đó là ông Phạm Văn Nghĩa đã không tiến hành xác minh mà tự đưa ra kết luận "không lộ đề" gửi báo cáo lên Sở GD-ĐT TPHCM. Còn Sở GD-ĐT chưa về trường để xác minh mà căn cứ theo báo cáo của hiệu trưởng để đưa ra kết luận không lộ đề.
Bên cạnh đó, không chấp nhận tuyên buộc của TAND quận 2, ông Trần Quang Huy cũng gửi đơn kháng cáo lên TAND TP.HCM Theo ông Huy, bản án của tòa quận 2 chưa phản ánh đúng sự việc. Ông Huy đề nghị tòa cần triệu tập nguyên Hiệu trưởng trường THPT Thủ Thiêm là ông Phạm Văn Nghĩa và đại diện Sở GD-ĐT TPHCM tham gia với tư cách là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan để đối chứng nhưng bị từ chối. Trong phiên sơ thẩm, ông nêu ra đề nghị này nhưng bị tòa từ chối.
Lê Đăng Đạt
Theo Dân trí
Nhận hồ sơ đăng ký ký xét tuyển đại học từ 1.4 Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về tuyển sinh năm 2018, từ ngày 1 - 20.4 là thời gian các Sở GD-ĐT và các điểm thu hồ sơ tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi THPT, đăng ký xét tuyển đại học đợt 1. Thí sinh đang thực hiện thao tác điều chỉnh nguyện vọng trong mùa tuyển sinh năm 2017 ẢNH...