Ca khúc tuổi thơ “Mẹ Đi Vắng” được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phổ nhạc từ những câu hát nghêu ngao của vị đạo diễn này?
Có ba là một nhà văn nổi tiếng nhưng sự nghiệp của Nguyễn Quang Dũng lại gắn liền với vai trò đạo diễn/ nhà sản xuất đứng sau thành công của nhiều tác phẩm điện ảnh chất lượng. Nhưng thực tế rằng âm nhạc mới chính là lần chạm ngõ đầu tiên của anh cùng nghệ thuật.
Nói Nguyễn Quang Dũng có xuất thân “hiển hách” chắc cũng chẳng sai bởi tuổi thơ của vị đạo diễn này lớn lên cùng với những vần thơ đẹp đẽ, áng văn bất hủ và cả những giai điệu trữ tình nhất từ các bậc cha chú. Niềm cảm hứng nghệ thuật trong anh dường như đã được nuôi dưỡng ngay từ khi còn rất nhỏ, thông qua đôi ba lần gặp gỡ rồi “mở chai rượu ngon” của ba anh – nhà văn Nguyễn Quang Sáng cùng các bằng hữu là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Phạm Trọng Cầu, nhà thơ Nguyễn Duy…
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là đồng sáng tác của ca khúc “Mẹ Đi Vắng” với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
“Mẹ Đi Vắng” là một trong những sáng tác dành cho thiếu nhi nổi tiếng trong sự nghiệp đồ sộ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Dù vậy, không phải ai cũng biết rằng ca khúc vốn đã nằm lòng biết bao nhiêu thế hệ thực chất xuất phát từ vài ba câu ngân nga của một cậu bé, người mà ngày nay người ta thường nhớ đến qua cái tên Dũng “khùng”. ” Mẹ đi vắng, mẹ đi vắng, con sang chơi nhà bạn/ Con cầm cây đàn con hát/ Hát cho mẹ về với con “, câu hát mà Nguyễn Quang Dũng vô tư hát trong năm tháng tuổi thơ được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ghi nhớ rồi phổ nhạc để trở thành một bài hát hoàn chỉnh.
Chẳng phải một cây bút sắc sảo và cần mẫn như ba, dấu ấn nghệ thuật đầu tiên của Nguyễn Quang Dũng chính là trở thành đồng tác giả một bài hát, dẫu lúc đó anh còn chưa hiểu rõ khái niệm về âm nhạc hay biết nó tròn méo ra sao… Thuở ấy, cậu bé nhỏ tuổi đã vinh dự được xếp cạnh tên vị nhạc sĩ lớn của Việt Nam ở dòng ghi chú dành cho người sáng tác. Trong một cuộc phỏng vấn thực hiện nhiều năm trước đây, Nguyễn Quang Dũng tiết lộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng hào phóng nhường toàn bộ số tiền nhuận bút 70 đồng từ “Mẹ Đi Vắng” cho anh.
Từ một câu ngân nga vô thưởng vô phạt của cậu bé Nguyễn Quang Dũng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhớ lại và phổ nhạc thành một bài hát hoàn chỉnh.
Từ những câu hát hồn nhiên mà một cậu bé ngẫu hứng mỗi ngày cho đến một ca khúc mà hàng triệu trẻ em yêu thích, “Mẹ Đi Vắng” có hàng chục năm trời len lỏi bền bỉ trong đời sống thường nhật của bao thế hệ người Việt. Khi thì được in trên tờ báo giấy, vang lên từ chiếc loa phường cũ kĩ ở một ngõ ngách nào đó hay lúc lại nhập nhoè phía sau chiếc vô tuyến hoài niệm.
Tròn hai thập kỷ trôi qua kể từ ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong khi Nguyễn Quang Dũng ở độ tuổi hơn 40 đã có vị trí vững vàng với điện ảnh thay vì âm nhạc thì “Mẹ Đi Vắng” vẫn ở đó, thỉnh thoảng xuất hiện đầy quen thuộc trên sóng truyền hình và cả những sân khấu văn nghệ lớn nhỏ trên khắp dải đất hình chữ S.
Một góc 'trẻ con' trong nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Tối 26/3, đêm mở màn Music Home mùa 3 với fomat mới đã chính thức lên sóng Truyền hình FPT với chân dung cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Như đã giới thiệu, chủ điểm của mùa thứ 3, chuỗi chương trình "nhà hát internet" Music Home là những nhạc sĩ đã có những đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam.
Theo đó, trong chương trình mở màn là cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cùng với âm nhạc là những câu chuyện đến từ người thân trong gia đình, người bạn và cả những người hâm mộ ông. Âm nhạc được trình diễn đan xen như sợi dây kết nối những câu chuyện về cuộc đời nhạc sĩ.
Để nói về sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có lẽ như thường, người ta chỉ cần tra google là có thể tìm hiểu. Những ca khúc của ông được nhiều người yêu mến có lẽ là một danh sách dài, cũng như những người yêu mến ông không chỉ là người Việt Nam, ở Việt Nam.
Tuy nhiên, những gì được tiết lộ trong Music Home đã giúp người nghe có cách cảm nhận về con người nhạc sĩ một cách thật gần gũi, giản dị và chân tình. Cũng từ đó, cảm nhận về âm nhạc, những sáng tác của ông trở nên sâu sắc hơn, thấm vào lòng người hơn.
Nhạc sĩ Trịnh Cóng Sơn tại Music Home 3
Qua lời kể của bà Trịnh Vĩnh Trinh, con đường đến với sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là từ biến cố gia đình: khi ba ông mất.
"Những tháng ngày đầu khi ba mất, ngày nào anh Sơn cũng lên mộ thăm ba. Cái nắng gắt trên núi Ngự Bình đã làm cho anh bị ốm nặng sau đó. Ít lâu, anh nói với má tôi muốn mua một cây đàn. Từ đó, anh viết nhạc. Tác phẩm đầu tiên của anh là Sương đêm , rồi Ướt mi và từ đó, anh trở thành nhạc sĩ" - bà Trịnh Vĩnh Trinh cho hay.
Không gian sống tại nhà của nhạc sĩ
Cũng vì cuộc sống mới tuổi 18 đã phải lo lắng bươn trải cùng má và 7 người em, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dường như đã dành hết thời gian của mình để gánh vác trách nhiệm gia đình.
"Lúc ba mất, anh còn quá trẻ. Nhưng anh lo dạy dỗ chúng tôi từ việc đọc sách, nề nếp sinh hoạt từ cách ăn mặc đến đi đứng đâu ra đó. Tôi cũng không nhớ có bị anh đánh không nhưng sau này, anh có từng bảo: vì lúc đó anh còn trẻ quá, không biết làm sao nên phải làm vậy" - bà Trinh trìu mến kể về anh trai.
Một góc 'trẻ con' trong nhà của nhạc sĩ
Trong mắt những người thân trong gia đình, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một người sống nhẹ nhàng, luôn tôn trọng người khác, không muốn đem những gì thuộc về riêng tư đưa ra công chúng cho nên gia đình cũng phải hội ý với người bạn thân thiết trước khi quyết định cho ra mắt cuốn "Thư tình gửi một người" trước mối tình của cố nhạc sĩ và Ngô Vũ Dao Ánh.
Cũng thật dễ thương khi bà Trinh chia sẻ, ở góc nào đó trong tâm hồn người anh của mình lại có cả tính trẻ con. Vì thế, góc sưu tập những món quà, những đồ chơi nhỏ của nhạc sĩ chính là chỗ khá riêng tư của ông trong căn nhà.
Được biêt, ý nguyện trước lúc mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là xây dựng Nhà nguyện tình yêu - một ngôi nhà tràn ngập tình yêu thuong dành cho mọi người nhưng chưa làm được. Hiện, dự án này được gia đình đang ấp ủ triển khai.
Cùng với những câu chuyện kể về nhân vật chính, các tác phẩm trình diễn được lựa chọn khá chọn lọc và có điểm nhấn. Bên cạnh Hà Lê, Bùi Lan Hương thì Hoàng Trang là giọng ca được chú ý tại đêm diễn này.
Cô được khen là có chất giọng rất phù hợp với các tác phẩm mà mình trình diễn. Thậm chí, nếu hình ảnh của cô được "nâng cấp" hơn nữa, chắc sẽ trở thành một gương mặt được gọi tên nhiều trên các sân khấu trong tương lai.
Sự xuất hiện đa dạng các giọng ca trong chuong trình của fomat mới cũng làm cho màu sắc âm nhạc trở nên phong phú.
Phần trình diễn của Hoàng Trang
Như chia sẻ của giám đốc nội dung, nhà báo Trần Quang Minh, ở fomat mới, chương trình không trình diễn một "top-hit collection" - tuyển tập những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ, cũng không ở mức khai thác những câu chuyện đời tư của họ. Music Home là cầu nối, là nơi có thể khẳng định và bổ sung những thông tin còn thiếu hoặc chưa chính xác về nghệ sĩ.
Không chỉ vậy, với mỗi một chương trình được làm mới, không dễ dàng gì để có thể mới được hoàn toàn khi đã có nhiều chương trình trước đó ra đời, Vì thế, với kinh nghiệm 20 năm làm nghề, giám đốc nội dung cho rằng, chỉ cần một yếu tố mới xuất hiện, cũng đã là thành công cho cả ê-kíp.
Nhìn lại số đầu tiên của Music Home mùa 3, có thể thấy đúng là như vậy.
Chương trình được cân bằng cả ở yếu tố: nội dung và âm nhạc. Nội dung có thể "cũ người, mới ta" còn âm nhạc là "bình cũ, rượu mới", vẫn đủ làm say lòng người yêu nhạc.
Nếu để nói chương trình đã khắc họa một cách trọn vẹn chân dung người nghệ sĩ (trong khuôn khổ chương trình) thì đó là những vẻ đẹp trong âm nhạc và tâm hồn người nghệ sĩ. Với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đó chính là tinh thần tự do, tự tại, yêu đời, nhẹ nhàng.
Thanh Lam, Thuỷ Tiên tri ân nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong đêm nhạc "Xin mặt trời ngủ yên" Đêm nhạc kỷ niệm 20 năm ngày mất của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn "Xin mặt trời ngủ yên" quy tụ những giọng ca hàng đầu như NSƯT Thanh Lam, Tùng Dương, Phạm Thu Hà, Hà Lê, Thuỷ Tiên,... Hàng năm, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam tổ chức các chương...