Cá heo quân sự bị đối thủ bắt đã tuyệt thực và chết
Âm thanh từ cá nhà táng được tự động lọc ra và phân loại thành tiếng ồn khác nhau. Các nhà khoa học Trung Quốc hy vọng có thể ngụy trang những thông điệp bí mật trong những âm thanh này.
Cá nhà táng và cá voi hoa tiêu sử dụng tần số âm thanh nhất định để định vị tiếng kêu.
Thông tin được ngụy trang trong âm thanh
Các thông điệp quân sự bí mật sẽ được che giấu trong các âm thanh của cá nhà táng và truyền qua các đại dương, các nhà khoa học ở Trung Quốc cho hay. Âm thanh của cá nhà táng được tự động lọc ra và phân loại thành tiếng ồn xung quanh. Các nhà khoa học Trung Quốc hy vọng có thể ngụy trang những thông điệp bí mật vào âm thanh này. Cá nhà táng và cá voi hoa tiêu sử dụng tần số âm thanh nhất định để định vị tiếng vang.
Âm thanh từ cá nhà táng được tự động lọc ra và phân loại thành tiếng ồn khác nhau. Ảnh Dail Mail.
Các nhà khoa học Trung Quốc được cho là đang phát triển phương pháp gửi tín hiệu âm thanh bí mật dưới nước mà không bị phát hiện. Họ tuyên bố các tín hiệu sẽ được ngụy trang thành dải âm thanh của cá voi và được chỉnh sửa bằng hệ thống mã hóa để tạo ra âm thanh của loài cá nhà táng bị thay đổi. Các thông điệp được thiết kế để không thể phân biệt được với tiếng ồn nền thông thường của đại dương.
Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố rằng, âm thanh của cá voi được các tàu và tàu ngầm tự động lọc ra và các thông điệp bí mật do đó sẽ được ngụy trang và không bị phát hiện. Jiang Jiajia, Giáo sư đo lường chính xác của Đại học Thiên Tân, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết phương pháp này ngụy trang các tín hiệu dưới biển, khiến chúng khó bị phát hiện hơn. Quá trình này được lấy cảm hứng từ cá nhà táng và cá voi hoa tiêu vây dài sử dụng sóng âm thanh như một hình thức định vị bằng tiếng kêu. Sóng âm thanh của chúng bị loại khỏi tất cả dữ liệu và được coi là tiếng ồn.
Hiện tại có hai cách để các tín hiệu âm thanh mang thông điệp bí mật có thể tránh bị phát hiện. Chúng là các tín hiệu sửa đổi được thiết kế để khó bị giải mã hơn nếu bị phát hiện hoặc là tín hiệu yếu hơn khó phát hiện hơn.
Sự thỏa hiệp giữa hai phía có nghĩa là các ứng dụng quân sự vẫn chưa được thiết lập.
Các nhà khoa học Trung Quốc hy vọng có thể ngụy trang những thông điệp bí mật trong những âm thanh từ cá nhà táng phát ra. Ảnh Dail Mail.
Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí chuyên ngành IEEE Communication, tàu ngầm dân dụng lẫn quân sự thường có hai cách nhận/chuyển thông điệp bí mật mà không bị phát hiện: sửa đổi đặc điểm tín hiệu làm kẻ địch khó giải mã hoặc gửi tín hiệu yếu để khó phát hiện hơn. Nhưng Giáo sư Tưởng Giai Giai, Đại học Thiên Tân đánh giá cả hai biện pháp đều có nhược điểm. Cách thứ nhất dựa trên một quá trình mã hóa, tạo ra tín hiệu không giống dạng sóng âm thanh tự nhiên do đó giống như đang báo động cho kẻ địch. Cách thứ hai hiệu quả trong việc che giấu nhưng không đảm bảo khi phải truyền qua một khoảng cách dài.
Nhà khoa học Hàn Quang Khiết của Đại học Công nghệ Đại Liên Trung Quốc cho biết, việc giấu thông điệp xuất hiện từ lâu và bị đánh giá lỗi thời trong chiến tranh thời hiện đại, tuy nhiên ứng dụng kỹ thuật này vào công tác bảo vệ liên lạc dưới biển là một ý tưởng mới mẻ. Theo ông, lợi thế của giấu thông điệp so với mã hóa cũng như nhiều phương pháp thông thường khác là thông điệp bí mật không bị chú ý. Thông điệp mã hóa có khó giải mã cỡ nào cũng sẽ thu hút sự quan tâm.
Video đang HOT
Ngoài ra thông điệp ẩn không có khác biệt gì âm thanh thông thường mà cá nhà táng hay cá voi đầu tròn vây ngắn phát ra, vì vậy kẻ địch cũng khó lòng giải mã chúng.
Cá nhà táng và cá voi hoa tiêu sử dụng tần số âm thanh nhất định để định vị tiếng kêu. Ảnh Dail Mail.
Bí mật âm thanh của loài động vật có vú khủng
Trong một thời gian dài, người ta tin rằng âm thanh cá nhà táng phát ra chỉ nhằm mục đích giao phối. Nhưng một số chuyên gia cho rằng, các “bài hát” cũng giúp động vật có vú khám phá môi trường xung quanh. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại cảnh cá voi lưng gù thay đổi tiếng kêu khi chúng di chuyển đến đồng cỏ mới để phù hợp với tiếng kêu của những con khác xung quanh chúng. Nghiên cứu những âm thanh này có thể giúp loài cá voi tìm được nhau và tập hợp lại với nhau tốt hơn khi ở vùng nước xa lạ.
Các nhà khoa học rất khó nghiên cứu âm thanh từ cá voi này vì loài vật nhút nhát này nổi tiếng là khó quan sát và mỗi loài có giọng kêu khác nhau.
“Cá voi lưng gù kêu lên bằng cách sử dụng các nếp gấp trong thanh âm rung ở tần số thấp khi không khí đẩy qua chúng. Người ta cho rằng, chúng có các túi khí đặc biệt tiếp giáp với các dây thanh âm nối với phổi. Những điều này cho phép cá voi truyền không khí giữa phổi, túi và dây thanh âm mà không làm mất đi bất kỳ nguồn cung cấp không khí quý giá nào. Liệu nó có được áp dụng thực tế và cuối cùng có đáng giá hay không lại là một câu hỏi khác”, Tiến sĩ Timothy Peacock, giảng viên Lịch sử tại Đại học Glasgow, Anh nói với MailOnline.
Một số chuyên gia cho rằng, các “bài hát” cũng giúp động vật có vú khủng khám phá môi trường xung quanh. Ảnh Dail Mail.
“Hải quân Hoa Kỳ đã thử nghiệm một dự án tương tự giữa những năm 1950 và 1970 để tìm kiếm thông tin liên lạc bằng cách mô phỏng âm thanh của cá voi. Trong một số trường hợp, điều này đã thu hút cá voi và nguồn âm thanh là minh chứng cho đặc điểm này. Họ đã từ bỏ dự án vì thấy quá khó để đảm bảo các thông điệp được truyền đi và số lượng loài cá voi đang bị suy giảm.
Phương pháp tiếp cận này đã mã hóa dữ liệu trong các đoạn ghi âm bằng cách sử dụng tiếng kêu của cá voi và truyền tải các thông điệp.
“Tôi không biết liệu điều này có khả thi hay không và tôi nghi ngờ rằng họ sẽ gặp phải một số thách thức trong quá trình phát triển chắc chắn sẽ đến. Nếu mọi người biết đến mạng lưới liên lạc này, họ sẽ có nhiều khả năng phát triển các hệ thống truy cập hơn. Cá nhà táng có bộ não lớn nhất trên Trái đất, giao tiếp thông qua một hệ thống phức tạp và sống trong các nhóm gia đình gắn bó chặt chẽ. Cá nhà táng thuộc phân loài cá voi có răng và cá heo, được gọi là odontocetes, và là một trong những loài cá voi dễ nhận dạng nhất trên biển. Các sinh vật này được đặt tên trong thời kỳ săn bắt cá voi thương mại. Những người săn cá voi cho rằng, cái đầu vuông lớn của chúng là nơi chứa tinh trùng khổng lồ, vì khi mổ đầu ra người ta phát hiện có chứa một chất màu trắng đục.
Một số quốc gia, bao gồm Ukraine và Nga, có cá heo được huấn luyện để phát hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào trong lãnh hải của họ. Đầu năm 2018, có tin một con cá heo mũi chai Ukraine bị lực lượng Nga bắt đã chết vì “ tuyệt thực” sau khi từ chối đào tẩu.
Một số quốc gia, bao gồm Ukraine và Nga, có cá heo được huấn luyện để phát hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào trong lãnh hải của họ. Ảnh middleeasteye.
Những chú cá heo được quân đội Ukraine huấn luyện để làm nhiệm vụ trên biển có thể đã chết vì chúng từ chối thức ăn và bị bỏ đói, một quan chức hàng đầu ở Kiev tuyên bố. Cơ sở huấn luyện động vật có vú dưới biển ở Crimea là một trong số tài sản của Ukraine rơi vào quyền kiểm soát của Nga. Kể từ đó, chính quyền Ukraine đã nhiều lần yêu cầu trả lại những con vật mà họ bắt đầu huấn luyện vào năm 2012. Bốn năm sau, Ukraine dường như đã mất hy vọng sẽ được gặp lại động vật đã được huấn luyện, sau khi phái viên của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết ông được thông báo rằng, đàn cá heo đã chết.
“Có một câu chuyện rất buồn liên quan đến cá heo”, Borys Babin, đại diện thường trực của ông Poroshenko, nói với trang tin Obozrevatel của Ukraina. Theo ông, khi lực lượng Nga tiếp quản cơ sở này, đàn cá heo đã không quan tâm đến những bậc thầy mới. Babin nói: “Những con cá heo, được lực lượng hải quân [Ukraina] huấn luyện ở Sevastopol, sẽ giao tiếp với người huấn luyện của chúng thông qua những tiếng huýt sáo đặc biệt”. “Người Nga sau khi tiếp quản đã dùng những chiếc còi và các thiết bị đặc biệt của đơn vị quân đội nhưng những con vật được huấn luyện không chỉ từ chối hợp tác với những người huấn luyện Nga mà còn từ chối nhận thức ăn và sau đó chết”.
Cơ sở này không khác gì Chương trình Động vật có vú Hàng hải của Hải quân Hoa Kỳ có trụ sở tại San Diego. Ở đó, cá heo và các loài động vật có vú ở biển khác được dạy cách thu hồi các đồ vật trên biển, phát hiện mìn và các mối nguy cơ khác của hải quân, cũng như cảnh báo cho các sĩ quan và giúp đỡ cứu người trên tàu.
Theo Reuters, Sevastopol từng là cảng quân sự chính của đất nước và việc sáp nhập vào Nga đã khiến Ukraine mất đi 2/3 hạm đội của mình. Kiev đã soạn thảo kế hoạch xây dựng lại sự hiện diện hải quân của mình với sự hỗ trợ từ cả Mỹ và NATO. Câu chuyện của Babin về số phận bi thảm của con cá heo đã dẫn đến những cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng về loài động vật này, cả ở Ukraine và Nga. Một số ca ngợi cá heo như những anh hùng, trong khi những người khác chê bai câu chuyện của Babin.
Tại sao cá nhà táng ngủ thẳng đứng?
Cá nhà táng, động vật có răng lớn nhất hành tinh, dành khoảng 7% thời gian trong cuộc đời để ngủ ở tư thế thẳng đứng.
Mỗi lần chợp mắt của chúng kéo dài từ 6 đến 25 phút.
Hãy tưởng tượng bạn là một thợ lặn đang bơi nhàn nhã trong đại dương. Đột nhiên, một bức tranh kỳ lạ xuất hiện trước mắt bạn, bảy hoặc tám tảng đá khổng lồ màu nâu xám đứng thẳng trong một vùng biển tối, tạo thành một vòng tròn, như thể một Stonehenge xuất hiện trên biển, giống như một số loại nghi lễ bí ẩn đang diễn ra. Chắc chắn rằng nhiều người sẽ cảm thấy vô cùng kinh ngạc vì không biết chuyện gì đang xảy ra.
Làm thế nào có thể có Stonehenge trong biển? Trên thực tế, cảnh tượng này chính là một đàn cá nhà táng khổng lồ đang ngủ.
"Cá voi không cần ngủ" là một nhận định hoàn toàn sai, vì nhiều người nghĩ rằng cá không thể ngủ dưới nước. Là loài động vật có vú sở hữu chỉ số thông minh cao, nên dù sống ở đại dương sâu thẳm lạnh giá, cá voi hay cá heo vẫn cần ngủ.
Tại sao cá nhà táng sử dụng tư thế thẳng đứng kỳ lạ và độc đáo để ngủ? Không ai biết chắc chắn lý do tại sao, và thậm chí một số con cá nhà táng còn có thể ngủ trong tư thế treo lơ lửng kỳ lạ này trong đại dương đã được các thợ lặn tình cờ phát hiện cách đây một thập kỷ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cá nhà táng chỉ ngủ khoảng 7% thời gian trong cuộc đời, là một trong những loài động vật có vú có thời gian ngủ ngắn nhất trên hành tinh, nên việc bắt gặp được cảnh tượng cá nhà táng đang ngủ là một điều vô cùng hiếm.
Giấc ngủ của nhiều loài động vật rất rời rạc. Ví dụ như ngựa chỉ cần ngủ 2 tiếng mỗi ngày, loài hươu cao cổ chỉ cần ngủ 10 phút. Ngược lại một số loài động vật lại cần ngủ nhiều hơn bởi tập tính và cấu tạo cơ thể đặc thù, chẳng hạn như rắn, ếch và những sinh vật khác cần ngủ đông trong nhiều tháng liền. Còn cá nhà táng thì chỉ dành khoảng 7% thời gian trong cuộc đời để ngủ ở tư thế thẳng đứng. Mỗi lần chợp mắt của chúng kéo dài từ 6 đến 25 phút.
Cá nhà táng là loài động vật có vú lặn sâu nhất với khả năng siêu hô hấp, cho phép chúng lặn sâu 1.000 mét dưới nước và ở đó hơn một giờ. Tuy nhiên, khi cá nhà táng ngủ, chúng lại để cơ thể nằm ở gần mặt biển, chỉ cách mười, hai mươi mét. Về lý do tại sao chúng duy trì tư thế ngủ kỳ lạ này, người ta thường đoán rằng có một số lý do như sau.
Một lý do là phần đầu của cá nhà táng dễ nổi hơn phần đuôi. Vì phần trên cơ thể của cá nhà táng chứa phổi và các xoang phồng lên, trong khi phần dưới cơ thể dày đặc cơ và xương. Khi ngủ quên trong nước, nó sẽ ngóc đầu lên lúc nào không biết.
Đầu của chúng cũng chứa một số lượng lớn loại chất được gọi là "sáp cá nhà táng". Một số người săn cá voi từng tin rằng loại chất lỏng nhờn như dầu này chính là tinh trùng của cá voi, nhưng trên thực tế các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được chức năng thực sự của loại sáp cá nhà táng này. Một giả thiết khác cho rằng loại chất lỏng này sẽ đông cứng lại khi lạnh giúp cá voi dễ dàng thay đổi sức nổi để chúng có thể lặn sâu hơn và ngoi lên nhanh hơn. Cá nhà táng cũng được biết đến với khả năng lặn sâu tới hơn 3.280 feet (gần 1.000 mét) để tìm kiếm mực trong công cuộc săn mồi. Đặc biệt, loài động vật có vú khổng lồ này có thể nhịn thở lên đến 90 phút trong khi lặn.
Một lý do khác là việc ngẩng cao đầu giúp chúng cảm nhận được ánh sáng, ngoài ra khi không khí không đủ, chúng có thể nhanh chóng nổi lên mặt nước để thở khi thức dậy.
Một nguyên nhân khác có thể là đầu cá nhà táng lưu trữ dầu cá nhà táng, có thể lên tới 2.000 lít, cá nhà táng sử dụng tuần hoàn máu hoặc hít phải nước biển để làm tan chảy hoặc đông đặc dầu, thay đổi mật độ và nổi lên hoặc lặn xuống. Khi đang ngủ, cá nhà táng có thể tự động điều chỉnh sang trạng thái nổi kỳ lạ.
Giấc ngủ của cá nhà táng được con người chú ý và nghiên cứu sớm nhất trong các loài cá voi và cá heo. Sau khi những con cá nhà táng lớn chìm vào giấc ngủ, chúng dựng đứng trong nước, cộng với hình dáng trụ khổng lồ khiến tư thế ngủ của loài động vật này như những cột đá khổng lồ trôi nổi trong đại dương.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng giấc ngủ của cá voi cực kỳ thú vị. Theo đó, hầu như những con cá voi đều có hành vi ngủ USWS điển hình. USWS (Unihemispheric slow-wave sleep) - Giấc ngủ sóng chậm không bình thường, là quá trình chìm vào trạng thái ngủ khi một nửa bộ não luân phiên nghỉ ngơi và nửa còn lại vẫn tỉnh táo. Điều này trái ngược với giấc ngủ bình thường, khi cả hai mắt đều nhắm và cả hai nửa não bộ tạm thời nghỉ ngơi.
Nhìn chung, con người chưa nghiên cứu quá sâu về giấc ngủ của cá voi, cá heo và nhiều loài động vật khác. Và tất cả nghiên cứu vẫn chỉ ở bề nổi. Nguyên nhân là do phương pháp phân tích bằng điện não đồ mà con người thường dùng rất khó áp dụng lên động vật hoang dã. Đồng thời, việc quấy rầy tập tính sống tự nhiên của động vật chỉ để nghiên cứu là hành vi không đúng đắn.
Tại sao cá heo sông Amazon có màu hồng? Cá heo sông Amazon, hay còn gọi là cá heo Inia geoffrensis - thành viên tuyệt vời và rực rỡ nhất trong họ cá heo. Chỉ được tìm thấy ở vùng nước âm u của lưu vực sông Amazon của Nam Mỹ. Tại sao cá heo sông Amazon có màu hồng? Cá heo sông Amazon có màu da và vẻ ngoài khác biệt...