Cá đồng hấp khế
Món cá đồng hấp khế, nguyên liệu chính là cá và khế chua quả xanh. Cá được dùng ở đây chỉ hai loại: Cá rô thóc hoặc cá nhỏ nhiều loại được bắt từ cất nhá hay kéo lưới, đẩy nhủi. Khi lúa vụ tháng tám ngậm sữa rồi ngả chín, những cơn mưa lớn cùng với nước trên nguồn đổ về là lúc các con sông và kênh mương đồng ruộng… có rất nhiều cá rô thóc. Người ta bắt chúng bằng cách kéo lưới lỗ nhỏ, đơm, xúc.
Cá rô thóc là cá rô con, chỉ to bằng ngón tay trỏ người lớn trở lại. Vi, vây, gáy, đuôi của chúng chưa phát triển mấy, xương đầu và xương thân còn mềm. Muốn chế biến món cá rô thóc hấp khế người ta rửa sạch để cá không hôi bùn, rồi móc mang, ruột, rửa sạch lần hai, xong để cho ráo nước. Ướp cá đã làm sạch với gia vị như mắm, muối, ớt… Khế chua xanh xắt lát mỏng, sắp vào dụng cụ hấp cứ một lớp cá, một lớp khế.
Lớp trên cùng cho thêm lá gừng, củ sả, tiêu bột… tùy sở thích người ăn rồi đặt lên bếp đun nhỏ lửa đến chín bay mùi thơm ngon là đem dùng được. Nếu không có cá rô thóc, người ta dùng cá bắt được do kéo lưới, đứng nhá, đẩy nhủi, đơm ràng,… Chúng thường gồm các loại cá đầu nhỏ, xương mềm như cá lại mại, lia thia, rô con, diếc bé,… và cũng chỉ cỡ ngón tay người lớn trở lại mới chế biến món ăn này được. Hỗn hợp cá trên phải được làm sạch như cách làm với cá rô thóc.
Cách ướp gia vị, xếp vào xoong, nồi lớp khế lớp cá, thêm gia vị và hấp cũng như cách làm đã nói trên, chú ý cho nhiều lá gừng tươi xắt nhỏ. Việc đun nấu cũng cần vừa lửa để cá chín từ từ, bay mùi thơm là nhắc xuống. Vị chua của khế thấm vào cá sẽ làm xương chúng mềm hơn. Cả hai món đều phải dùng khi còn nóng mới thưởng thức hết hương vị mặn mà của nó.
Ăn cá đồng hấp khế chua xúc bánh tráng nướng giòn là hấp dẫn nhất. Ngoài ra trong bữa cơm gia đình vào dịp tháng tám cũng thường có cá đồng hấp khế. Nếu gặp khách là người từng gắn bó, yêu mến cuộc sống làng quê thì chủ nhà nên mời họ món này, nhất định chia tay sẽ còn nhớ! Bữa tiệc cá đồng có thể uống kèm một ít rượu trắng tinh chất, rượu ngâm đông dược hay với bia để cuộc vui thêm đậm đà ý vị.
Theo người lao động
Video đang HOT
[Chế biến] - Ô mai khế xào gừng
Món khế xào gừng có vị ngọt của đường pha lẫn với vị chua nhè nhẹ của khế và vị cay ấm nồng của gừng. Lớp bên ngoài của miếng khế thì dẻo dai nhưng bên trong lại dẻo mềm mại. Rất thích hợp làm món ăn vặt cho các chị em phụ nữ vào những ngày lạnh.
Nguyên liệu:
- Khế chua: 600 gr
- Đường: 200 gr
- Gừng: 50 gr
- Nước vôi trong
- Phèn chua: 1 thìa ăn cơm
Thực hiện:
Bước 1: Khế chua chọn loại khế bắt đầu ngả màu vàng, chuẩn bị chín, không chọn quả chín mềm. Đem khế rửa sạch, cắt bỏ riềm rồi tách khế thành từng múi riêng, bỏ hạt. Ngâm khế vào chậu nước vôi trong sao cho nước ngập mặt khế trong vòng hơn 10 tiếng.
Bước 2: Sau khi ngâm, vớt khế ra rổ rồi sả dưới vòi nước nhiều lần cho khế hết mùi vôi. Đặt từng miếng khế lên thớt, dùng con dao to bản ép cho khế ra bớt nước chua.
Bước 3: Đun sôi nước có pha phèn chua, cho khế vào chần qua rồi vớt ra ngay. Sả khế dưới vòi nước và đem ép cho khế ra bớt nước chua lần nữa (sao cho khế chỉ còn vị chua vừa phải).
Bước 4: Trộn đều khế và đường với nhau. Ướp cho đến khi đường tan hoàn toàn.
Bước 5: Gừng rửa sạch đất cát, xay (giã) nhỏ.
Bước 6: Cho khế và cả nước đường vào chảo, đun đến khi đường sôi thì cho một nửa chỗ gừng vào, đảo đều. Vặn nhỏ lửa, đun tiếp cho đến khi khế chuyển màu vàng bóng thì cho tiếp chỗ gừng còn lại vào.
Khi đường cạn, hơi dính dính thì tắt bếp, xếp từng miếng khế rải đều ra mâm cho khô đường.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Eva
Ấm lòng thưởng thức lẩu dê Cuối tuần làm món lẩu dê nóng hổi để thưởng thức bên những người thân nhé! Thịt dê được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như cà ri dê, dê nướng ngũ vị hương, dê xào lăn, dê xào sa tế, nầm dê nướng, dê nướng mọi, dê hấp cách thủy, gan dê hầm, tiết canh dê, dê...