Cá độ bóng đá, tung tin bịa đặt trên mạng vào đề Giáo dục công dân THPT quốc gia
Như vậy môn Giáo dục công dân thuộc bài thi Khoa học Xã hội đã khép lại kỳ thi THPT quốc gia 2018. Dưới đây là mã đề 313, 320. Mời quý độc giả theo dõi.
(Nguồn: Tuyensinh247.com)
———————————-
Nguồn: Hocmai.vn
Video đang HOT
———————————-
Mã đề 313
————————————————-
Mã đề 320
P.V
Theo Dân trí
Đề giáo dục công dân hỏi về vi phạm trong bầu cử hội đồng nhân dân
Đề môn giáo dục công dân kỳ thi THPT quốc gia 2018 có 40 câu, trong đó hỏi nhiều về những quyền công dân có thể thực hiện, những điều bị luật pháp điều chỉnh.
Thí sinh tươi cười sau giờ thi giáo dục công dân - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tại TP.HCM, nhiều thí sinh cho biết đề năm nay dễ. "Các câu hỏi liên hệ tới cuộc sống xã hội nhiều, câu hỏi mở. Có hỏi các luật về hình sự, dân sự, những người học bài đầy đủ và có vốn sống phong phú thì sẽ làm môn nay khá tốt. Mình đoán mình làm đúng khoảng 90% bài làm", thí sinh Phạm Tiến Đạt tại hội đồng thi Trường THCS Lý Phong Q.5 nói.
Thí sinh Huỳnh Anh, trường THPT Hai Bà Trưng, Tân Bình lại than đề dài và tương đối khó, chủ yếu là kiến thức ngoài sách giáo khoa. "Những câu luật em đã được ôn nên không thấy khó. Em đánh "lụi" khoảng 10 câu", thí sinh này nói.
Còn thí sinh Thùy Anh tại cụm thi THPT Gia Định nói đề năm nay nhiều bài tập dài dễ bị lẫn lộn, 40 câu em làm trong khoảng 40 phút.
"Đề thi giáo dục công dân có tính phân loại thí sinh khá tốt, có cả kiến thức lớp 11 và 12 yêu cầu thí sinh phải học hành tử tế nghiêm túc mới làm được trên 80%. Các câu hỏi về pháp luật đều nằm trong phần em đã ôn tập nhưng phần kiến thức lớp 11 và bên ngoài hơi chát với em", thí sinh Chu Hồng Anh tại điểm thi Trường THPT Tơ-lơ-man nói.
Theo cô Võ Thị Hậu - tổ trưởng giáo dục công dân Trường THPT Marie Curie, TP.HCM, đề thi môn này năm nay khó hơn năm trước, kiến thức có bao gồm cả lớp 11 và lớp 12.
Trong đó, 11 câu hỏi sau cùng của đề là những câu dạng tình huống dùng để phân loại thí sinh. Đây là những câu hỏi khó nhưng rất thú vị vì đưa ra những tình huống thực tế có liên quan đến vấn đề hôn nhân - gia đình, chuyện làm ăn...
Kết thúc môn thi cuối cùng, các thí sinh vui vẻ ra về - Ảnh: THU HÀ
Thí sinh không chỉ cần nắm vững kiến thức bài học mà phải đọc thật kỹ câu hỏi (vì rất dễ nhầm lẫn, ví dụ đề đưa ra nhiều nhân vật khác nhau khiến thí sinh dễ bị rối; đưa ra nhiều hình thức vi phạm nhưng câu hỏi chỉ hỏi 1 hình thức vi phạm...), biết cách vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết vấn đề thực tế...thì mới có thể làm đúng.
Nhìn chung, đề thi năm nay phân loại thí sinh tốt hơn năm trước, đáp ứng được yêu cầu xét tuyển thí sinh vào ĐH và xét tốt nghiệp THPT. Học sinh trung bình dễ dàng lấy được 5 điểm, những học sinh khá, giỏi sẽ lấy được 8, 8.5 điểm, nhưng điểm 9 và 10 thì năm nay sẽ không nhiều.
Cô Từ Thị Thân - giáo viên môn giáo dục công dân, Trường THPT Trần Quốc Tuấn, TP Quảng Ngãi cũng cho rằng đề năm nay hay hơn năm 2017, nhất là cách đặt câu hỏi và những câu hỏi tình huống.
Nội dung kiến thức cả lớp 11 và 12, học sinh chỉ cần bám chắc sách giáo khoa là giải quyết được, mặc dù đáp án có gây nhiễu. Nhìn chung đề vừa sức thí sinh.
Thầy Nguyễn Văn Ba, giáo viên giáo dục công dân Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM dự đoán phổ điểm sẽ nằm trong khoảng từ 6-8. Những em đạt điểm 9 cần phải đọc đề rất kỹ và phải có khả năng suy luận tình huống tốt.
Tổ hợp môn xã hội 'dễ thở' hơn tự nhiên
Kết thúc môn thi cuối cùng của kỳ thi THPT quốc gia, nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi với vẻ mặt vui vẻ. Tại điểm thi Trường THPT Tơ-lơ-man TP.HCM, các thí sinh nói tổ hợp môn khoa học xã hội nhẹ nhàng hơn dự kiến.
Nhiều thí sinh tại điểm thi Trường THPT Long Xuyên, An Giang cũng nói đề thi tổ hợp sử - địa - giáo dục công dân dễ, nhiều bạn dễ kiếm điểm trung bình. "Tổ hợp môn xã hội dễ kiếm điểm hơn môn tự nhiên. Tuy nhiên ở đề địa lý, nếu không nhớ hoặc không rành về Atlat rất khó làm bài", thí sinh Mai Văn Kỳ nói.
Nhiều em khác cùng chung nhận định đề dễ nên các em rất thoải mái, vui vẻ và tự tin sau khi bước ra khỏi phòng thi.
Sau giờ thi môn giáo dục công dân, Hà Nội đổ cơn mưa lớn, các thí sinh tranh thủ... tắm mưa - Ảnh: DANH TRỌNG
Theo tuoitre.vn
"Thiên thần 7 tuổi hiến giác mạc" vào đề Giáo dục Công dân Câu chuyện cảm động về thiên thần Nguyễn Hải An, 7 tuổi ở Hà Nội hiến giác mạc khi qua đời đã được Phòng GD-ĐT quận 3, TPHCM đưa vào đề kiểm tra học kỳ 2 môn Giáo dục Công dân ở khối 6 để truyền đạt thông điệp sống đẹp đến học trò. Chiều ngày 16/4, học sinh khối 6 các Trường...