Ca Covid-19 lây nhiễm cộng đồng ở Trung Quốc tăng cao nhất trong nửa năm
Trung Quốc ghi nhận số ca lây nhiễm cộng đồng cao nhất trong 6 tháng qua khi nước này nỗ lực đẩy nhanh tốc độ truy vết mầm bệnh do biến chủng Delta đã xuất hiện ở nhiều địa phương.
Nhân viên y tế Trung Quốc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân (Ảnh: Reuters).
Trung Quốc ngày 4/8 thông báo rằng, nước này ghi nhận 71 ca lây nhiễm trong cộng đồng vào ngày 3/8, trong bối cảnh nhiều thành phố gia tăng các lệnh hạn chế đi lại, tăng tốc khoanh vùng dịch, tích cực truy vết để ngăn đợt bùng dịch gây ra chủ yếu bởi biến chủng Delta nguy hiểm.
Theo Reuters , con số 71 ca lây cộng đồng là mức cao nhất mà Trung Quốc ghi nhận kể từ 30/1. Số ca bệnh ở Trung Quốc tăng liên tục trong 5 ngày qua.
Bao gồm cả những ca bệnh có triệu chứng là ca nhập khẩu từ nước ngoài, Trung Quốc hôm qua có 96 ca Covid-19 mới, tăng nhẹ so với con số 90 ghi nhận hôm 2/8. Ngoài ra, Trung Quốc ghi nhận thêm 27 ca không có triệu chứng.
Video đang HOT
Kể từ cuối tháng 7, biến chủng dễ lây nhiễm Delta tới nay đã bị phát hiện tại nhiều thành phố, bao gồm thủ đô Bắc Kinh, cũng như Vũ Hán (Hồ Bắc) – tâm dịch đầu tiên của thế giới từ cuối năm 2019.
Nam Kinh và Dương Châu ở phía đông tỉnh Giang Tô – những nơi ghi nhận phần lớn các ca lây nhiễm cộng đồng của Trung Quốc từ 20/7 – đã dừng các chuyến bay nội địa, xe buýt đưa đón đường dài, taxi và xe khách ra vào hai thành phố.
Các thành phố như Trịnh Châu (Hà Nam) và Kinh Châu (Hồ Bắc) đã phong tỏa tạm một số khu dân cư và hạn chế phương tiện công cộng ở các khu vực được xem có “rủi ro cao”.
Chính quyền Vũ Hán (Hồ Bắc) cho biết, họ dự kiến xét nghiệm toàn bộ 12 triệu dân trong 3 ngày để lọc ra ca Covid-19. Họ cũng cho dừng bớt nhiều hoạt động kinh tế để ngăn dịch. Nhiều thành phố có ca lây nhiễm cộng đồng đã đóng cửa địa điểm du lịch, cơ sở giải trí.
Trung Quốc cho tới nay ghi nhận 93.289 ca Covid-19, và số người tử vong vì dịch là 4.636.
"Quái vật" Delta có nguy cơ đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên 80-90%
Giới chuyên gia lo ngại, Delta - biến chủng mà Tổ chức Y tế Thế giới WHO đánh giá là dễ lây nhiễm - có thể đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên 80%, thậm chí có khả năng là gần 90%.
Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để đẩy lùi dịch Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Bloomberg ngày 3/8 dẫn thông tin từ cuộc họp báo của tổ chức Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm Mỹ cảnh báo rằng, sự lây lan của biến chủng Delta có thể đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên trên mức 80% và có khả năng tiếp cận mốc 90%.
Con số trên "cao hơn nhiều" nếu so với ngưỡng miễn dịch mà giới khoa học ước tính trước đó, ở mức 60-70%, theo chuyên gia Richard Franco từ đại học Alabama (Mỹ).
Thuật ngữ "miễn dịch cộng đồng" dựa trên quan điểm rằng, khi một phần dân số nhất định có được miễn dịch với virus thông qua tiêm chủng hoặc thông qua việc nhiễm mầm bệnh trước đó, điều đó có thể làm giảm lây nhiễm và bảo vệ được cộng đồng dân số đó.
"Delta rõ ràng đang trở nên nguy hiểm, nguy hiểm hơn rất nhiều so với chủng virus ban đầu", ông Franco cảnh báo.
Trước đó, WHO đã cảnh báo rằng Delta hiện là biến chủng "dễ lây nhiễm nhất thế giới".
Miễn dịch cộng đồng dùng để chỉ việc phần đông dân số miễn dịch đối với một bệnh truyền nhiễm nào đó thông qua việc mắc bệnh và phục hồi để tạo kháng thể hoặc thông qua tiêm vắc xin.
Theo New York Times , kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát hồi năm ngoái, nhiều nhà dịch tễ học hàng đầu thế giới, trong đó có tiến sỹ người Mỹ Anthony Fauci, ước tính rằng miễn dịch cộng đồng xảy ra khi 60-70% dân số ở một quốc gia, khu vực có miễn dịch với mầm bệnh. WHO trước đó cũng từng nhiều lần viện dẫn con số này khi đề cập tới viễn cảnh tương lai của dịch bệnh.
Hồi cuối năm ngoái, ông Fauci đã ước tính lại con số này, và cho rằng ngưỡng miễn dịch cộng đồng với Covid-19 có thể ở mốc từ 75% tới trên 80%.
Tuần trước, một tài liệu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) chỉ ra biến chủng Delta sinh ra tải tượng virus tương tự tại nhóm người đã tiêm chủng so với nhóm chưa tiêm chủng. Điều này có nghĩa là, việc tiêm chủng giúp giảm khả năng mắc Covid-19, nhưng nếu bị mắc, người đã tiêm chủng rồi vẫn có khả năng lây lan mầm bệnh tương đương như người chưa tiêm chủng.
Ngoài ra, CDC Mỹ cũng cảnh báo, biến chủng Delta dễ lây lan hơn các virus gây dịch SARS, MERS, Ebola và các bệnh cúm theo mùa khác. Thậm chí, Delta dễ lây lan như bệnh thủy đậu. Cụ thể, một người nhiễm biến chủng Delta có thể lây bệnh cho trung bình 8-9 người. Với các chủng ban đầu, mỗi người bệnh chỉ lây lan virus cho khoảng 2 người, tương tự bệnh cảm cúm thông thường.
Mặc dù vậy, CDC Mỹ cũng công bố những dữ liệu cho thấy hiệu quả đáng khích lệ của việc tiêm vắc xin khi hơn 99,99% những người tiêm đầy đủ các mũi vắc xin sẽ không phải nhập viện hoặc tử vong khi mắc Covid-19 "đột phá", chỉ những ca nhiễm ở người đã được tiêm vắc xin đủ liều.
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 200 triệu, thế giới căng mình đối phó biến chủng Sự xuất hiện của biến chủng Delta khiến số ca nhiễm và số ca nhập viện vì Covid-19 gia tăng đang làm phức tạp thêm cuộc chiến ứng phó đại dịch toàn cầu. Thế giới đã ghi nhận hơn 200 triệu ca Covid-19 (Ảnh: Reuters). Theo số liệu của trang web Worldometers , tính đến ngày 3/8, số ca Covid-19 toàn cầu đã...