Cá chết hàng loạt trên sông Sêrêpốk
Ngày 28.1, trên đoạn sông Sêrêpốkchảy qua cầu 14 giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, và đã có hàng trăm người dân đổ xô đi vớt.
Ông Lê Văn Dũng (ngụ thôn 5, xã Hòa Phú, TP.Buôn Ma Thuột), ở cạnh sông cho biết, ngay từ giữa đêm 27.1, người dân đã phát hiện nhiều cá chết, chủ yếu là các loại cá thường sống dưới đáy sông khó đánh bắt như cá lăng, cá mõm trâu và cá chép…
Cũng theo ông Dũng, đã có người vớt được gần một tạ cá và đem đi bán.
Người dân chèo ghe ra giữa sông vớt cá
Đến chiều tối nay 28.1, khi các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn xả nước mạnh, số cá chết chưa được vớt hết đã bị cuốn trôi theo dòng nước.
Theo nhiều người dân trong vùng, khả năng cá chết hàng loạt là có liên quan đến việc xả thải của các nhà máy trong khu công nghiệp ở đầu nguồn.
Vào tháng 5.2011, đoạn sông này cũng từng xảy ra hiện tượng cá chết tương tự, nguyên nhân là do một nhà máy trong Khu công nghiệp Tâm Thắng (Đắk Nông) xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra sông.
Theo TNO
Một doanh nghiệp Trung Quốc xả thải ra môi trường
Hôm 12.1, Phòng 2, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an lập biên bản nhiều hành vi vi phạm vệ sinh môi trường tại Công ty TNHH Italisa VN (có trụ sở tại cụm công nghiệp Song Khê Nội Hoàng - TP.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang). Đây là doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc, chuyên sản xuất các thiết bị vệ sinh cao cấp, do người Trung Quốc điều hành.
Qua kiểm tra hành chính công ty này, C49 phát hiện tại khu vực mạ sản phẩm có 1 đường ống nhựa đường kính 76 mm, dài 15 m được đấu nối từ bể mạ (không qua hệ thống xử lý nước thải sản xuất) ra hệ thống nước thải sinh hoạt của công ty. Đường ống này được lắp ngầm bên dưới, trên lấp cát và bê tông che kín ( ảnh). Lực lượng chức năng cũng phát hiện một số loại bùn thải để không đúng quy định, các chất thải nguy hại lưu giữ quá 6 tháng nhưng Công ty Italisa không có báo cáo định kỳ và phát sinh theo quy định. C49 đã lấy 3 mẫu nước thải và khí thải mang đi phân tích.
Ảnh: T.S
Được biết, để sản xuất các sản phẩm thiết bị vệ sinh, Công ty Italisa VN phải sử dụng nguyên liệu: đồng, thạch anh và nhiều loại hóa chất, lượng nước thải sản xuất tại công ty này được tính toán là khoảng 150 m3/ngày đêm. Trước khi kiểm tra hành chính, lực lượng trinh sát C49 đã phát hiện nước thải bên ngoài khu vực nhà máy có nhiều hóa chất độc hại, nồng độ ô nhiễm vượt hàng trăm lần so với quy định.
Theo TNO
Cùng hành động đẩy lùi ô nhiễm môi trường Ngày 18.12, tại TP.Thủ Dầu Một, UBND hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đã họp về công tác quản lý bảo vệ môi trường vùng giáp ranh và bảo vệ "lưu vực sông Đồng Nai". Khai thác cát, đá trên đoạn sông Đồng Nai phía huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Theo Sở TNMT Đồng Nai: Từ tháng 6 - 11.2012, cơ...