‘Cá Bống xin rác’ giúp bảo vệ môi trường ở bãi biển Đà Nẵng
Mô hình cá bụng đầy chai nhựa được đặt trên bờ biển Đà Nẵng là dự án của một nhóm tình nguyện viên, với mong muốn tuyên truyền ý thức vứt rác đúng chỗ tới người dân và du khách.
Những ngày gần đây, hình ảnh chú cá bằng tre trong bụng chứa đầy rác đặt ở bãi biển T18, quảng trường Nguyễn Văn Thoại, tuyến biển Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng đã thu hút được sự chú ý của du khách và người dân địa phương.
Được biết, dự án “Goby The Fish” hay còn gọi là “Cho Bống xin rác” này được thực hiện bởi cô Sarah Field (giáo viên dạy tiếng anh ở Đà Nẵng đến từ Zimbabwe), một số bạn trẻ người nước ngoài và đội tình nguyện viên, với mục đích tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác thải đúng chỗ.
“Cho Bống xin rác” được hợp tác bởi bà Sarah Field, một số bạn trẻ người nước ngoài và đội tình nguyện viên Đà Nẵng.
Anh Hoàng Phúc Lâm, chuyên viên tổ nghiên cứu phát triển và cố vấn dự án, cho Zing.vn biết mô hình cá được đặt ở nơi đông người, vừa là hình trưng bày, vừa là nơi mọi người có thể vứt rác vào.
Hình ảnh chú cá bụng đầy chai nhựa giống như những các sinh vật đang nuốt phải rất nhiều chất thải do con người vứt xuống đại dương. Ngoài ra, có thể hiểu là chú cá này đang cố “ăn” rác thay vì để chúng nằm rải rác trên biển.
Anh Phúc Lâm thông tin dự án này đã có mặt ở một số nước châu Á. Khi tới Việt Nam, nhóm đã chuyển tên thành “Cho Bống xin rác”, loài vật gần gũi, gắn liền với hình ảnh Tấm Cám.
Nhóm bạn trẻ đã dùng 8 triệu đồng, trong 60 ngày để hoàn thành chú cá bống “ăn” rác khổng lồ.
Nhân lực chủ yếu để thực hiện dự án này là nhóm sinh viên đến từ các trường đại học khác nhau và nhiều bạn trẻ tình nguyện. Số tiền 8 triệu đồng đã được họ đóng góp trong 60 ngày.
“Nhóm chỉ có ý tưởng chứ không có kỹ năng chuyên nghiệp. Mọi người phải học hỏi các thợ tre dừa ở Hội An, sau nhiều lần thất bại mới làm được chú cá thành hình. Số tiền mua vật liệu cũng do mọi ngươi chung tay vào”, anh Lâm cho biết dự án đã được ban quản lý bán đảo Sơn Trà, các bãi biển ủng hộ nhiệt tình.
Ban tổ chức cũng hiểu một chú cá bé nhỏ trên bãi biển sẽ không giải quyết ngay lập tức vấn đề về rác thải. Nhưng nó là điểm khởi đầu, một phần nhỏ trong việc phát triển ý thức bảo vệ môi trường sống.
Hiện nhóm đang lên kế hoạch để tiếp tục thực hiện dự án có tên: “Rùa”.
Bên cạnh đó, sự ngộ nghĩnh, vui nhộn của mô hình sẽ giúp truyền đạt thông điệp mạnh mẽ tới trẻ em. Dự án cũng mong nhiều cơ quan ban ngành, tổ chức doanh nghiệp chú ý hơn và nỗ lực đưa ra các hành động để bảo vệ môi trường.
Hiện nhóm đang lên kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án có tên: “Rùa”. Bên cạnh đó, họ cũng kêu gọi các nhóm, đơn vị khác thực hiện thêm dự án trên biển.
“Nghệ thuật kết hợp với tuyên truyền giúp thu hút sự chú ý mạnh mẽ mà ít tốn kém hơn”, anh Lâm khẳng định.
Ảnh: NVCC
Theo Zing
Hốt hoảng trước cảnh tượng hoang tàn của vườn hướng dương hot nhất Sài Gòn: Hoa héo úa, rác ngập tràn khắp nơi!
Đoạn video chia sẻ về tình trạng hoang tàn của cánh đồng hướng dương nổi tiếng ở Sài Gòn hiện tại lại làm dấy lên một câu chuyện không hồi kết về ý thức.
Hướng dương từ lâu luôn là loài hoa được giới trẻ rất yêu thích vì có màu vàng cam rực rỡ, tạo thành một background "sống ảo" đẹp miễn chê khi lên ảnh. Chính vì thế, cứ mỗi khi nghe tin nơi đâu có cánh đồng hướng dương thì chắc chắn địa điểm đó sẽ trở thành "tâm điểm" của sự chú ý.
Dạo trước, Sài Gòn lộ diện một vườn hướng dương tuyệt đẹp hút hồn những tín đồ sống ảo. Cánh đồng hoa hướng dương này nằm trong Nông trại Ánh Dương, thuộc khu đô thị Vạn Phúc (Vạn Phúc City, số 375 đường Quốc Lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM). Nhanh chóng, nơi đây nhận được lượng check-in rất lớn từ các bạn trẻ cũng như nhiều gia đình.
Bức ảnh tuyệt đẹp tại vườn hoa hướng dương của Hà Trúc 3 tuần trước. (Ảnh: @lehatruc)
Thế nhưng chỉ vừa mới hôm qua thôi, đoạn story chia sẻ trên trang Instagram của cô nàng travel blogger Lê Hà Trúc nhanh chóng khiến cư dân mạng "tá hỏa" khi chẳng còn nhận ra cánh đồng hướng dương tuyệt đẹp thời gian trước.
Cụ thể, trên đoạn video được đăng story, cô nàng chia sẻ: " Mọi người có còn nhớ cánh đồng hoa hướng dương mà mình đăng lên cách đây 3 tuần hay không? Và sau khi mình trở lại đây thì thấy cảnh tượng như thế này. Lúc mình đi thì rất đông, mọi người phải xếp hàng và mua vé để vào. Còn bây giờ thì không một bóng người và rất ngổn ngang. Mình không biết lý do tại sao, tuy nhiên mình rất đau lòng khi chứng kiến những hình ảnh thế này."
Còn bây giờ, cảnh tượng của vườn hướng dương khiến Hà Trúc "tá hỏa"! (Nguồn: @lehatruc)
Xem kỹ hơn đoạn video của Hà Trúc, có thể thấy nhiều rác và lá hoa hướng dương vứt vung vãi khắp nơi, thậm chí cả những quả hồ lô treo trên cây cũng bị mọi người khắc tên lên.
Chia sẻ thêm về tình trạng của vườn hướng dương hiện tại, Hà Trúc cho biết: " Nói phá nát thì chắc hơi sai, vì hoa hướng dương kiểu gì nó cũng sẽ hết mùa và lụi tàn, chứ hoa không bị đạp tan nát gì đâu. Chỉ là giờ không còn một miếng hoa nào thôi! Tuy nhiên, rác ngổn ngang lắm. Mấy cái ao nhỏ người ta làm, rác với chai nhựa đầy luôn!". Cô nàng cũng hy vọng sẽ sớm được phục hồi và lại dễ thương như trước. Chứ chẳng lẽ chỗ nào đang xinh xắn, chỉ cần mở cửa cho tham quan là y như rằng lại thế này sao?
Được biết, sau khi chính thức mở cửa lại cho du khách tham quan vào dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, giá vé tham quan cánh đồng hướng dương này đã tăng lên đến 50.000Đ/người (giá vé của năm ngoái là 30.000Đ). Trên Instagram cũng như Facebook, nhiều bạn trẻ không biết về sự việc khi đến nơi đã bày tỏ nỗi tiếc nuối và hụt hẫng khi phát hiện ra sự hoang tàn của khu vườn.
Hình ảnh tuyệt đẹp của cánh đồng hoa hướng dương Vạn Phúc trước khi trở nên hoang tàn như ngày hôm nay. (Ảnh: Ngô Thị Mỹ Linh)
Ảnh: Ngô Thị Mỹ Linh
Ảnh: Ngô Thị Mỹ Linh
Theo Helino
Rác ngập phòng sau tiết học trên giảng đường Kinh tế Quốc dân, cộng đồng mạng thất vọng: Ý thức sinh viên giờ kém vậy sao? Chai nhựa ngổn ngang, nhiều bịch rác bốc mùi là những hình ảnh thường gặp ở các giảng đường Đại học vì sự thiếu ý thức của một vài cá nhân không có trách nhiệm giữ vệ sinh chung. Một thực trạng vệ sinh chung của phòng học được chia sẻ trong nhóm của trường Đại học Kinh tế Quốc dân về giữ...