Cá bống sông Trà rim khô món ăn dân dã nơi xứ Quảng
Cá bống sông Trà là món ăn dân dã của bà con ven sông Trà, nhưng mấy năm trở lại đây, nó đã thành một trong những món ăn đặc sản của các khách sạn nhà hàng, được thực khách trong và ngoài nước đánh giá cao.
Dòng sông Trà Khúc của Quảng Ngãi có nhiều loại cá ngon như cá đối, cá bơn, mỗi loại cho một vị thơm ngon riêng biệt, nhưng ngon hơn hết vẫn là cá bống.
Cá bống sông Trà rim khô món ăn dân dã nơi xứ Quảng
Cá bống sông Trà món ăn dân dã nơi xứ Quảng:
Cá bống có nhiều loại: cá bống găm to bằng ngón chân cái đem nướng than dầm nước mắm ngon ăn với cơm không biết no.
Cá bống vồ đầu to, nhiều xương; cá bống nhọn và cá bống kèn to chỉ bằng đầu đũa, thân lốm đốm, thịt dai, đem hấp chín kẹp với bánh tráng mè thì không còn gì ngon bằng, còn muốn kho với nước mắm và tiêu thì cá bống thệ là ngon nhất.
Video đang HOT
Bống thệ còn gọi là bống cát, to như cá bống vồ nhưng mập, vẩy mề, màu sáng như màu cát sông Trà. Hàng năm, cứ đến mùa mưa là sông Trà Khúc lại bát ngát những chú cá bống thệ vàng ươm, béo tròn.
Những dịp như vậy, người dân hai bên bờ sông Trà thường cột những ống tre đục thủng hai đầu thả xuống lòng sông, đến đêm cá chui vào đấy, sáng ra người ta chỉ việc kéo ống tre lên, dốc cá ra.
Món cá bống thệ rim khô Quảng Ngãi:
Cá bống bắt còn nguyên con tươi rói, dưới bàn tay chế biến khéo léo, đảm đang của các bà, các chị đã thành món cá bống thệ rim khô ngon tuyệt.
Nguyên liệu chính vẫn là những chú cá bống thệ nhỏ xinh, vàng ươm và các gia vị đi kèm như hành, bột nêm, ớt bột, tiêu; nước màu nhưng chỉ sau 50 phút liu riu dưới ngọn lửa hồng, tộ cá bống vàng màu cánh gián tỏa hương thơm ngào ngạt đã được bày biện đẹp đẽ trên mâm cơm đơn sơ, giản dị của gia đình người dân xứ Quảng.
Thưởng thức cá bống sông Trà rim khô cùng cơm trắng
Quả thật, cá bống thệ rim xứ Quảng ngon tuyệt, chẳng vậy mà mỗi người con xứ Quảng xa quê khi trở lại quê hương chỉ muốn được ăn bữa cơm gạo mới với rau muống luộc xanh trong và cá bống rim khô.
Độc đáo những món ăn chế biến từ mắc nhung
Phù Yên có nhiều món ăn độc đáo, lạ miệng, những ai đã từng được thưởng thức sẽ khó có thể quên.
Trong đó, phải kể đến món rau cải mèo xào gừng ngọt lịm; cá suối Tấc rán nguyên con; châu chấu ruộng chiên giòn và đặc biệt là các món ăn được chế biến từ mắc nhung (quả đắng).
Mắc nhung tươi, sạch được bà con thu hái sau vụ lúa mùa.
Cuối tháng 10, mùa mắc nhung trên nương bắt đầu rộ. Theo các cụ cao niên, ở những vùng có khí hậu mát mẻ, như xã Tân Lang, Mường Do và các bản Suối Pai, Suối Nhúng của xã Huy Tường đa dạng và phong phú những loài rau tự nhiên, trong đó có mắc nhung. Đồng bào Mường, Dao nơi đây thường hái mắc nhung ở nương dong riềng hoặc vách đá dọc các bìa rừng. Loại cây này mọc tự nhiên, khi quả chín rụng xuống và phát triển thành cây non, mọc thành từng đám, leo quanh các thân cây, hoặc bò lan dưới mặt đất, càng chỗ đất ẩm gốc hoặc thân cây càng to, thì càng sai quả. Trên thân dây leo, những chùm quả mọng như chùm nho, bé bằng hạt đu đủ, ken đặc trong màu lá xanh thẫm.
Trước đây, bà con hái mắc nhung về dùng trong các bữa cơm hàng ngày. Mấy năm trở lại đây, khi nhiều người biết đến, loại quả này được bày bán khắp các chợ trong huyện. Xen kẽ giữa hàng rau, thịt, cá là những rổ tre, những chiếc sọt của đồng bào bày bán mắc nhung. Những chùm quả vừa độ chín tròn đều, béo múp, màu xanh đậm; quả già, chín hơn có màu cam hoặc đỏ thẫm, được bán với giá từ 150 - 200 nghìn đồng/kg. Mắc nhung chỉ có duy nhất một mùa trong năm, bảo đảm sạch, nên được nhiều người mua về chế biến trong bữa ăn cho gia đình.
Khi chế biến thành món ăn, mắc nhung có vị ngăm ngăm đắng, nhưng bùi, thơm ngậy, đậm đà. Phổ biến và hấp dẫn nhất là món cháo mắc nhung. Muốn có một bát cháo mắc nhung thơm ngon, trước hết phải chọn được mớ quả tươi, nhặt bỏ cuống, rửa sạch để ráo nước. Khi chế biến, cho chút dầu vào chảo nóng rồi cho thịt băm vào đảo đều tay, đến khi thịt vàng ươm, dùng bột gạo nếp dẻo pha với lượng nước vừa đủ, khuấy đều rồi đổ chung vào nồi nấu, thêm gia vị, bột nêm, nước mắm, gừng, hạt tiêu, rồi cho quả mắc nhung vào đảo. Khi nồi cháo sôi, bốc mùi thơm phức là chín.
Bát cháo mắc nhung thơm lừng, hấp dẫn.
Cháo mắc nhung bày lên mâm vừa là món khai vị và cũng là món chính trong bữa ăn. Những ngày gió mùa về, được thưởng thức bát cháo quả đắng vừa lành dạ, vừa no lâu lại vừa bổ dưỡng. Thực khách chỉ cần múc thìa cháo vào bát, rắc thêm chút rau mùi, thì là, chầm chậm thưởng thức, quả mắc nhung căng mọng, vỡ tan, nhần nhận đắng hòa với vị của thịt, của rau thơm, hạt tiêu... làm nên đủ vị đắng, cay, mặn, ngọt quyện vào nhau, tạo nên một món ăn đặc biệt hấp dẫn, khiến cho ai được một lần thưởng thức sẽ thật khó quên được hương vị của món ăn này.
Ngoài món cháo, mắc nhung còn được dùng trong chế biến món mọ, chỉ cần mắc nhung thêm chút gừng, trộn với thịt lợn băm, bột gạo nếp, gia vị, xâm xấp nước vừa đủ ngấm, túm vào lá chuối buộc chặt vùi trong tro bếp nóng, hoặc đồ khoảng 40 phút sẽ có món ăn sền sệt, ngăm ngăm đắng, thơm cay hấp dẫn và chấm với xôi rất hợp khẩu vị. Ngoài quả, ngọn non và lá mắc nhung già phơi khô cũng dùng để chế biến các món canh, hoặc nấu cháo ăn khá ngon.
Hương vị của những món ăn từ mắc nhung thật độc đáo và khó quên. Bởi vậy, những người con của Phù Yên đi xa khi trở về thăm quê đều mua mắc nhung để chế biến các món ăn mời bạn bè - những món ăn chân chất, mang hương vị riêng của vùng quê Phù Hoa giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Gìn giữ và trao truyền cách làm bánh màu pháp lam "Sở dĩ có tên gọi là bánh màu pháp lam là bởi khuôn màu bên ngoài dùng làm hộp bánh được làm từ giấy ngũ sắc của làng Thanh Tiên, với bảng màu chính trong nghệ thuật pháp lam. Chị Lê Thị Thanh Hương, ở Kim Long (TP Huế) là một trong số ít những người còn biết và giữ cách làm bánh...