Ca bệnh “siêu lây nhiễm”: Ngòi nổ bí ẩn của các đại dịch

Theo dõi VGT trên

Nhìn lại một họ hàng gần của Covid-19 là đại dịch MERS, ở Hàn Quốc, chỉ với 3 trường hợp siêu lây nhiễm đã làm “ngòi nổ” cho 75% các ca bệnh được ghi nhận ở quốc gia này.

Ca bệnh siêu lây nhiễm: Ngòi nổ bí ẩn của các đại dịch - Hình 1

Dịch Covid-19 đang ngày càng lan rộng, diễn biến phức tạp và khó lường, trong đó ghi nhận hiện tượng: Một số ca bệnh dù chỉ ở trong cộng đồng một thời gian ngắn nhưng đã lây nhiễm cho rất nhiều người (được gọi là siêu lây nhiễm), trường hợp ca bệnh thứ 31 ở Hàn Quốc là một ví dụ điển hình.

Ngược lại, cũng có những ca bệnh dù tiếp xúc với nhiều người nhưng lại không hề lây nhiễm cho bất kỳ ai. Có thể kể đến trường hợp của một cặp vợ chồng ở bang Illinois, Mỹ. Theo đó, vào ngày 23/1, người vợ trở về từ Vũ Hán và đã trở thành trường hợp đầu tiên ở bang này mắc Covid-19.

Chỉ 7 ngày sau, người chồng cũng đã được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2. Khi nhập viện 2 vợ chồng đều trong tình trạng ốm nặng. Điều bất ngờ là sau khi tiến hành truy vết, lực lượng chức năng xác định 372 người là F1, nhưng sau đó không một ai nhiễm bệnh.

Hiện tượng đối lập này đã đặt ra cho các nhà khoa học một câu hỏi: Liệu khả năng lây truyền dịch bệnh có sự khác nhau ở mỗi người?

Ca bệnh siêu lây nhiễm: Ngòi nổ bí ẩn của các đại dịch - Hình 2

Dựa theo các số liệu tính đến thời điểm hiện tại, câu trả lời đang thiên về đáp án “Có”. Theo các nhà khoa học, ca bệnh siêu lây nhiễm, trung tâm của sự kiện siêu lây nhiễm, đóng vai trò mấu chốt cho diễn biến của sự kiện này, nói rộng ra là diễn biến dịch của cả một khu vực.

Bên cạnh ca bệnh siêu lây nhiễm, những người nằm ở cuối chuỗi lây nhiễm (những người nhiễm bệnh nhưng không lây lan cho người khác), cũng đóng một vai trò quan trọng cho các nhà dịch tễ học xác định thời điểm sự kiện lây nhiễm xảy ra, cũng như khoanh vùng, áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch.

Nhìn lại đại dịch MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông), việc virus MERS-CoV (họ hàng gần với SARS-CoV-2) lây lan mạnh ở Hàn Quốc được châm ngòi chỉ bởi 3 ca bệnh. Theo tính toán 75% các ca bệnh ở Hàn Quốc lúc bấy giờ, sau khi thực hiện truy vết, đều có liên quan đến 3 ca siêu lây nhiễm này.

Dịch MERS bùng phát tại xứ sở kim chi vào năm 2015, khi một người đàn ông 68 tuổi bị nhiễm bệnh trong những ngày du lịch tại vùng Trung Đông. Khi về nhà, ông ta đã lây nhiễm trực tiếp cho 29 người khác, 2 trong số 29 người này lại tiếp tục lây nhiễm cho 106 người.

Ca bệnh siêu lây nhiễm: Ngòi nổ bí ẩn của các đại dịch - Hình 3

Một họ hàng gần khác với với Covid-19 là SARS, bùng phát năm 2003, cũng ghi nhận trường hợp siêu lây nhiễm, đó là bệnh nhân đầu tiên ở Hong Kong đã lây trực tiếp cho 125 người khác. Các trường hợp khác bao gồm: Sự kiện 180 người trong một khu dân cư bị lây nhiễm ở Hong Kong; sự kiện 22 người bị lây nhiễm trên một chuyến bay từ Hong Kong đến Bắc Kinh.

Ca bệnh siêu lây nhiễm: Ngòi nổ bí ẩn của các đại dịch - Hình 4

“Nếu người bị nhiễm Covid-19 là một ca bệnh siêu lây nhiễm, việc truy vết các trường hợp tiếp xúc gần là điều đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nếu người này lại là trường hợp đối lập với siêu lây nhiễm, vì một lý do nào đó mà không phát tán virus, thì truy vết là một giải pháp lãng phí. Vấn đề rắc rối ở đây là chúng ta ít khi phân biệt được 2 trường hợp này” – Nhà miễn dịch học Jon Zelner, Đại học Michigan, cho biết.

Về quan điểm của mình, GS Martina Morris, chuyên gia thống kê và xã hội học đến từ Đại học Washington, nhận định: “Chắc chắn phải có một mối liên kết hay một đặc điểm chung nào đó của những ca bệnh siêu lây nhiễm. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa có dữ liệu độc lập về vấn đề này”.

Ca bệnh siêu lây nhiễm: Ngòi nổ bí ẩn của các đại dịch - Hình 5

Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, rất dễ nhầm lẫn giữa một ca bệnh siêu lây nhiễm và một sự kiện lây nhiễm theo dây chuyền tại nơi đông người, bởi lúc này khả năng phát tán mầm bệnh nhiều hay ít của một cá nhân gần như không đóng vai trò gì đánh kể.

“Trong một căn phòng đông người, nếu bạn là người đầu tiên nhiễm bệnh và đó lại là một dịch bệnh dễ lây lan, bạn sẽ được xem như một trường hợp siêu lây nhiễm. Tuy nhiên, bất cứ ai trong căn phòng cũng có thể đóng góp tương đương vào sự kiện lây nhiễm này. Bạn chỉ đơn giản là người đầu tiên trong một chuỗi lây nhiễm liên hoàn mà thôi” – GS Martina Morris nói.

Ca bệnh siêu lây nhiễm: Ngòi nổ bí ẩn của các đại dịch - Hình 6

Lịch sử y học cũng đã chứng kiến nhiều căn bệnh truyền nhiễm, có tồn tại yếu tố siêu lây nhiễm, điển hình như bệnh lao hay bệnh sởi. Trường hợp của nữ đầu bếp Mary Mallon vào những năm đầu thế kỷ 20 là một ví dụ. Được biết, người phụ nữ này đã lây lan bệnh thương hàn cho hơn 50 người khác. Điều đặc biệt là Mary lại không hề có triệu chứng bệnh.

Đối với các trường hợp có khả năng lây truyền dịch bệnh mạnh hơn bình thường, quan điểm chung của nhiều chuyên gia là họ có khả năng phát tán tải lượng virus cao hơn trong các giọt dịch hô hấp hoặc khí dung.

Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề có quá ít nghiên cứu để có thể khẳng định về cơ chế. Trước đó, một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thời điểm khoảng 3 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh là lúc bệnh nhân Covid-19 lây lan virus SARS-CoV-2 mạnh mẽ nhất.

Theo TS Jennifer Layden, khả năng lây nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Khoảng cách với những người xung quanh? Người nhiễm bệnh có ho hay hắt hơi hay không? Các biện pháp phòng hộ có được áp dụng? Những người tiếp xúc với ca bệnh có thuộc diện dễ bị lây nhiễm (cao tuổi, có bệnh nền, hệ miễn dịch yếu)?

Trong khi việc có hay không các bệnh nhân siêu lây nhiễm vẫn chưa thực sự sáng tỏ, theo giới chuyên môn, các biện pháp như đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân hay giãn cách xã hội vẫn là những gì tốt nhất mà chúng ta có ở thời điểm hiện tại, để kiểm soát dịch bệnh này.

Minh Nhật

Video đang HOT

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người

Trong vài thập kỷ tới, suy thoái sinh thái, sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có thể gia tăng các mối đe dọa tới sức khỏe con người.

Các dịch bệnh trong quá khứ minh chứng rằng những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm có tác động mạnh mẽ đến sự lan truyền của dịch bệnh.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 1

Một trong số đó phải kể đến dịch sốt vàng đã xảy ra vào mùa hè năm 1878 tại miền Nam nước Mỹ, do virus truyền sang người qua muỗi vằn (Aedes Aegypti). Khoảng 100.000 người mắc bệnh, 20.000 người chết. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 200 triệu đô la ở thời điểm đó.

Trong suốt thế kỷ 18 và 19, sốt vàng da là căn bệnh nguy hiểm hằng năm của các thành phố lớn ở lưu vực hạ lưu sông Mississipi. Khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm, dịch bệnh làm tê liệt hoàn toàn các ích lợi xã hội, hệ thống thương mại của thành phố và toàn nước Mỹ (theo Báo cáo của Thượng viện Hoa Kỳ năm 1911).

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 2

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 3

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 4

Một loạt hình ảnh vào thế kỷ 19 mô tả các diễn tiến của bệnh sốt vàng. Người bệnh sốt, vàng da, ở thể nặng sẽ ra máu mũi, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, suy đa phủ tạng. Tỷ lệ tử vong ở thể nặng 20% tới 50%, các thể khác dưới 5%. Bệnh gây ra do muỗi vằn Aedes Aegypti truyền virus. Nguồn ảnh: https://scopeblog.stanford.edu/

Mãi cho đến năm 1911, các thùng nước và bể chứa được mới được đậy lại sau khi dùng. Những thay đổi này đã giúp hạn chế lượng muỗi sinh sôi. Nhưng phải đến cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học mới hiểu được vì sao dịch bệnh lại bùng phát lại nặng nề hơn ở một số thời điểm.

Từ năm 1793 đến 1905, đã có 9 trận dịch sốt vàng da tàn khốc, 7 trong số đó lại trùng với các đợt El Nino lớn.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí của Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ năm 1999, hiện tượng El Nino là điều kiện hoàn hảo để muỗi vằn có thể lây truyền bệnh sốt vàng da. El Nino và đại dịch năm 1878 là một trong những sự kiện quan trọng được ghi nhớ nhiều nhất.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 5

Rất khó để dự đoán biến đổi khí hậu trong tương lai sẽ có tác động như thế nào tới sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm vì điều này còn phụ thuộc vào tác động qua lại rất phức tạp giữa khí hậu, thiên nhiên và con người.

Dù vậy, các số liệu hàng năm của một số bệnh truyền nhiễm do virus như cúm mùa, sốt vàng da đã chỉ ra một số bằng chứng về mối liên hệ nói trên.

Theo Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu, hoạt động của con người đã gây ra sự nóng lên toàn cầu, cụ thể nhiệt độ trái đất đã lên tăng khoảng 1 C. Nếu còn tiếp tục kéo dài, nhiệt độ có thể sẽ tăng lên đến 1,5 C trong khoảng từ năm 2030 đến năm 2052.

Như vậy, trên thế giới sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt và nóng bức. Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm sẽ tác động mạnh đến hệ sinh thái động thực vật trên toàn cầu. Ví dụ, các loại virus chỉ có ở động vật sẽ có thể lây nhiễm cho con người qua trung gian truyền bệnh là côn trùng.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 6

Chưa có bằng chứng nào cho thấy biến đổi khí hậu tác động tới COVID-19, nhưng đã có một cuộc tranh luận gay gắt về vấn đề này. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự lây lan nhanh của loại virus này giữa các loài có thể tạo ra các bệnh mới mà con người ít có khả năng miễn dịch.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự lây lan của virus là:

Trung gian truyền bệnh (hay côn trùng).

Vật chủ.

Hoạt động của con người.

Hệ thống miễn dịch.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 7

Các loại côn trùng truyền bệnh như muỗi, ve và đom đóm là những sinh vật máu lạnh. Nghĩa là, chúng không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và chịu ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ bên ngoài.

Khi nhiệt độ tăng mạnh và đột ngột, một loại côn trùng có thể chết đi, nhưng nếu nhiệt độ tăng nhẹ và từ từ lại có thể là điều kiện tốt cho chúng. Vì thời tiết ấm hơn sẽ dẫn đến lượng thức ăn phong phú hơn, là điều kiện thuận lợi cho việc sinh sôi. Theo lý thuyết, tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu có thể làm tăng sự tiếp xúc của con người với côn trùng, hoặc làm tăng tỷ lệ số người bị côn trùng cắn.

Vì sao? Vì thiên nhiên luôn chia vùng sẵn cho các loài. Có một phạm vi khí hậu mà côn trùng có thể tồn tại và sinh sản trong đó. Nên khi khí hậu thay đổi theo hướng ấm lên, côn trùng buộc phải thay đổi phạm vi địa lý của chúng hoặc tiến hóa để thích nghi. Những thay đổi này có thể dẫn đến các bệnh truyền nhiễm mới nổi, điển hình là COVID-19, SARS, MERS... đã xảy ra trong 20 năm qua.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 8

Một nghiên cứu trên tạp chí Nature năm 2008 cho thấy các bệnh truyền nhiễm do trung gian truyền bệnh gây ra chiếm khoảng 30% trong số tất cả các bệnh truyền nhiễm mới nổi ở thập kỷ trước. Điều đáng lo ngại là chúng đang tăng từng ngày.

Các học giả cho rằng sự gia tăng này trùng với những thay đổi bất thường của khí hậu trong những năm 1990.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 9

Biến đổi khí hậu toàn cầu gây nóng lên toàn cầu, hạn hán, sóng nhiệt, lũ lụt, mưa và bão nhiều và dữ dội hơn, băng tan ở Bắc cực, nước biển dâng, mùa không có sương giá dài hơn. Nguồn: Climate.nasa

Biến đổi khí hậu khiến tăng giảm lượng mưa ở một số vùng cũng gây ra tác động phức tạp, khó lường lên các trung gian truyền bệnh.

Lượng mưa tăng lên, nhiều vùng trũng và vật dụng phế liệu có nước đọng lại, sẽ là nơi ở tốt cho ấu trùng của các con vật là trung gian truyền bệnh. Ví dụ như muỗi vằn gây dịch sốt vàng da và sốt xuất huyết đã nói ở phần đầu.

Đồ họa về sự nóng lên toàn cầu từ năm 1880 đến 2019

Ở một số nơi, hạn hán cũng có thể làm tăng cơ hội kể trên, do lòng sông khô cạn để lại nhiều ao hồ tù đọng cũng như gia tăng thói quen trữ nước mưa trong các vật chứa.

Theo các chuyên gia, một mùa đông ấm áp và một mùa hè khô nóng vào năm 1999 đã dẫn đến sự bùng phát của virus West Nile (gây ra bệnh sốt West Nile -Tây sông Nin) lây truyền do muỗi chích giữa các tiểu bang Đại Tây Dương của Mỹ.

Ngoài ra, các ổ tù đọng cũng gây ra những thay đổi trong môi trường dẫn tới mất cân bằng sinh thái. Ví dụ khi mưa ít, số lượng ếch và chuồn chuồn ăn ấu trùng, côn trùng sẽ suy giảm. Đó là điều kiện cho côn trùng phát triển.

Chim là vật chủ chính của virus, và sự tụ tập đông đúc của chúng tại các hồ nước nhỏ có thể khiến chúng dễ dàng bị côn trùng cắn hơn. (Nếu có nhiều hồ nước lớn, mật độ chim chóc tại mỗi hồ sẽ thưa thớt hơn, do vậy chúng cũng ít bị côn trùng cắn hơn. Điều này gợi cho chúng ta suy nghĩ đến lệnh giãn cách xã hội đang được áp dụng trên toàn thế giới trong dịch COVID-19).

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 10

Các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người được gọi là zoonoses. Một số bài báo trên tạp chí Annals of the American Thoracic Association chỉ ra: nếu biến đổi khí hậu gây ra sự thay đổi ở các loài động vật hoang dã thì mầm bệnh của chúng cũng biến đổi theo.

"Biến đổi khí hậu có thể thay đổi môi trường sống và giúp các mầm bệnh dễ dàng tiếp xúc với động vật hoang dã, cây trồng, vật nuôi và con người hơn, sẽ có nhiều bệnh mà trước đây con người ít tiếp xúc và chưa có miễn dịch."

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 11

Chuột gây ra bệnh Hantavirus, gây xuất huyết hội chứng thận và hội chứng phổi, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh lây qua virus Hanta phát tán qua nước dãi, phân, nước tiểu của chuột ô nhiễm vào không khí và con người hít vào. Chuột không bị bệnh này.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 12

Biến đổi khí hậu toàn cầu gây nóng lên toàn cầu, hạn hán, sóng nhiệt, lũ lụt, mưa và bão nhiều và dữ dội hơn, băng tan ở Bắc cực, nước biển dâng, mùa không có sương giá dài hơn. Nguồn: Climate.nasa

Ví dụ, lượng mưa và nhiệt độ thay đổi gây ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của vật chủ (dơi, tinh tinh, tê tê và hươu), khiến phạm vi quần thể của chúng bị giảm đi và gia tăng cơ hội tiếp xúc với con người.

Có một số bằng chứng cho thấy điều này đã xảy ra trong quá khứ. Vào cuối năm 1999 và đầu năm 2000, các nhà khoa học ở Los Santos ở Panama đã xác định những trường hợp đầu tiên ở Trung Mỹ mắc bệnh phổi do hantavirus gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra từ nước bọt, nước tiểu và phân của loài gặm nhấm, có khả năng gây tử vong ở người.

Một báo cáo về các bệnh truyền nhiễm mới nổi cho thấy nguyên nhân bùng phát số lượng loài gặm nhấm vào tháng 9 và tháng 10 năm 1999 ở Los Santos là do lượng mưa tăng gấp hai đến ba lần.

Mưa gây lụt lội cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy sự lây lan của enterovirus ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới mỗi năm. Đây là loại virus lây từ người sang người qua đường phân-miệng, gây ra bệnh bại liệt, tay chân miệng, viêm màng não vô khuẩn, viêm cơ tim ở trẻ sơ sinh, viêm đườnghô hấp trên, viêm màng trong và màng ngoài tim...

Cụ thể là lượng mưa lớn có thể gây ra lũ quét trên đất liền và kéo theo nước thải của con người xuống biển. Khi đó, một số loại virus này có thể làm ô nhiễm động vật có vỏ (ốc, sò...) dẫn đến mức độ gây bệnh cao hơn ở người.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 13

Các nhà hoa học tin rằng virus gây dịch COVID-19 xuất phát từ tê tê, một loài động vật hoang dã hay được buôn bán ở Trung Quốc.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính 3 trong số bốn bệnh mới nổi là đến từ động vật. Các chuyên gia đã tìm hiểu mối liên quan giữa các trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 với chợ Hoa Nam, tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc, là nơi buôn bán các động vật hoang dã để lấy thịt.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature xác nhận rằng coronavirus mới không phải là sản phẩm được tạo ra trong phòng thí nghiệm, như một số giả thuyết trước đó. Bộ gien của coronavirus có sự tương đồng đáng kể với loài coronavirus ở loài dơi và tê tê. Điều này phù hợp với giả thuyết cho rằng virus lây lan từ dơi sang người dơi thông qua tê tê được bán ở chợ Hoa Nam.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 14

Các nhà hoa học tin rằng virus gây dịch COVID-19 xuất phát từ tê tê, một loài động vật hoang dã hay được buôn bán ở Trung Quốc.

Trong dịch COVID-19, mặc dù chưa có bằng chứng khẳng định biến đổi khí hậu có vai trò trong sự xuất hiện của chủng virus này hay không, nhưng nó có thể là nguyên nhân ban đầu khiến thay đổi hoạt động của con người, theo hướng động vật hoang dã và con người dễ dàng tiếp xúc với nhau hơn.

Ví dụ, nếu mùa màng thất bát, gia súc bị chết do lũ lụt, hạn hán, nóng bức, sâu bệnh, nạn đói có thể khiến con người săn bắn và ăn nhiều động vật hoang dã hơn.

Một sự việc tương tự có thể đã dẫn đến sự xuất hiện của Ebola, một loại virus truyền nhiễm, gây chết người tại một ngôi làng nằm sâu trong rừng Minkebe ở miền bắc Gabon năm 1996. Các chuyên gia tin rằng nguyên nhân của vụ dịch là do dân làng đã giết một con tinh tinh.

Tiếp đó, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa một ổ dịch vào năm 2007 ở Tây Phi khi con người ăn một loài dơi ăn quả.

Sự phá hủy các hệ sinh thái rừng nguyên sinh do khai thác gỗ trái phép và các hoạt động khác của con người cũng có thể làm tăng nguy cơ các loại virus sẽ truyền từ động vật hoang dã sang người.

Theo một nghiên cứu khác được công bố trên Nature, môi trường sống bị suy thoái sẽ chứa nhiều loại virus hơn, và có thể dễ dàng lây nhiễm cho con người. Điều này có thể do thiên nhiên đang mất đi sự đa dạng sinh học

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 15

Ở các vĩ độ phía bắc, dịch cúm có xu hướng xảy ra trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 5, đạt đỉnh vào tháng 1 và tháng 2. Nhìn chung, khi thời tiết bắt đầu nóng lên thì bệnh cúm cũng bớt lây lan hơn. Điều này có thể là do con người ít có những tiếp xúc gần với nhau hơn khi trời nóng.

Ngoài ra, điều kiện ấm và ẩm hơn có thể làm giảm khả năng sống sót của virus đường hô hấp. Điều này lý giải vì sao các đợt bùng phát dịch bệnh theo mùa lại xảy ra nhiều ở phía bắc, nơi có thời tiết lạnh và khô hơn.

Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa có bất kỳ sự thống nhất nào về việc biến đổi khí hậu trong những thập kỷ tới sẽ làm tăng hoặc giảm sự bùng phát của dịch cúm hay không. Tuy nhiên, sự thay đổi này có thể có những tác động khó quan sát hơn.

Chẳng hạn, một phân tích về bệnh cúm ở Hoa Kỳ từ năm 1997 đến 2013 đã phát hiện ra rằng mùa đông ấm áp sẽ làm dịch cúm xuất hiện sớm hơn và nghiêm trọng hơn vào năm sau.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 16

Một nghiên cứu từ PLOS Currents: Influenza cho thấy mùa đông ấm áp có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cộng đồng vì ít người mắc phải virus này. Điều này làm cho virus dễ dàng lây lan vào năm sau, dẫn đến sự bùng phát tồi tệ hơn.

Các tác giả của một nghiên cứu khác được công bố trên IOPscience cảnh báo rằng sự biến động đột ngột của nhiệt độ - một đặc điểm của sự nóng lên toàn cầu - sẽ gây suy giảm khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp của con người. Họ phát hiện ra thời tiết thay đổi nhanh chóng vào mùa thu-đang nắng nóng mùa hè chuyển sang lạnh- có mối liên hệ với mức độ nghiêm trọng của đợt dịch cúm xảy ra vào mùa đông sau đó.

Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ và người già đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Trong tạp chí Annals of the American Thoracic Society của hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ, các bác sĩ cho rằng viêm phổi trẻ em ở Úc có liên quan đến hiện tượng nhiệt độ giảm đột ngột.

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người - Hình 17

Khi những cảnh báo trên xảy ra, khoa học có thể là chỗ dựa tốt nhất để chống lại dịch bệnh. Với những tiến bộ công nghệ gần đây, các nhà khoa học có thể phát triển và sản xuất các xét nghiệm chẩn đoán, vắc-xin phòng bệnh với tốc độ nhanh chóng hơn nhiều so với một thập kỷ trước.

Nếu cách đây 10 năm, với một dịch bệnh như COVID-19, phải mất 10 - 15 năm mới có thể phát triển vắc-xin, vì thế tình hình sẽ rất tồi tệ. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học có thể tạo ra vắc xin chống lại SARS-CoV-2 chỉ trong vòng 12-18 tháng tới.

Một phân tích về dịch bệnh truyền nhiễm do Journal of the Royal Society Interface xuất bản năm 2014 kết luận: "Số liệu cho thấy mặc dù có sự gia tăng các đợt bùng phát dịch nhưng những tiến bộ trên toàn cầu về phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát và điều trị sớm đang trở nên hiệu quả hơn trong việc giảm số người nhiễm bệnh."

* Nguyễn Hồng Duyên - Nguyễn Thảo Ngân - Hà Xuân Nam, Nhóm CTV Y học cộng đồng biên dịch.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chítCô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chít
21:33:24 20/12/2024
Từ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩuTừ ca bệnh mắc ung thư dạ dày, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn lẩu
07:53:07 22/12/2024
Thủng mũi, biến dạng khuôn mặt: cô gái trẻ hối hận vì căng chỉ mũiThủng mũi, biến dạng khuôn mặt: cô gái trẻ hối hận vì căng chỉ mũi
05:46:40 22/12/2024
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặngHà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng
17:29:11 20/12/2024
Tiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nềTiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nề
20:04:01 20/12/2024
Ba không trước khi massageBa không trước khi massage
12:32:20 21/12/2024
Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cựcĐiều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực
12:43:05 21/12/2024
Sáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹpSáp ong tốt cho sức khỏe, vừa trị bệnh vừa làm đẹp
10:50:47 22/12/2024

Tin đang nóng

Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững ngườiBố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
10:11:52 22/12/2024
Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"Cụ ông 86 tuổi kết hôn với mối tình đầu, "có chết cũng bám lấy nhau"
11:08:34 22/12/2024
Bắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đi đến nhìn cho rõ gương mặt của kẻ thứ 3 tôi bật cười cay đắngBắt ghen chồng tại khách sạn, tôi đi đến nhìn cho rõ gương mặt của kẻ thứ 3 tôi bật cười cay đắng
10:06:00 22/12/2024
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa
12:43:29 22/12/2024
Sao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấuSao Hàn 22/12: Tạo hình gây sốc của Song Hye Kyo, Jang Nara khóc trên sân khấu
10:57:25 22/12/2024
Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'Mỹ Linh nhào lộn, ke đầu, Minh Tuyết đu dây hát bolero ở 'Chị đẹp đạp gió'
11:03:27 22/12/2024
Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳngKhoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng
13:29:54 22/12/2024
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-DragonĐỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon
14:03:39 22/12/2024

Tin mới nhất

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

07:56:00 22/12/2024
Rươi là món ăn nổi tiếng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đây là món ăn hiếm và đắt đỏ từ 400.000-500.000 đồng/kg. Rươi được cho là đặc sản vì một năm chỉ có 1 mùa.
Y bác sĩ xếp hàng vỗ tay đón mừng người phụ nữ ghép thận lợn

Y bác sĩ xếp hàng vỗ tay đón mừng người phụ nữ ghép thận lợn

07:51:03 22/12/2024
Looney bắt đầu chạy thận nhân tạo vào năm 2016 sau khi bị suy thận và được đưa vào danh sách ghép tạng đầu năm 2017. Sau đó, bà được phẫu thuật tại NYU Langone Health (Mỹ) ngày 25/11.
Mối lo viêm gan virus

Mối lo viêm gan virus

05:59:34 22/12/2024
Đồng thời hỗ trợ, góp phần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ tuyến tỉnh. Hai bệnh viện đã ký hợp đồng hỗ trợ, phối hợp đến hết năm 2025.
Cảnh báo bệnh ung thư da từ những nốt ruồi

Cảnh báo bệnh ung thư da từ những nốt ruồi

05:57:09 22/12/2024
Được biết, bệnh ung thư da là một trong các ung thư thường gặp với 3 loại chính gồm: Ung thư tế bào đáy, tế bào vảy và hắc tố. Ung thư da tế bào vảy là loại có độ ác tính khá cao, có nguy cơ di căn hạch và có thể di căn xa.
Robot phẫu thuật cơ hoành tại TP.HCM

Robot phẫu thuật cơ hoành tại TP.HCM

05:53:52 22/12/2024
Để phòng ngừa nhão cơ hoành, bác sĩ Thành khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ. Khi có các triệu chứng bất thường như khó thở, đau ngực, ho kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.
Uống rượu bia cuối tuần: Thú vui 'nguy hiểm' hơn bạn nghĩ

Uống rượu bia cuối tuần: Thú vui 'nguy hiểm' hơn bạn nghĩ

05:49:22 22/12/2024
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Sinh học Châu Phi chỉ ra rằng huyết áp tăng đáng kể sau những buổi cuối tuần uống rượu bia xã giao, so với những cuối tuần không tiêu thụ rượu bia.
Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

Nhiều bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

12:39:12 21/12/2024
Ung thư là bệnh lý ác tính nhưng cơ hội điều trị khỏi, kéo dài thời gian sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có giai đoạn bệnh.
Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường

Lợi ích khó ngờ từ việc điều chỉnh kiểu đi bộ khác thông thường

12:30:29 21/12/2024
Chỉ với 10 phút đi bộ mỗi ngày với một số thay đổi, bạn sẽ có thêm nhiều lợi ích sức khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch, đột quỵ và ung thư.
Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

Cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

12:20:34 21/12/2024
Cà phê lâu nay được cho là có tác dụng giảm mệt mỏi, tăng tỉnh táo và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sự thật có phải vậy?
Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?

Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?

12:09:34 21/12/2024
Người dân được khuyến nghị tránh đốt than trong phòng kín, ưu tiên các phương pháp sưởi an toàn như máy sưởi điện và nâng cao nhận thức để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

21:05:55 20/12/2024
Ngày 20/12, Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận bệnh nhân P. (15 tuổi, ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) bị dập nát bàn tay do chơi pháo tự chế.

Có thể bạn quan tâm

'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc

'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc

Trắc nghiệm

15:48:15 22/12/2024
Làm ăn vượng phát, cuộc sống của của người tuổi Mùi sẽ được cải thiện rất nhiều.Trong thời gian tới, họ không lo thiếu tiền, không sợ vướng phải khó khăn, vấp váp.
Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Hậu trường phim

15:28:51 22/12/2024
Ca sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn Mufasa: Vua sư tử . Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại

Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại

Sao việt

15:25:17 22/12/2024
Màn lột xác của Diệp Lâm Anh khiến cư dân mạng không khỏi bất ngờ. Nhiều netizen khen ngợi phong cách mới đã giúp cựu người mẫu trông trẻ trung và cuốn hút hơn.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Nhạc quốc tế

13:41:22 22/12/2024
Với lời chia sẻ của Rosé, cộng đồng fan có thêm niềm tin rằng sẽ sớm một ngày cô sẽ quay trở lại Việt Nam vào một ngày không xa.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.
Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc: Bắt giữ Tư lệnh Tình báo quốc phòng liên quan đến thiết quân luật

Thế giới

13:32:52 22/12/2024
Trong cuộc chất vấn tại Quốc hội trước đó, ông Moon Sang Ho nói rằng chỉ biết về tuyên bố thiết quân luật thông qua bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

Danh tính bất ngờ của vị khách Hàn đi Đà Nẵng 1 mình, bị người đàn ông kéo vào có hành động khiếm nhã

Netizen

13:06:50 22/12/2024
Mới đây, một video gây tranh cãi trên mạng khi ghi lại cảnh cô gái Hàn Quốc đi du lịch một mình ở Đà Nẵng, rồi bị người đàn ông lạ kéo vào và có hành động nhạy cảm.
Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Địa Trung Hải suýt biến mất vì lý do khó tin

Lạ vui

12:31:28 22/12/2024
Một cây cầu đất nối liền châu Âu và châu Phi vẫn còn tồn tại nếu như không có thảm họa giúp tái sinh Địa Trung Hải.
Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Nhân vật "hiếm nhất" của Genshin Impact bất ngờ trở lại ở phiên bản mới, fan mừng "phát khóc" vì phải chờ đợi quá lâu

Mọt game

12:21:49 22/12/2024
Đó chính là Shenhe một nữ nhân vật 5 sao hệ Băng được miHoYo ra mắt lần đầu ở phiên bản 2.4. Sở dĩ, gọi Shenhe là nhân vật hiếm nhất Genshin Impact không phải là không có lý do.