Cả Ban Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La ‘nhúng chàm’
Kết quả điều tra của Công an tỉnh Sơn La cho thấy việc sửa, nâng điểm cho 44 thí sinh tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có sự tham gia trực tiếp, gián tiếp của hàng loạt quan chức trong ngành giáo dục tỉnh Sơn La.
Đến nay đã có 6 người trong ngành giáo dục Sơn La bị khởi tố xem xét trách nhiệm hình sự – ẢNH: ĐÌNH TRƯỜNG
6/8 bị can trong ngành giáo dục
Theo kết luận điều tra của Công an tỉnh Sơn La, 8 bị can trong vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 đều là thành viên của Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Sơn La. Trong số này có tới 6 bị can công tác trong ngành giáo dục Sơn La, trong đó có ông Trần Xuân Yến, Phó giám đốc Sở.
Năm 2018, Ban Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La gồm 3 người thì đều được xác định là có “nhúng chàm”. Cụ thể, Phó giám đốc Trần Xuân Yến là bị can trong vụ án đã lợi dụng chức vụ được giao để sửa chữa, nâng điểm cho 13 thí sinh.
Cấp trên của ông Yến là ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở GD-ĐT, cũng được xác định là có liên quan khi đã chuyển danh sách 8 thí sinh thuộc dòng dõi “trâm anh thế phiệt” ở Sơn La để cấp dưới sửa chữa, nâng điểm. Bản thân ông Đức sau khi bị công an triệu tập đã liên tục thay đổi lời khai và chỉ chịu trách nhiệm của người đứng đầu vì để xảy ra nhiều sai phạm ở đơn vị mình quản lý. Tuy nhiên, đến nay cơ quan công an đã thu thập được không ít lời khai, bằng chứng để chống lại ông Đức.
Người cuối cùng của Ban Giám đốc Sở là ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó giám đốc, cũng được xác định là có dính líu gian lận điểm thi khi chuyển thông tin con gái mình là thí sinh Nguyễn Hoàng C., SBD 140013… cho Nguyễn Thị Hồng Nga, chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng (bị can trong vụ án) để sửa điểm. Kết quả, thí sinh Nguyễn Hoàng C. đã được sửa và nâng điểm môn lịch sử 9,5, và địa lý 9,5. Sau khi bị triệu tập, ông Hoàng thừa nhận trước thời điểm chấm thi đã nhờ cấp dưới “xem hộ điểm thi”.
Từ cuối tháng 5.2018, sau khi xảy ra vụ bê bối điểm thi, UBND tỉnh Sơn La đã phải điều động một phó chủ tịch huyện về giữ chức Phó giám đốc Sở GD-ĐT để tránh tình trạng khủng hoảng cán bộ tại đơn vị này.
Hiệu trưởng, giáo viên, giảng viên cũng dính líu
Kết luận điều tra của cơ quan công an cũng đã chỉ rõ, ngoài các bị can và những người đã nêu trên còn có hàng loạt người khác vốn đang giữ các vị trí trọng trách của ngành giáo dục cũng có vai trò tác động đến việc gian lận điểm.
Video đang HOT
Cụ thể: ông Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT chuyển thông tin cá nhân 4 thí sinh để nhờ bị can Trần Xuân Yến tác động. Ông Phan Ngọc Sơn, Chánh thanh tra Sở GD-ĐT chuyển thông tin cá nhân của thí sinh Phan Minh H. SBD 140014 cho Trần Xuân Yến để nhờ nâng điểm. Nguyễn Thị Hương, Phó trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT chuyển thông tin 2 thí sinh. Ông Nguyễn Hồng Hà, Trưởng phòng GD-ĐT H.Phù Yên, chuyển thông tin 1 thí sinh cho bị can Lò Văn Huynh nhờ nâng điểm toán, văn, tiếng Anh với tổng số 22 điểm. Ông Lê Việt Dũng, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên TP.Sơn La, làm người trung gian chuyển thông tin 4 thí sinh để nâng, sửa điểm. Ông Trần Văn Phúc, Hiệu trưởng Trường THPT Cò Nòi, H.Mai Sơn, chuyển thông tin 2 thí sinh cho bị can Nguyễn Thị Hồng Nga nhờ nâng điểm…
Ngoài ra, danh sách những người liên quan có khoảng chục người là hiệu trưởng, giáo viên các trường học hoặc là giảng viên trường đại học đóng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Kết quả điều tra của Công an Sơn La cũng cho biết qua xem xét hành vi của 7 thành viên ban thư ký và 21 cán bộ, giáo viên tham gia chấm thi đều xác định những sai sót ở mức độ khác nhau và sẽ được tiếp tục xem xét.
Theo Thanh niên
Không mua được bằng tiền, mua được bằng rất nhiều tiền!
Nếu chúng ta không trừng trị những kẻ "cướp điểm" ở Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, chúng ta đang làm ngơ cho gian lận thi cử...
LTS: Lời khai của bị can Trần Xuân Yến - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La về số tiền để nhận chạy điểm đang khiến dư luận hết sức bất bình.
Thầy giáo Sơn Quang Huyến đã có bài viết về vấn nạn mua điểm, chạy điểm trong giáo dục.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Một tỷ có nhiều không? Chẳng biết nhiều hay ít, trường tôi gần 40 giáo viên và nhân viên; có 14 lớp học, năm ngoái chỉ có 1,7 tỷ ngân sách; như vậy một tỷ lớn thật.
Anh B. kế toán, ngồi tính nếu lương một người đi dạy, từ khi mới ra trường đến khi về hưu chưa được... một tỷ. Một tỷ đủ để khiến "Ma quay cối, người bán mình"!
Theo lời khai của bị can Trần Xuân Yến - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, chính giám đốc sở này, ông Hoàng Tiến Đức đã đưa thông tin của 8 thí sinh để nhờ tổ chấm sửa nâng điểm.
Về "chi phí" để giúp rút bài sửa nâng điểm, có bị can khai để rút bài sửa nâng điểm 3 môn đạt đến mức tổng điểm yêu cầu trong tổ hợp xét tuyển đại học, trung bình mỗi trường hợp "giá" là 1 tỷ đồng.
Được biết, quá trình điều tra, một số bị can trong vụ án đã tự giác nộp lại số tiền thu lợi bất chính.
Điểm thi không phải không mua được bằng tiền, mà mua được bằng rất nhiều tiền! Ảnh minh họa: Họa sĩ Danh
Một tỷ, người ta đã mua được cái gì?
Phần lớn các trường hợp mua điểm ở Sơn La đã nhập học khối trường Công an, Quân đội. Như vậy người ta đã "mua được" quá trình học đại học nhà nước nuôi miễn phí; một "suất công chức"; một công việc ổn định, lương cao sau khi ra trường.
Theo "dư luận", một suất công chức giáo dục ở Hà Nội đã được "rao giá" vài trăm triệu đồng với các cô giáo "hợp đồng". Như vậy "đầu tư" một tỷ cho mỗi trường hợp nâng điểm ở Sơn La quả là "đồng tiền thông thái".
Song, cái "rẻ nhất" mà họ đã mua được là cái "vô giá" mà chúng ta đã phải mất biết bao máu xương mới có được là niềm tin của nhân dân với Đảng, với nhà nước!
Trước cổng trường đại học Nam Phi có khắc câu nói nổi tiếng của Nelson Maldela về giáo dục và sự phát triển của đất nước: "Muốn phá hủy một đất nước, không cần dùng bom nguyên tử hay tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và làm ngơ cho gian lận thi cử".
Nếu chúng ta không trừng trị những kẻ "cướp điểm" ở Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, chúng ta đang làm ngơ cho gian lận thi cử; chúng ta đang tàn phá đất nước thân yêu của chính mình.
Có người bảo "Chuyện gian lận thi cử vừa rồi nhằm nhò gì. Chỉ là không may bị lộ". Chuyện thanh tra được thực hiện ở một số địa phương khác, kết quả thanh tra cho thấy không có vấn đề. Tin hay không tin tùy bạn, nhưng chúng ta mong sự thật là như thế.
Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2019 sắp đến, phụ huynh, học sinh đã được ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo - đưa ra cảnh báo "Thi Trung học phổ thông quốc gia 2019: Thí sinh, phụ huynh đừng nghĩ chuyện gian lận!" khi trao đổi với báo chí sáng 17/5/2019.
"Lựa chọn cán bộ làm nhiệm vụ phải cẩn thận và am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, nắm rõ quy trình và trách nhiệm. Tập huấn kỹ càng cán bộ coi thi để đến trường thi, ai làm vị trí nào đều phải làm tốt".Về phía các công chức đảm nhận công tác thi và chấm thi, ông Trinh cho rằng:
Ông Trinh cho biết khu vực lưu trữ đề thi, bài thi có camera an ninh giám sát, công an trực an ninh 24/24 giờ.
Việc trực đêm tại phòng lưu trữ đề thi, bài thi tại điểm thi do phó trưởng điểm hoặc thư ký là cán bộ, giảng viên của đại học, cao đẳng thực hiện. Quy trình phân công cán bộ coi thi, phát đề thi, chấm thi trắc nghiệm cũng có thay đổi so với năm 2018.
Đặc biệt, năm nay phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh sẽ được đánh phách điện tử để ngăn ngừa việc can thiệp, gian lận. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm cũng được điều chỉnh để phát hiện gian lận, can thiệp. Mọi thao tác trên phần mềm chấm thi lưu dấu vết. Chỉ người có trách nhiệm mới có thể truy cập.
Giáo viên, giám khảo trên cả nước đã có bài học "Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ"; Đà Nẵng đã chi 5 tỷ để chống gian lận, cấm chỉ đạo miệng trong kì thi Trung học phổ thông; các địa phương khác đã triển khai công tác thi Trung học phổ thông kĩ lưỡng; Bộ đã có các phương án kĩ thuật phòng chống gian lận. Những kẻ có ý đồ "cướp điểm" hãy đợi đấy!
Mong rằng kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2019, không có ai có thể mua được, bán được điểm, dù bằng rất nhiều tiền!
Quả báo nhãn tiền, chẳng cần phải chờ lâu; những kẻ gian lận thi cử rồi cũng bị lôi ra ánh sáng, trừng trị trước pháp luật chứ không chỉ dừng lại ở dư luận phán xét.
Tài liệu tham khảo:
https://tuoitre.vn/thi-sinh-phu-huynh-dung-nghi-chuyen-gian-lan-20190517115359532.htm
https://tuoitre.vn/gian-lan-thi-cu-o-son-la-gia-nang-diem-moi-truong-hop-trung-binh-1-ti-dong-20190525084513726.htm
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
'Giá nâng điểm 1 tỷ': ai che chắn để họ 'múa gậy vườn hoang'? Không truy đến tận cùng hang ổ của gian lận thì khó mà triệt tiêu được đại nạn tiêu cực đang làm băng hoại nền giáo dục đất nước này. Dư luận ngày một thêm sốc khi những thông tin về vụ gian lận thi của thế kỉ cứ hé lộ dần. Gần một năm trước sau khi kỳ thi kết thúc, từ...