ByteDance sẽ biến TikTok thành sàn thương mại điện tử?
ByteDance – công ty mẹ của TikTok đang có ý định tung ra một nền tảng mua sắm riêng để cạnh tranh với Amazon và AliExpress của tập đoàn Alibaba.
Theo Business Insider , dịch vụ này có thể được triển khai dưới dạng ứng dụng riêng biệt hoặc được tích hợp vào TikTok, hướng tới việc bán các sản phẩm từ Trung Quốc cho khách hàng nước ngoài.
Trên website riêng, ByteDance đang tuyển dụng hàng chục vị trí cho bộ phận thương mại điện tử. Tuy không tiết lộ cụ thể kế hoạch tương lai dành cho TikTok, công ty viết trong thông báo tuyển dụng rằng ứng dụng mạng xã hội video ngắn của mình là “nền tảng lý tưởng để cung cấp trải nghiệm thương mại điện tử mới mẻ và tốt hơn cho khách hàng”.
TikTok có thể là một nền tảng thương mại điện tử đáng gờm
“Gã khổng lồ” internet Trung Quốc cũng ngầm ám chỉ sẽ giới thiệu một nền tảng tương tự AliExpress đến những người bán hàng độc lập. Nếu ứng tuyển vị trí quản trị viên làm việc tại Singapore, người này sẽ chịu trách nhiệm thiết lập “hệ thống theo dõi dữ liệu hàng hóa toàn cầu”.
Video đang HOT
ByteDance bắt đầu đẩy mạnh chiến lược thương mại điện tử nội địa và ra mắt dịch vụ thanh toán di động vào đầu năm nay. Rui Ma – một chuyên gia công nghệ, người sáng lập podcast Tech Buzz China cho rằng ByteDance đang “khao khát” gia nhập thị trường thương mại điện tử, nhất là trong bối cảnh Amazon xóa hàng nghìn thương nhân Trung Quốc khỏi nền tảng vì họ lạm dụng các đánh giá giả mạo. Bị buộc rời khỏi Amazon, nhiều thương nhân Trung Quốc đang tìm cách khác để tiếp cận khách hàng nước ngoài, và ByteDance đang muốn lôi kéo những người này.
TikTok hợp tác với Shopify
Các trang thương mại điện tử và nhà máy cỡ nhỏ ở Trung Quốc đã chớp thời cơ dùng TikTok để tiếp cận khách hàng Bắc Mỹ và châu Âu. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích đưa ngành công nghiệp mua sắm trực tuyến ra quốc tế, mở thêm các “khu thương mại xuyên biên giới” với mức thuế xuất khẩu và các loại chi phí khác thấp hơn bình thường. Rui Ma nhận định giao thương xuyên biên giới đang là xu hướng nóng nhất hiện nay ở Trung Quốc.
Juozas Kaziukėnas – người sáng lập công ty Marketplace Pulse cho rằng nhờ có TikTok, dịch vụ của ByteDance sẽ rất khác biệt so với các đối thủ như Amazon, AliExpress. Công ty đã bắt đầu triển khai tính năng kinh doanh trên TikTok, tích hợp thêm Shopify – giải pháp thương mại điện tử cho các doanh nghiệp.
Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan Mỹ từng chỉ ra người Mỹ dần quen với việc trực tiếp đặt hàng từ các công ty nước ngoài thay vì phụ thuộc vào các nhà bán lẻ trong nước, nên chiến lược của ByteDance xem chừng rất khả quan.
Trung Quốc mở ra cơn ác mộng cho TikTok, Alibaba
Nhà chức trách Trung Quốc muốn hạn chế các công ty Internet sử dụng thuật toán đề xuất video và nội dung liên quan. Đây chính là "công nghệ lõi" của những nền tảng mạng xã hội.
Theo Bloomberg , Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) vừa công bố dự thảo luật gồm 30 nội dung, quy định về việc quản lý thuật toán đề xuất, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến những công ty như ByteDance (tập đoàn mẹ của TikTok), Tencent Holdings và Kuaishou.
Bộ quy tắc này cấm các hành vi "gây nghiện hoặc tiêu thụ nội dung quá mức", cũng như bất kỳ hoạt động nào đe dọa an ninh quốc gia, phá vỡ trật tự xã hội và kinh tế. Không chỉ mạng xã hội, thuật toán đề xuất còn là phần quan trọng của những công ty thương mại điện tử như Alibaba.
Đến lượt thuật toán gây nghiện của mạng xã hội rơi vào tầm ngắm của cơ quan quản lý Trung Quốc.
Cụ thể, dự thảo quy định doanh nghiệp phải công khai các nguyên tắc cơ bản của thuật toán, giải thích mục đích và cơ chế đề xuất theo cách dễ hiểu. Họ phải cung cấp cho người dùng tùy chọn tắt đề xuất và thực hiện ngay lập tức yêu cầu không tham gia.
Các nhà cung cấp phải thường xuyên đánh giá, kiểm tra các thuật toán và dữ liệu, tránh tạo ra "ám ảnh" cho người dùng, khiến họ chi tiêu quá mức hoặc các hành vi khác ảnh hưởng đến trật tự và đạo đức công cộng.
Trung Quốc khuyến khích các công ty tuân thủ giá trị chủ đạo, truyền bá năng lượng tích cực. Mọi hành vi sử dụng thuật toán để thiết lập tài khoản giả mạo, tác động làm sai lệch thứ hạng và kết quả tìm kiếm nhằm mang lại lợi ích cho nhà cung cấp, ảnh hưởng đến trào lưu trực tuyến hoặc tránh né sự giám sát của cơ quan quản lý đều bị nghiêm cấm.
Nhà cung cấp thuật toán gây ảnh hưởng đến dư luận, lôi kéo người dùng cần được cơ quan quản lý xem xét và chấp thuận. Những hành vi trái quy định có thể bị phạt đến 46.000 USD và yêu cầu chấm dứt sử dụng.
Các thuật toán của ngành công nghệ đã trở thành vấn đề gây tranh cãi trên khắp thế giới. Facebook, Google bị cáo buộc cung cấp tin bài, video làm trầm trọng thêm sự phân cực chính trị và thúc đẩy bạo lực.
Trong phiên chất vấn của Quốc hội Mỹ vào tháng 3, những tập đoàn này bị cáo buộc sử dụng thuật toán để lôi kéo trẻ em trên các dịch vụ như YouTube và Instagram.
Tuy nhiên, trong khi chính phủ Mỹ vẫn chật vật với việc quản lý những gã khổng lồ trên Internet thì phía Trung Quốc lại thể hiện thái độ cứng rắn hơn. Chính quyền Bắc Kinh đã có hàng loạt biện pháp "chỉnh đốn" hoạt động kinh doanh, chống hành vi động quyền, cạnh tranh không lành mạnh trong ngành công nghệ.
Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc sẽ lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo quy định mới trong vòng 30 ngày. Theo SCMP, chưa rõ thời gian ban hành và áp dụng quy định mới.
Quy định mới có thể tác động đến cả những công ty không kinh doanh mạnh xã hội, chẳng hạn Alibaba. Tập đoàn thương mại điện tử này sử dụng thuật đoán để quảng cáo sản phẩm đến những khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, Apple cũng có công nghệ riêng khiến cho người dùng hướng đến những sản phẩm nhất định trên Apple Store.
ByteDance đóng cửa dịch vụ dạy kèm sau khi bị Trung Quốc 'tuýt còi' Chủ sở hữu TikTok là ByteDance vừa cho biết, họ đang sa thải các nhân viên trong mảng kinh doanh giáo dục và đóng cửa một số dịch vụ gia sư trực tuyến, sau khi Trung Quốc siết chặt các quy định ở lĩnh vực này. Mảng kinh doanh giáo dục của ByteDance gặp khó tại Trung Quốc Tháng trước Trung Quốc ban...