ByteDance đàm phán bán mảng kinh doanh ở Ấn Độ
ByteDance được cho là đang đàm phán bán các hoạt động của TikTok ở Ấn Độ cho đối thủ Glance, trong một nỗ lực hồi sinh ứng dụng chia sẻ video ngắn từng phát triển mạnh nhưng đã bị cấm vô thời hạn ở quốc gia này.
ByteDance cũng như nhiều công ty công nghệ khác của Trung Quốc đang gặp khó ở Ấn Độ
Theo Bloomberg, các cuộc thảo luận đã được khởi xướng bởi tập đoàn SoftBank của Nhật Bản. SoftBank là tập đoàn hậu thuẫn cho công ty mẹ InMobi Pte của Glance cũng như ByteDance, công ty mẹ của TikTok.
Các cuộc đàm phán liên quan đến SoftBank, ByteDance, Glance và các thỏa thuận này sẽ cần sự chấp thuận cuối cùng của các cơ quan chức năng Ấn Độ. Năm ngoái Ấn Độ cấm hàng nghìn ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm cả TikTok sau khi có vụ đụng độ ở biên giới Ấn Độ – Trung Quốc. SoftBank đã cố gắng cứu tài sản của TikTok ở Ấn Độ và đang nỗ lực tìm kiếm các đối tác địa phương.
Nếu các cuộc đàm phán tiến triển, chính phủ Ấn Độ sẽ muốn dữ liệu người dùng và công nghệ của TikTok ở trong biên giới của họ. Đó là do quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh vẫn còn căng thẳng và Ấn Độ sẽ không thừa nhận các công ty công nghệ có trụ sở tại Trung Quốc. Các quy định mới của Trung Quốc về xuất khẩu công nghệ khiến các cuộc đàm phán trở nên phức tạp hơn và bất kỳ hoạt động bán TikTok nào cũng cần có sự chấp thuận của các cơ quan chức năng Trung Quốc.
Mọi chuyện bắt đầu với TikTok diễn ra vào mùa hè năm ngoái sau khi ứng dụng này đạt được hơn 200 triệu người dùng ở Ấn Độ, thị trường lớn nhất của ứng dụng này. Chính phủ Ấn Độ viện dẫn các mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh của nước này để cấm một loạt ứng dụng của Trung Quốc như TikTok và tháng trước cho biết lệnh cấm là vĩnh viễn. ByteDance sau đó bắt đầu ngừng hoạt động tại nước này, sa thải hàng trăm nhân viên Ấn Độ và nhiều người trong số họ chuyển qua các đối thủ nội địa.
Đối tác tiềm năng của TikTok, Glance Digital Experience có trụ sở tại Bangalore là một nền tảng nội dung di động do Naveen Tewari, cựu sinh viên của trường kinh doanh Harvard sáng lập. Anh là người sáng lập InMobi, kỳ lân đầu tiên của Ấn Độ. Nền tảng chia sẻ video ngắn của Glance chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc sau lệnh cấm TikTok và nó đã trở thành kỳ lân vào tháng 12 sau một vòng tài trợ của Google và Mithril Capital của tỉ phú Peter Thiel.
Hàng chục đối thủ về ứng dụng video ngắn mọc lên như nấm ở Ấn Độ sau lệnh cấm TikTok, điều này thúc đẩy sự phát triển của Glance và Roposo và đẩy cơ sở người dùng lên hơn 130 triệu.
Ông trùm chịu lỗ trăm triệu USD để phá bỏ nghịch lý ở Nhật Bản
Softbank sẵn sàng chịu lỗ hơn trăm triệu USD cho một canh bạc lớn, đó là "giải cứu" người Nhật khỏi tiền mặt.
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, mang trong mình tiềm năng của thanh toán kỹ thuật số.
Tuy nhiên, khác với Trung Quốc và Ấn Độ, nơi thanh toán điện tử là xu hướng, tỷ lệ này tại Nhật Bản chỉ là 1% so với nền kinh tế 5.000 tỷ USD. Việc thay đổi được thói quen thanh toán của người dân sẽ tạo ra một ngành công nghiệp trị giá 1.300 tỷ USD.
Video đang HOT
Dù vậy người Nhật vẫn mắc kẹt với tiền mặt bất chấp những nỗ lực trong nhiều năm của các ngân hàng truyền thống, các công ty khởi nghiệp và chính phủ. Theo báo cáo của chính phủ, tiền mặt chiếm khoảng 80% chi tiêu của người tiêu dùng trong năm 2017, cao hơn rất nhiều so với các nước châu Á như Trung Quốc và Hàn Quốc.
Dân số già của Nhật Bản và sự bài trừ thanh toán điện tử của các cửa hàng được cho là nguyên nhân khiến đất nước "nghiện" tiền mặt.
Dân số già của Nhật Bản là lý do khiến nước này "mắc kẹt" trong tiền mặt.
Tuy nhiên trên thực tế, "thanh toán điện tử không phải là điều mới mẻ ở Nhật Bản. Người tiêu dùng đã cởi mở hơn với ý tưởng thanh toán không bằng tiền mặt", theo Celeste Goh, nhà phân tích của S&P Global Market Intelligence.
"Thách thức thực sự để thu hút các thương gia chấp nhận ý tưởng này, là phải giảm lệ phí hoặc tìm cách đơn giản hóa chu kỳ thanh toán", Goh cho biết.
Cơ hội cho nền công nghiệp thanh toán điện tử
Đại dịch Covid-19 gần đây làm nổi lên một dạng vấn đề tâm lý được gọi là chrometophobia - chứng sợ tiền. Những người mắc chứng sợ tiền thường sợ hãi khi nhìn thấy tiền và thậm chí là các loại hóa đơn. Căn bệnh thậm chí còn có thể hại chết các nạn nhân của mình trong sự lo âu.
Michael Causton, một nhà phân tích bán lẻ cho biết: "Covid-19 là một món quà cho các nhà cung cấp thanh toán điện tử. Nhà bán lẻ muốn bảo vệ nhân viên khỏi những tiếp xúc không cần thiết với khách hàng. Người tiêu dùng tất nhiên cũng muốn tránh tiếp xúc tiền mặt từ cửa hàng để giảm nguy lây nhiễm. Và thanh toán điện tử giúp ích rất nhiều cho việc này".
Nắm bắt được tâm lý này, SoftBank Group, một nhà đầu tư mạo hiểm của Nhật Bản đã đặt cược toàn bộ giá trị của mình cho một ý tưởng điên rồ: Trong đại dịch Covid-19, tiền mặt là vô cùng nguy hiểm.
Softbank đã bỏ ra hàng trăm triệu đô để tạo ra ứng dụng thanh toán điện tử PayPay với tham vọng biến Nhật Bản từ một vùng đất tích trữ tiền mặt thành một cường quốc thanh toán kỹ thuật số.
Với hơn 100 kỹ sư làm việc suốt ngày đêm để tung ra các bản cập nhật với tốc độ chóng mặt. SoftBank đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào ứng dụng như một phần của hệ sinh thái đang phát triển.
SoftBank thuê hàng nghìn nhân viên bán hàng trên khắp đất nước với nhiệm vụ giới thiệu PayPay đến với tất cả các cửa hàng. Một cựu nhân viên nhớ lại rằng tốc độ cập nhật của ứng dụng đã gây ra hỗn loạn trong những ngày đầu, "bởi vì các tính năng mà chúng tôi đã giới thiệu cho khách hôm trước sẽ hoàn toàn khác vào ngày hôm sau".
Softbank còn tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho người dùng, bao gồm chiến dịch tặng quà trị giá 10 tỷ yên ngay sau khi PayPay ra mắt. Chuỗi chương trình khuyến mãi mới nhất là chiến dịch "2000% tiền thưởng" vào tháng 8, trong đó 1/5 khoản thanh toán sẽ trả lại từ 2% đến 20 lần giá trị giao dịch.
Một người quản lý tại một chuỗi cửa hàng điện tử lớn cho biết: "Có một cảm giác giống như xổ số vậy. "Tôi nghĩ đó là lý do tại sao ứng dụng này thu hút khách hàng đến vậy".
Bằng những bước đi như vậy, PayPay đã xóa sổ những người chơi nhỏ lẻ khỏi thị trường. Bắt đầu từ con số không vào năm 2018, nó đã có thị phần 55% trên thị trường thanh toán bằng mã tính đến tháng 1, theo Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản.
Kẻ đứng đầu giành lấy tất cả
Ngày nay, PayPay trở thành ví di động phổ biến nhất ở châu Á. Người dùng tải ứng dụng, liên kết tài khoản ngân hàng và nạp tiền vào tài khoản PayPay. Sau đó thanh toán bằng cách tự quét mã QR tại cửa hàng hoặc nhờ nhân viên quét mã vạch của ứng dụng.
Kể từ khi ra mắt vào cuối năm 2018, PayPay đã vươn lên dẫn đầu trong thị trường thanh toán di động cạnh tranh của Nhật Bản. Ứng dụng đạt 30 triệu người đăng ký vào cuối tháng 6, tương đương với một phần tư dân số Nhật Bản, 2,3 triệu thương gia trên khắp cả nước sử dụng và một tỷ giao dịch đã được xử lý.
Logo màu đỏ và trắng của PayPay xuất hiện ngày càng nhiều tại các nhà hàng, tiệm cắt tóc và giặt ủi. Công ty công nghệ bản đồ của Hoa Kỳ Mapbox đã xây dựng một bản đồ tùy chỉnh trên ứng dụng để người dùng có thể lọc các cửa hàng theo danh mục. Ứng dụng gọi xe lớn nhấtTrung Quốc Didi Chuxing cũng đã thêm tính năng đặt xe thông qua ứng dụng PayPay.
Những kết quả trên một lần nữa minh chứng cho tầm nhìn xa về công nghệ của Masayoshi Son, người sáng lập kiêm chủ tịch của Softbank. Tương tự như việc ông sớm đặt cược vào gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba.
Ông Masayoshi Son sáng lập kiêm chủ tịch của Softbank, người khởi xướng cho ứng dụng PayPay.
Chiến lược của ông thường tập trung vào các gói tài trợ vô tận cho các công ty chưa thành công từ Didi Chuxing ở Trung Quốc đến Grab ở Đông Nam Á. Ông lần lượt "đốt tiền" theo cách nói của dân công nghệ vào những cuộc chiến tuyệt vọng và tốn kém để giành thị phần.
SoftBank đã hậu thuẫn Didi bằng việc mua lại Uber để đổi lấy 19% cổ phần. SoftBank cũng đã đầu tư khoảng 3 tỷ USD vào Grab năm 2014 để tạo nên cuộc chiến khốc liệt về giá với Gojek ở Indonesia. Sự cạnh tranh sau đó đã lan rộng ra toàn bộ Đông Nam Á khi Gojek triển khai hoạt động ở các thị trường lân cận.
Và PayPay cũng là một phần của cách chơi truyền thống này. Các chương trình khuyến mãi rầm rộ thúc đẩy bán hàng đã biến PayPay trở thành một "cỗ máy thiêu rụi" tiền mặt nhờ vào các chương trình khuyến mãi rầm rộ.
Ông Son từng nói với các nhà đầu tư tại một hội nghị ở Tokyo rằng: "Trong ngành của chúng tôi, người chiến thắng sẽ chiếm lấy tất cả và không có chỗ cho kẻ thứ 2".
Những tay chơi mới
Các khoản đầu tư của Softbank đã khiến các đối thủ bắt đầu đưa ra các chương trình khuyến mại của riêng họ. Trong những tháng gần đây, các hãng viễn thông lớn NTT Docomo và KDDI đã bắt đầu đầu tư mạnh hơn để cạnh tranh.
Việc theo đuổi không ngừng của các đối thủ là một bài kiểm tra xem liệu SoftBank có sẵn sàng chi thêm tiền, vì PayPay phải tăng trưởng bằng mọi giá.
Kazunori Ito, một nhà phân tích của Morningstar cho biết: "Họ đang đánh nhau bằng những gói tiền giấy".
Người Nhật bắt đầu cởi mở hơn với thanh toán điện tử nhờ vào "cuộc chiến" ưu đãi từ các nhà cung cấp dịch vụ.
Các nhà phân tích cho rằng SoftBank có thể sẽ tiếp tục chi tiền cho đến tháng 10 tới, trước khi bắt đầu tính phí giao dịch từ hàng triệu người sử dụng của mình. Nếu vẫn tiếp tục duy trì vị trí thống trị sau đó, các doanh nghiệp sẽ phải trả tiền để được tiếp cận với data người dùng lớn của PayPay.
Tuy nhiên, nếu không làm được như vậy đồng nghĩa với việc hàng trăm triệu USD có thể sẽ đổ sông đổ biển.
Causton, nhà phân tích bán lẻ cho biết: "Rắc rối là sẽ không có ai kiếm được tiền từ các khoản thanh toán trong một thời gian dài - trừ khi PayPay ngừng cung cấp tất cả những ưu đãi hấp dẫn đó".
Bị cấm cửa, TikTok vẫn đang kêu gọi đầu tư từ tập đoàn lớn nhất Ấn Độ Ở thời điểm hiện tại, chi tiết về thảo luận giữa TikTok và Reliance Industries Ltd chưa được công bố. ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng TikTok, đang thảo luận sơ bộ để tìm kiếm đầu tư từ Reliance Industries Ltd nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của ứng dụng video ngắn ăn khách ở Ấn Độ, theo nguồn tin từ...