BVU – nơi giảng viên không đơn độc trong cuộc chiến với dịch Covid-19
Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát, mặc dù sinh viên của các trường đại học không đến trường, song các giảng viên của Trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU) vẫn ngày ngày nỗ lực duy trì việc học tập liên tục cho sinh viên.
PGS-TS Oksana Bratanich, Phó trưởng Khoa Ngoại ngữ và Khoa học xã hội BVU
Tuy nhiên họ không đơn độc trong cuộc chiến này mà có sự chung tay hỗ trợ của các giảng viên quốc tế.
PGS-TS Oksana Bratanich (cô Oksana), Phó trưởng khoa Ngoại ngữ và Khoa học xã hội BVU chia sẻ: “Dịch bệnh Covid-19 và những ngày nghỉ dịch do cách ly toàn xã hội đã trở thành một trải nghiệm thực sự cho người nước ngoài tại Việt Nam. Lúc đầu, tôi vô cùng lo lắng khi không nắm được các thông tin về dịch bệnh nhưng nhờ những đồng nghiệp tại BVU tôi đã hoàn toàn yên tâm. Khi cách ly toàn xã hội, hầu hết giáo viên người nước ngoài bị mất việc làm dẫn đến những khó khăn về tiền bạc, việc hỗ trợ visa và cơ hội trở về nhà… thế nhưng tôi thực sự may mắn khi ở BVU. Tôi cảm thấy an tâm hơn vì tôi có cơ hội tiếp tục làm việc, được trả lương, có bảo hiểm y tế và có sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp. Tôi đã có cơ hội giảng dạy trực tuyến đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh và các chuyên ngành khác. Tôi muốn cảm ơn các đồng nghiệp đã kiên nhẫn giúp tôi học các chương trình máy tính mới và hỗ trợ kỹ thuật”.
Đến với BVU ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thạc sĩ Yang Chuan Yu (thầy Yang), giảng viên Ngôn ngữ Trung Quốc đến từ Đại học Văn Tảo (Đài Loan) đã sẵn sàng để lên lớp với sinh viên BVU. Tuy nhiên, chỉ sau một tuần đến Vũng Tàu, dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Việt Nam khiến các trường đại học phải đóng cửa, thầy Yang đã có những ngày làm việc thật khó quên. “Tôi đã được các đồng nghiệp và sinh viên tại BVU hỗ trợ rất nhiều trong những ngày nghỉ học do dịch Covid-19. Chính vì vậy, ngay khi nhà trường triển khai dạy học Elearning, tôi đã được hướng dẫn chuẩn bị bài giảng trên Elearning, giới thiệu với các bạn sinh viên qua Microsoft Teams. Điều này thực sự là một trải nghiệm rất mới, vì tôi chưa từng dạy học qua internet khi chưa gặp sinh viên trên giảng đường. Tôi phụ trách môn Nghe và Nói nên việc dạy Elearning khá khó khăn, tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của cô Lê Hoài Trâm (Khoa Ngoại ngữ và Khoa học xã hội), tôi đã làm quen và thực hiện việc dạy học khá thuận lợi. Các tiết học của tôi được sinh viên nhiệt tình hưởng ứng. Nhờ thời gian học trực tuyến nên khi hết dịch quay trở lại trường học, tôi và các bạn sinh viên đã trở nên thân thiết hơn. Chúng tôi đã có những giờ học rất vui và bổ ích”, thầy Yang chia sẻ.
Video đang HOT
Thạc sĩ Yang Chuan Yu, chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc BVU
Chia sẻ về những ngày trong giai đoạn nghỉ dịch Covid-19, thạc sĩ Kim Chi Yo (thầy Kim), giảng viên chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, khoa Ngoại ngữ và Khoa học xã hội Trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu chia sẻ, đây thực sự là những ngày đáng nhớ của tôi. “Khi dịch Covid-19 bùng phát, lệnh cách ly toàn xã hội khiến cuộc sống của tôi bị đảo lộn. Tôi không tự nấu ăn nên mỗi bữa đều phải ra quán ăn. Tuy nhiên, trong thời điểm cách ly, các quán ăn gần trường đều nghỉ. Mỗi ngày, sau thời gian dạy học Eleanring, tôi đều đi bộ ra siêu thị Lotteria (do không có taxi) để ăn trưa và ăn tối. Rất may là sau cách ly, tôi được các đồng nghiệp trong khoa và sinh viên của mình hỗ trợ rất nhiều”, thầy Kim nói.
ThS Kim Chi Yo trong giờ giảng tại Phòng Văn hóa Hàn Quốc
Đối với ThS Sasamura Haruka, chuyên gia phái cử của Japan Foundation (Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam) hiện đang giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật Bản tại BVU, những ngày dịch bệnh Covid-19, dù rất lo lắng cho gia đình và bạn bè ở Nhật Bản nhưng cô vẫn chọn ở lại Việt Nam và giảng dạy Elearning cho sinh viên BVU. Cô Sasamura chia sẻ, tôi thường xuyên được các đồng nghiệp tại BVU cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam và ở Vũng Tàu. Những thông tin đó đã giúp gia đình tôi ở Nhật Bản yên tâm về sự an toàn của tôi tại BVU. Tôi cũng đã được Nhà trường quan tâm trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân trong thời gian dịch bệnh. Tôi được cung cấp dung dịch sát khuẩn, khẩu trang…
ThS Sasamura Haruka, chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật Bản soạn giáo án dạy Elearning
Hiện nay, BVU đang đào tạo 55 ngành và chuyên ngành về các lĩnh vực Cơ khí, Điện, Điện tử, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Ngoại ngữ, Quản trị kinh doanh, Du lịch, Công nghệ thông tin và Công nghệ hóa – thực phẩm… Trong đó, đối với các ngành Ngoại ngữ, Đông phương học hằng năm thu hút rất đông sinh viên bởi BVU có truyền thống về chất lượng đào tạo trình độ cao và đặc biệt có 100% giáo viên bản ngữ đứng lớp với các ngành ngôn ngữ Anh, chuyên ngôn ngữ Nhật Bản, ngôn ngữ Hàn Quốc, ngôn ngữ Trung Quốc… Ở họ không chỉ có kinh nghiệm giảng dạy mà còn có sự thân thiện và đầy tinh thần trách nhiệm. Nhờ họ mà BVU chính là nơi giảng viên Việt Nam không đơn độc trong cuộc chiến với dịch Covid-19.
'Người của trường đại học' không tham gia coi thi, chấm thi tốt nghiệp THPT
Theo dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT Bộ GD-ĐT mới công bố, cán bộ, giảng viên đại học sẽ không tham gia vào bất cứ khâu nào, từ coi thi đến chấm thi như những năm trước.
Năm nay, tất cả các khâu trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giao cho địa phương, các trường ĐH không tham gia vào bất cứ khâu nào - ẢNH THANH HÙNG
Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ áp dụng từ kỳ thi năm 2020, nêu: kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ tổ chức thi 5 bài thi, gồm: 3 bài thi độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ; bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (gồm các môn thi thành phần vật lý, hóa học, sinh học); bài thi tổ hợp khoa học xã hội (gồm các môn thi thành phần lịch sử, địa lý, giáo dục công dân) đối với thí sinh học chương trình giáo dục THPT hoặc các môn thi thành phần lịch sử, địa lý (đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT).
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.
Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là toán, ngữ văn và 1 bài thi bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể dự thi bài thi ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi được dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo nguyện vọng.
Dự thảo quy chế nêu: mỗi tỉnh tổ chức một hội đồng thi, do sở GD-ĐT chủ trì, để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Mỗi hội đồng thi có các điểm thi để tổ chức khâu coi thi trong kỳ thi.
Ban coi thi, chấm thi đều do giám đốc sở GD-ĐT thành lập
Nếu như các năm trước và đặc biệt là năm 2019, với kỳ thi THPT quốc gia, có tới 50% số giám thị được điều động về các địa phương để coi thi; các trường ĐH uy tín được phân công nhiệm vụ chủ trì công tác chấm thi trắc nghiệm thì năm nay lực lượng này đã rút hoàn toàn khi kỳ thi đổi tên thành kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Dự thảo quy chế giao giám đốc sở GD-ĐT ra quyết định thành lập hội đồng thi và các ban của hội đồng thi từ in sao, vận chuyển đề thi, coi thi đến các ban làm phách, chấm thi bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm...
Thành phần coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT ở hội đồng thi cấp tỉnh sẽ gồm: trưởng ban do lãnh đạo hội đồng thi kiêm nhiệm; phó trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở GD-ĐT hoặc lãnh đạo phòng quản lý thi của sở GD-ĐT, các phó trưởng ban khác là lãnh đạo sở GD-ĐT, lãnh đạo một số phòng thuộc sở GD-ĐT và hiệu trưởng trường phổ thông; ủy viên, thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các phòng của sở GD-ĐT, lãnh đạo và giáo viên trường phổ thông.
Tương tự, thành viên của các ban chấm thi tự luận và trắc nghiệm đều là cán các lãnh đạo, cán bộ của Sở GD-ĐT và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Các quy định về quy trình coi thi, chấm thi, lắp camera giám sát khu vực bảo quản bài thi, chấm thi... về cơ bản vẫn giữ như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Đảng viên tốt nghiệp ĐH loại giỏi: "Làm theo lời Bác từ những điều bình dị" Nguyễn Văn Tùng tốt nghiệp đại học loại Giỏi và từng được giữ lại làm giảng viên đại học. Anh là 1 trong 90 gương mặt được tuyên dương điển hình tiên tiến "Tuổi trẻ Thủ đô làm theo lời Bác" năm 2020. Nguyễn Văn Tùng (sinh năm 1995, quê Hà Nội) chia sẻ: "Đối với mình, những lời dạy của Bác luôn...