BV Thống Nhất đạt tiêu chuẩn vàng quốc tế điều trị đột quỵ
Tiêu chuẩn của Hội Đột quỵ thế giới không chỉ chú trọng tới thời gian vàng điều trị cho bệnh nhân đột quỵ mà còn chú trọng đến phòng ngừa, không để bệnh nhân tái đột quỵ.
Chiều 23-9, Bệnh viện (BV) Thống Nhất (TP.HCM) tổ chức lễ đón nhận tiêu chuẩn vàng quốc tế (Golden Angel Award) của Tổ chức Đột quỵ thế giới.
Theo PGS-TS Nguyễn Huy Thắng, Phó Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, chứng nhận tiêu chuẩn vàng của Hội Đột quỵ thế giới là thước đo để các đơn vị điều trị đột quỵ nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân.
“Tiêu chuẩn của Hội Đột quỵ thế giới không chỉ chú trọng tới thời gian vàng điều trị cho bệnh nhân đột quỵ mà còn chú trọng đến phòng ngừa, không để bệnh nhân tái đột quỵ trở lại” – PGS-TS Nguyễn Huy Thắng nhấn mạnh.
Video đang HOT
PGS-TS Nguyễn Huy Thắng, Phó Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM trao chứng nhận tiêu chuẩn vàng (Golden Angels Award) về điều trị đột quỵ cho Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM). Ảnh: HL
Theo TS-BS Lê Đình Thanh, Giám đốc BV Thống Nhất, bệnh đột quỵ gây nên hệ lụy rất lớn cho bản thân người bệnh với nguy cơ tử vong rất cao, tạo gánh nặng rất lớn cho gia đình, cho xã hội nếu như không được điều trị sớm, đúng cách.
Thời gian qua, BV đã rất nỗ lực, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, cử đội ngũ bác sĩ đi đào tạo ở trong và ngoài nước, phối hợp chặt chẽ giữa với các đơn vị liên quan trong BV để phát triển đơn vị đột quỵ. Do đó, việc tiếp nhận xử lý cấp cứu, chẩn đoán và điều trị kịp thời cho bệnh nhân với thời gian càng được rút ngắn. Tỉ lệ bệnh nhân được điều trị phục hồi trong khung giờ vàng ngày càng được nâng lên.
Theo TS-BS Lê Đình Thanh, thời gian tới, BV Thống Nhất tiếp tục đầu tư hệ thống, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm giúp rút ngắn hơn nữa thời gian chẩn đoán và can thiệp đột quỵ và phấn đấu đạt được tiêu chuẩn kim cương (Platinum) trong năm 2021.
Có được "giờ vàng" vơi bớt nguy nan
Nếu như trước đây bệnh đột quỵ thường nằm trong độ tuổi 50-60 trở lên, thì nay đang có xu hướng trẻ hóa xuống 40-50 tuổi, thậm chí gặp ở độ tuổi 20-30.
Thời gian qua, Việt Nam đã áp dụng các kỹ thuật điều trị ngang bằng với chuẩn của các trung tâm đột quỵ trên thế giới để điều trị cho bệnh nhân đột quỵ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, bệnh nhân bị đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện trong "giờ vàng" hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.
Kiểm tra huyết áp giúp phòng bệnh đột quỵ cho người dân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức.
Xu hướng người bị đột quỵ trẻ hơn
Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai đã cấp cứu kịp thời một nam giới 40 tuổi (quê ở Hưng Yên) bị đột quỵ. Bệnh nhân được chuyển đến Khoa Cấp cứu trong tình trạng liệt nửa người, hôn mê, rối loạn ý thức, không nói được. May mắn, bệnh nhân đã được các y, bác sĩ can thiệp rất kịp thời và chỉ sau 1 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân đã nói, vận động chân tay được...
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên thế giới. Những năm qua ở nước ta, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ tăng từ 1,7% lên 2,5%, tương đương khoảng 200.000 ca mắc mới mỗi năm. Tỷ lệ nam giới mắc gấp 4 lần so với nữ giới. Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị cho rằng, thời tiết nắng nóng gay gắt là yếu tố làm tăng số người bị đột quỵ, nhất là những người có tiền sử bị tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao...
Theo Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội - Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, ở những người bị đái tháo đường, nguy cơ bị đột quỵ gấp 4 lần, người tăng huyết áp nguy cơ gấp 3 lần, tim mạch nguy cơ gấp 6 lần so với người bình thường. Đặc biệt, đột quỵ ở người trẻ có xu hướng tăng nhanh, tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua. Nếu như trước đây, đột quỵ thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay khoảng 25% ca đột quỵ xảy ra ở những người trẻ tuổi, nhất là với những người lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện...
Trung bình mỗi năm, Khoa Đột quỵ (Bệnh viện Quân y 103) tiếp nhận từ 1.600 đến 1.800 bệnh nhân. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đình Đài, Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ của bệnh viện cho biết, đột quỵ có 2 thể chính, đó là nhồi máu não (hay tắc mạch máu não) và xuất huyết não (hay còn gọi là chảy máu não, vỡ mạch máu não). Hiện tất cả các kỹ thuật cao trên thế giới về điều trị đột quỵ đều được bác sĩ của khoa triển khai và thực hiện thành công. Nếu đến bệnh viện kịp thời trong "giờ vàng", thì cơ hội điều trị hiệu quả cao, ít để lại di chứng.
Thế nhưng, theo bác sĩ Mai Duy Tôn, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, hiện bệnh nhân đột quỵ đưa vào cấp cứu nằm trong "giờ vàng" chỉ chiếm 1,5%. Ở Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ này cũng chỉ 5%-7%. Do thiếu kiến thức về phát hiện sớm bệnh đột quỵ, nên có những gia đình tự xử trí người bệnh tại nhà và khi nhập viện đã trong tình trạng muộn.
Không tự ý uống thuốc điều trị
Các y, bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa trung ương chăm sóc bệnh nhân bằng máy thở hiện đại tại phòng chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Khuê Diệp
Nhiều người truyền tai nhau việc dùng thuốc đông y và các biện pháp dân gian để điều trị đột quỵ. Tuy nhiên, bác sĩ Trần Viết Lực, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa trung ương cho rằng, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc dùng thuốc đông y sẽ giải quyết ngay được tình trạng đột quỵ. Đơn cử như bệnh nhân đột quỵ mà cho uống An cung ngưu hoàng hoàn dễ gây ra tình trạng ngộ độc thuốc hoặc khiến bệnh nặng thêm, bởi loại thuốc này được chỉ định dùng cho thể tắc mạch. Nếu không may bệnh nhân rơi vào thể chảy máu mà người nhà lại cho uống An cung ngưu hoàng hoàn sẽ làm bệnh thêm trầm trọng.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai), trong quá trình cấp cứu, điều trị bệnh nhân đột quỵ, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp hôn mê, xuất huyết nặng, thậm chí tử vong sau khi người nhà cho uống An cung ngưu hoàng hoàn rồi mới đưa đến cơ sở y tế. Tuyệt đối không được cho bệnh nhân đột quỵ ăn, uống bất kỳ thuốc gì, cũng không xoa bóp, bấm huyệt, chích nặn máu ở đầu ngón tay, sau tai vì đây là những biện pháp không có tác dụng. Bởi lúc này, bệnh nhân thường rơi vào trạng thái mê man, uống nước hay thuốc đều dễ bị sặc, làm tắc đường thở.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn khuyến cáo, việc quan trọng nhất đề phòng đột quỵ là kiểm soát tốt huyết áp, phát hiện kịp thời các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường và sử dụng thuốc kết hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các bệnh này. Đặc biệt, người dân nên bỏ các thói quen không tốt cho sức khỏe như: Hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia, giữ chế độ ăn uống đúng mực để tránh béo phì, tích cực vận động cơ thể và tập thể dục thường xuyên (30 phút/ngày)... Dưới 4-5 giờ sau khi bị đột quỵ được coi là "giờ vàng" trong điều trị. Do đó, khi thấy có biểu hiện: Gương mặt mất cân đối, méo xệ một bên miệng; yếu hoặc liệt tay, chân; ngôn ngữ bất thường..., thì cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm, càng tốt.
Bác sĩ ơi: Nên đưa người bị đột quỵ đi cấp cứu ở bệnh viện nào? Theo các khuyến cáo, bệnh nhân đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu càng nhanh càng tốt. Bệnh nhân đột quỵ cần được đưa ngay đến bệnh viện có khả năng tiếp nhận, điều trị đột quỵ và gần nhất - ẢNH MINH HỌA: KHẢI LINH Tuy nhiên, tôi thắc mắc, vậy nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần...