BV Bạch Mai bị tố ép bệnh nhân mua cơm
“Ốm không ăn được, hàng ngày tôi vẫn phải mua 3 bữa cơm với giá 54.000 đồng. Thức ăn lấy về lại đổ đi vì không thể nuốt được. Như thế có khác nào ép bệnh nhân phải mua cơm…” – bệnh nhân Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai phản ánh về thực trạng không ăn cơm cũng phải mua.
Ốm không ăn vẫn phải… mua cơm
Thời gian gần đây, một số bệnh nhân Khoa Truyền Nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) phản ánh về việc trong quá trình điều trị tại Bệnh viện, các bệnh nhân không ăn cũng phải mua cơm từ căng-tin bệnh viện với giá 54 đến 74 nghìn đồng/3 bữa.
Để tìm hiểu những thông tin liên quan, PV đã đến Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, nhiều bệnh nhân cho biết, hầu hết các bệnh nhân ở khoa truyền nhiễm, dù mắc bệnh nào đi nữa, không ăn được cơm vẫn phải mua cơm của bệnh viện, không mua cơm vẫn phải trả tiền và thanh toán vào tiền viện phí.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Hiên điều trị xơ gan tại phòng 301, Khoa Truyền nhiễm cho biết: “Tôi thuộc diện hộ nghèo, kinh tế khó khăn, đã vào Khoa Truyền nhiễm được 10 ngày. Nhưng khi điều trị tại đây, một ngày tôi phải mua 3 suất cơm, sáng, trưa, chiều với giá 54.000 đồng/ngày. Tôi không nuốt được, đa số lấy cơm về xong lại đổ đi nhưng vẫn phải trả tiền.
Cơm bệnh viện nấu không ngon, một suất cơm trưa có giá hơn 20.000 đồng nhưng chỉ có một quả trứng, 2 miếng đậu, rau, có hôm thì có mấy miếng thịt. Nhiều lúc, tôi muốn ăn ở ngoài, ăn những gì tôi thích nhưng cơm bệnh viện không mua vẫn tính tiền nên bắt buộc phải nhận cơm mỗi bữa”.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Hiên đang đợi lấy cơm
“Cả phòng 301 có hơn 20 bệnh nhân, trong đó đa số là người nghèo, nhiều người không muốn nhận cơm bệnh viện nhưng không mua cũng phải trả tiền, khác nào ép bệnh nhân nghèo phải mua cơm”, bà Hiên bức xúc.
Theo tìm hiểu của PV, sáng 7h, trưa 11h và tối 17h, trước cửa Khoa Truyền nhiễm đều có xe của căng-tin bệnh viện chở cơm đến, các bệnh nhân lại xếp hàng nhận cơm. Nhiều người nhận cơm mà không vui vì thức ăn không hợp khẩu vị của họ nhưng vẫn phải lấy. Và lý do căn bản là dù họ không lấy cơm vẫn bị trừ tiền cơm từ tiền viện phí.
Bệnh nhân nghèo Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày 3 lần đi nhận cơm
“Bố tôi bị bệnh nặng, không muốn ăn, định mang cơm nhà đi nhưng bệnh viện đã tính tiền ăn mỗi bữa nên đành để ông cụ ăn cơm viện, nếu mang cơm nhà đi nữa thì tốn kém thêm rất nhiều. Suất cơm bệnh viện ít món, lại không phải món cụ thích nên cụ không ăn, nhiều lúc phải đổ đi”, anh Thanh, người nhà bệnh nhân phòng 301, khoa Truyền nhiễm, cho biết.
Bệnh nhân phải ăn theo chế độ
Để làm rõ những thắc mắc của các bệnh nhân liên quan đến việc Bệnh viện “ép” mua cơm, PV đã làm việc với BS Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai.
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn cho biết, thực chất không phải là do Bệnh viện “ép” các bệnh nhân phải mua cơm. Sự thật là khi điều trị cho bệnh nhân, tùy loại bệnh mà Trung tâm dinh dưỡng nghiên cứu và đưa ra chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Ví dụ như bệnh nhân xơ gan thì ăn suất cơm đảm bảo dinh dưỡng của bệnh nhân xơ gan, bệnh nhân hôn mê không ăn được thì phải ăn theo chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân điều trị bệnh nào thì có chế độ dinh dưỡng riêng biệt phù hợp với bệnh đó để điều trị có hiệu quả.
“Sở dĩ bệnh viện phải lên thực đơn cho bệnh nhân là bởi ngay bản thân bệnh nhân cũng không biết bệnh của mình nên ăn gì cho đảm bảo dinh dưỡng, nếu dinh dưỡng không đảm bảo thì rất khó khăn trong quá trình điều trị”, bác sĩ Tuấn nói.
Trả lời câu hỏi của PV liên quan đến việc Bệnh viện có thể lên danh sách thực phẩm phù hợp để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có thể tự mua hoặc nấu cho phù hợp khẩu vị, bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn cho biết: Trước đây, Bệnh viện chưa có Trung tâm dinh dưỡng, các bệnh nhân tự mua cơm ngoài không đảm bảo vệ sinh, nhiều bệnh nhân điều trị trong Bệnh viện mà vẫn mắc phải các bệnh như tiêu chảy, đái tháo đường… Thậm chí, có bệnh nhân còn đun nấu trong Bệnh viện, rất mất vệ sinh và không đảm bảo chất dinh dưỡng.
Ông Tuấn cũng thừa nhận thiếu sót là các cán bộ điều dưỡng của Khoa không giải thích rõ ràng với các bệnh nhân khiến bệnh nhân hiểu lầm bệnh viện “ép” bệnh nhân phải mua cơm. Thời gian tới, Khoa sẽ yêu cầu các bác sĩ, nhân viên điều dưỡng phải giải thích rõ điều này với bệnh nhân.
Theo 24h
Kiệt quệ vì không có bảo hiểm y tế
Trước đây, do giá viện phí thấp nên nhiều người có suy nghĩ chẳng cần tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), có bệnh đến khám dịch vụ vài ba trăm nghìn đồng là xong. Vậy nhưng từ giữa năm nay, hầu hết các BV đã áp dụng giá viện phí mới với mức tăng lớn khiến nhiều người bệnh không có thẻ BHYT rơi vào cảnh điêu đứng.
Tham gia BHYT sẽ giúp giảm gánh nặng viện phí cho người bệnh
Đi viện mới biết sợ!
Khoa Hồi sức tích cực - BV Bệnh nhiệt đới Trung ương là nơi tập trung nhiều bệnh nhân nặng, phải điều trị dài ngày. Có người bệnh nhập viện vì bị liên cầu khuẩn, có trường hợp bị viêm phổi, viêm não..., trong đó số bệnh nhân đến từ các tỉnh lân cận Hà Nội chiếm đa số và không ít trong số họ không có thẻ BHYT. Đã bệnh nặng thì phải dùng thuốc, phương tiện đắt tiền, vì thế mà số tiền điều trị của các bệnh nhân ở đây có thể lên đến hàng chục triệu đồng.
Bác sĩ Nguyễn Thành Lê, Khoa Điều trị tích cực - BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, người nào bệnh nhẹ cũng phải mất tới 20-30 triệu đồng cho một đợt điều trị, còn bệnh nặng thì lên đến hàng trăm triệu đồng. Chỉ tính riêng tiền thuốc có trường hợp một ngày đã hết 10 triệu đồng, cứ thế nhân với số ngày nằm viện, không ít trường hợp trốn viện, bỏ điều trị giữa chừng vì hoàn cảnh kinh tế gia đình cạn kiệt.
Điều đáng buồn là nếu như những bệnh nhân này có BHYT, chi phí điều trị tối thiểu cũng giảm được 80% và đương nhiên họ sẽ không phải rơi vào cảnh... chấp nhận xin về để chết chỉ vì không đủ tiền điều trị. Bác sĩ Lê chia sẻ, thường chỉ khi đến BV, người bệnh, đặc biệt là các bệnh nhân nặng mới thấm thía, mới biết đến giá trị của thẻ BHYT, rằng chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng tham gia BHYT nhưng khi đến BV có thể được hỗ trợ đến cả trăm triệu đồng.
Trường hợp gia đình chị Phương, một bệnh nhân nặng đang điều trị viêm màng não mủ tại khoa là một ví dụ. Trước nay vốn khỏe mạnh, gia đình cũng không nằm trong diện phải bắt buộc tham gia hay được BHYT hỗ trợ toàn bộ nên chị chẳng bao giờ để ý đến chuyện phải mua BHYT phòng thân. Bỗng dưng phải vào nằm viện cấp cứu, chưa đầy 10 ngày đã phải bỏ tiền túi thanh toán khoản viện phí lên đến gần 20 triệu đồng, chị Phương thở dài: "Tôi nào có ngờ...".
Thống kê từ Bộ Y tế cho biết, hiện cả nước có 64% dân số tham gia BHYT, trong số 36% còn lại chưa tham gia BHYT thì tập trung chủ yếu vào các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. Dù nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ như nâng mức trợ cấp tham gia BHYT cho người cận nghèo, cho các hộ làm nông-lâm-ngư nghiệp... song tỷ lệ tham gia tăng rất chậm.
Rút ngắn lộ trình BHYT toàn dân
Tại "Diễn đàn cấp cao về BHYT toàn dân" nằm trong khuôn khổ hội nghị của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63 đang diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - đồng chủ trì hội nghị đã nhấn mạnh, việc Việt Nam điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ góp phần thúc đẩy tỷ lệ tham gia BHYT tăng nhanh. Khi số người tham gia BHYT nhiều hơn và dần tiến tới độ bao phủ BHYT toàn dân thì viện phí tăng không những không trở thành gánh nặng mà còn mang lại nhiều quyền lợi hơn cho người bệnh.
Tính đến thời điểm này, cả nước đã có hơn 50 tỉnh/thành phố thông qua chính sách viện phí mới, 100% các BV trung ương trực thuộc Bộ Y tế và các Bộ ngành sẽ đều thực hiện viện phí mới từ tháng 10-2012, với hơn 400 dịch vụ y tế được điều chỉnh giá. Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, sau sự kiện này, số người bệnh không có thẻ BHYT sẽ chịu thiệt thòi lớn do giá viện phí tăng cao và muốn giảm bớt gánh nặng thì buộc họ phải tham gia BHYT.
Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2015 có trên 70% dân số tham gia BHYT, con số này đến năm 2020 là trên 80% và tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân trong tương lai càng ngắn càng tốt. Theo TS Shin Young-Soo, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, BHYT toàn dân là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ các nước để ngành y tế phát triển về dài hạn.
Bên cạnh đó, vấn đề tài chính cho y tế, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ cũng rất cần thiết. Mỗi nước cần có thách thức riêng phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội của mình. Hiện tại, Việt Nam chi 7% GDP cho y tế, Chính phủ cũng huy động nhiều nguồn lực cho tài chính y tế, tuy nhiên phải khẳng định rằng nhiều tiền chi cho y tế vẫn từ túi người bệnh. Đó là một thực trạng cần cải thiện. WHO cam kết sẽ hỗ trợ tài chính để những nước đang phát triển có thể đạt được tỷ lệ BHYT toàn dân cao hơn.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị này, đại diện ngành y tế của Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước khác đã chia sẻ kinh nghiệm về hệ thống thông tin phát triển và thiết kế thể chế vững chắc nhằm tiến tới BHYT toàn dân. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hy vọng, việc tiếp thu kinh nghiệm từ các quốc gia này sẽ giúp Việt Nam rút ngắn được thời gian tiến tới BHYT toàn dân.
Theo ANTD
Viện phí sẽ còn tăng nữa Theo Bộ Y tế, tới đây viện phí sẽ tính cả cơ cấu lương, phụ cấp cho nhân viên y tế chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học... nên sẽ còn tăng nữa. Ông Vũ Xuân Bằng, Phó trưởng ban Chính sách BHYT, lưu ý: Bộ Y tế cần kiểm soát tình trạng lạm dụng kỹ thuật, đặc biệt khi đã điều...