Bút chấm đọc – có bắt buộc để học ngoại ngữ?
Trong khi nhiều phụ huynh bùi tai về quảng cáo công dụng của bút chấm đọc mua về cho con rồi để lãng phí thì thông tin về việc sử dụng bắt buộc trong trường học phục vụ dạy và học ngoại ngữ làm nhiều người băn khoăn.
Nhiều bộ bút không kịp thời cập nhật sách mới cho người sử dụng
Mua tiền triệu để chơi cho vui
Với tác dụng lớn nhất là hỗ trợ học tiếng Anh rồi tiếng Việt, Toán… đối với lứa tuổi trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, bút thông minh hay còn gọi là bút chấm đọc học hay thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh có điều kiện. Sở dĩ như vậy vì giá thành loại bút này không hề rẻ khi được bán với mức trung bình 2 triệu đồng/bộ, thậm chí có loại trên 3 triệu đồng. Bộ sách này còn khiến phụ huynh đau đầu trước các yêu cầu phát sinh của con em đòi mua sách mới. Tuy nhiên, không dễ để tìm được những bộ sách được mã hóa phù hợp với loại bút đã mua và giá thành của loại sách này cũng không dễ chịu như sách thông thường.
Phạm Hồng Minh, học sinh lớp 3, trường tiểu học Nguyễn Siêu được bố mẹ tặng thưởng học sinh giỏi một bộ bút chấm đọc học hay. Bộ sách này gây hứng thú ngay bởi cách sử dụng đặc biệt. Chỉ cần chấm vào ký hiệu mã hóa ở đầu là có thể làm quen với cả quyển sách mà không cần có người hướng dẫn. Bút cũng có thể kể chuyện, dùng để nghe nhạc, chơi trò chơi, đố vui… Vậy nhưng sau thời gian ngắn sử dụng thì “bây giờ cháu không sử dụng nữa. Tất cả chỉ có hơn chục câu chuyện cổ tích, nghe mãi đã thuộc hết rồi. Bài hát thì cũng chỉ khoảng 20 bài. Còn đố vui thì cứ lặp đi lặp lại, thuộc cả đáp án. Riêng học Tiếng Anh thì cháu thấy cũng không hứng thú vì ở trường cháu đã học qua cả rồi, không có gì mới” – Minh cho biết. Mẹ của Minh tâm sự, số tiền mua món quà này không nhỏ để hỗ trợ cho con trong học tập, giải trí nhưng thực tế lại không như mong muốn.
Tù mù chất lượng sản phẩm
Trong khi hiệu quả thực tế từ nhu cầu tự phát trong các gia đình chưa được khẳng định với loại sản phẩm “cao cấp” này thì trước năm học mới, thông tin cho rằng sản phẩm này là bắt buộc trong các trường học để học ngoại ngữ lại rộ lên khiến nhiều người băn khoăn.
Video đang HOT
Lãnh đạo của ngành giáo dục cũng cho rằng bút chấm đọc là một phương tiện rất hữu ích, có thể khắc phục được phát âm chưa chuẩn của giáo viên người Việt, trong bối cảnh cả nước đang triển khai đề án quốc gia về dạy học ngoại ngữ. TS. Nguyễn Ngọc Hùng, trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ 2020 thì khẳng định, ngày 6-9-2011 bắt đầu triển khai chương trình của Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân thì Cục Cơ sở vật chất – Thiết bị nhà trường đã có văn bản hướng dẫn về việc mua sắm các trang thiết bị tối thiểu cho cấp tiểu học, đặc biệt là ngoại ngữ. Theo đó, bút hỗ trợ chấm đọc là 1 trong danh mục 14 trang thiết bị cần thiết tối thiểu. Tuy nhiên, việc mua và sử dụng để dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường cũng được ông Hùng cho biết là không bắt buộc vì nơi nào có đài cassette rồi có thể thôi khi xem xét điều kiện kinh tế của từng địa phương.
Bên cạnh đó, ông Hùng cũng khuyến cáo người sử dụng về việc lựa chọn sản phẩm này khi thị trường đang tung ra hàng loạt sản phẩm cũng như chức năng nhưng chưa rõ chất lượng chung. “Hiện nay chưa có một bộ mã để mở bút đọc của các nhà sản xuất, nếu dùng mã của đơn vị này thì đơn vị khác không thể tham gia. Đây là một trong những căn cứ để người mua lựa chọn sản phẩm nào có nhiều sách được mã hóa phù hợp nhất. Bên cạnh đó, chỉ có các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ mới được giới thiệu cho các trường mua sắm.”
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, hiện NXB Giáo dục đang phối hợp với Đề án Ngoại ngữ xây dựng hoặc lựa chọn đưa vào áp dụng một mã code “mở” và một kênh audio dữ liệu chuẩn để các loại bút đọc, kể cả thiết bị do giáo viên, sinh viên tự tạo, cải tiến từ điện thoại di động, máy nghe MP3 cũng có thể dùng được. Như vậy, việc học ngoại ngữ bằng sản phẩm này còn cần không ít thời gian để hoàn thiện.
Theo ANTD
Bút chấm đọc: Chỉ để học ngoại ngữ?
Trong khi nhiều phụ huynh bùi tai về quảng cáo công dụng của bút chấm đọc mua về cho con rồi để lãng phí. Thì thông tin về việc sử dụng bắt buộc trong trường học phục vụ dạy và học ngoại ngữ làm nhiều người băn khoăn.
Mua tiền triệu để chơi cho vui
Với tác dụng lớn nhất là hỗ trợ học tiếng Anh rồi tiếng Việt, Toán... đối với lứa tuổi trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, bút thông minh hay còn gọi là bút chấm đọc học hay thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh có điều kiện. Sở dĩ như vậy vì giá thành loại bút này không hề rẻ khi được bán với mức trung bình 2 triệu đồng/bộ, thậm chí có loại trên 3 triệu đồng.
Bộ sách này còn khiến phụ huynh đau đầu trước các yêu cầu phát sinh của con em đòi mua sách mới. Tuy nhiên, không dễ để tìm được những bộ sách được mã hóa phù hợp với loại bút đã mua và giá thành của loại sách này cũng không dễ chịu như sách thông thường.
Nhiều bộ bút không kịp thời cập nhật sách mới cho người sử dụng
Phạm Hồng Minh, học sinh lớp 3, trường tiểu học Nguyễn Siêu được bố mẹ tặng thưởng học sinh giỏi một bộ bút chấm đọc học hay. Bộ sách này gây hứng thú ngay bởi cách sử dụng đặc biệt. Chỉ cần chấm vào ký hiệu mã hóa ở đầu là có thể làm quen với cả quyển sách mà không cần có người hướng dẫn. Bút cũng có thể kể chuyện, dùng để nghe nhạc, chơi trò chơi, đố vui...
Vậy nhưng sau thời gian ngắn sử dụng thì "bây giờ cháu không sử dụng nữa. Tất cả chỉ có hơn chục câu chuyện cổ tích, nghe mãi đã thuộc hết rồi. Bài hát thì cũng chỉ khoảng 20 bài. Còn đố vui thì cứ lặp đi lặp lại, thuộc cả đáp án. Riêng học Tiếng Anh thì cháu thấy cũng không hứng thú vì ở trường cháu đã học qua cả rồi, không có gì mới" - Minh cho biết. Mẹ của Minh tâm sự, số tiền mua món quà này không nhỏ để hỗ trợ cho con trong học tập, giải trí nhưng thực tế lại không như mong muốn.
Tù mù chất lượng sản phẩm
Trong khi hiệu quả thực tế từ nhu cầu tự phát trong các gia đình chưa được khẳng định với loại sản phẩm "cao cấp" này thì trước năm học mới, thông tin cho rằng sản phẩm này là bắt buộc trong các trường học để học ngoại ngữ lại rộ lên khiến nhiều người băn khoăn.
Lãnh đạo của ngành giáo dục cũng cho rằng bút chấm đọc là một phương tiện rất hữu ích, có thể khắc phục được phát âm chưa chuẩn của giáo viên người Việt, trong bối cảnh cả nước đang triển khai đề án quốc gia về dạy học ngoại ngữ.
TS. Nguyễn Ngọc Hùng, trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ 2020 thì khẳng định, ngày 6/9/2011 bắt đầu triển khai chương trình của Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân thì Cục Cơ sở vật chất - Thiết bị nhà trường đã có văn bản hướng dẫn về việc mua sắm các trang thiết bị tối thiểu cho cấp tiểu học, đặc biệt là ngoại ngữ.
Theo đó, bút hỗ trợ chấm đọc là 1 trong danh mục 14 trang thiết bị cần thiết tối thiểu. Tuy nhiên, việc mua và sử dụng để dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường cũng được ông Hùng cho biết là không bắt buộc vì nơi nào có đài cassette rồi có thể thôi khi xem xét điều kiện kinh tế của từng địa phương.
Bên cạnh đó, ông Hùng cũng khuyến cáo người sử dụng về việc lựa chọn sản phẩm này khi thị trường đang tung ra hàng loạt sản phẩm cũng như chức năng nhưng chưa rõ chất lượng chung.
"Hiện nay chưa có một bộ mã để mở bút đọc của các nhà sản xuất, nếu dùng mã của đơn vị này thì đơn vị khác không thể tham gia. Đây là một trong những căn cứ để người mua lựa chọn sản phẩm nào có nhiều sách được mã hóa phù hợp nhất. Bên cạnh đó, chỉ có các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ mới được giới thiệu cho các trường mua sắm."
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, hiện NXB Giáo dục đang phối hợp với Đề án Ngoại ngữ xây dựng hoặc lựa chọn đưa vào áp dụng một mã code "mở" và một kênh audio dữ liệu chuẩn để các loại bút đọc, kể cả thiết bị do giáo viên, sinh viên tự tạo, cải tiến từ điện thoại di động, máy nghe MP3 cũng có thể dùng được. Như vậy, việc học ngoại ngữ bằng sản phẩm này còn cần không ít thời gian để hoàn thiện.
Theo ANTĐ
Đưa bút chấm đọc vào trường phải làm rõ nguồn gốc Gần đây NXB có tổ chức lựa chọn, đánh giá và giới thiệu một số công ty có thiết bị đảm bảo chất lượng âm thanh đi kèm với SGK. Tuy nhiên đối chiếu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng đáp ứng yêu cầu có bản quyền, nguồn gốc xuất xứ còn phải đánh giá thêm (?!) "Trước mắt, Bộ GD-ĐT chỉ...