Buồn vui nghề dạy trẻ
Có nhiều người nghĩ rằng, đi dạy mầm non chủ yếu là dạy trẻ múa hát. Thực ra không phải vậy. Có rất nhiều kỹ năng giáo viên mầm non phải có. Có rất nhiều kiên nhẫn, hy sinh. Vậy nên, không yêu nghề, mến trẻ thì không thể làm được nghề này.
Người ta bảo “thầy già, con hát trẻ”. Có nghĩa là làm nghề biểu diễn muốn cuốn hút, hấp dẫn được khán giả, thì diễn viên phải trẻ, còn dạy học, muốn dạy hay thì giáo viên phải già dặn, giàu kinh nghiệm. Ngành dạy mầm non thật khó, cô giáo phải trẻ thì học sinh mới yêu, mà lại phải dày dạn kinh nghiệm thì mới quản nổi lớp vài ba chục cháu. Cô nào rồi cũng đến lúc phải già đi, thế mà học sinh thì lại không thích học cô giáo già!
Cô Thuận, giáo viên mầm non 51 tuổi chia sẻ, đầu năm, học trò đến lớp cô cứ khóc lăn lóc: “Con không thích học lớp cô giáo già đâu, con thích học lớp cô Hà thôi”. Ccô Hà là cô giáo lớp bên cạnh, còn trẻ. Chị buồn, mời đồng nghiệp đến ăn cơm, tâm sự: “Mình già thật rồi”.
Chị em xúm vào an ủi, nói chúng em sẽ giải thích cho học trò: “Cô già nhưng tâm hồn cô trẻ”. Nhưng mà học sinh mầm non chỉ thích những gì chúng trông thấy. Vậy làm sao chúng biết tâm hồn cô trẻ để khỏi thích cô Hà?
Cô giáo dạy trẻ mầm non luôn cần nhiều kỹ năng. Ảnh minh họa
Vậy nên hàng ngày các cô đều phải cố gắng ăn mặc thật đẹp, trang trí lớp thật rực rỡ, làm nhiều đồ dùng, trổ hết tài nghệ ra để thu hút sự chú ý của học sinh – mà giữ được sự chú ý của hơn ba mươi trẻ mẫu giáo trong một tiết học 30 đến 35 phút là cả một nghệ thuật. Nghiệp vụ không vững thì đi dạy mầm non đúng là một cực hình.
Quản lí được chừng ấy trẻ không phải là chuyện dễ dàng. Lớp có trẻ ngoan, trẻ bướng, trẻ nhút nhát, trẻ táo bạo, ngỗ nghịch… Có khi cô đang giảng, đang hát, đọc thơ, kể chuyện, trẻ ở dưới đã cào vào mặt nhau, hay đẩy nhau ngã u đầu, cô không kịp trở tay. Phụ huynh đương nhiên là oán trách cô thiếu trách nhiệm, cô cũng không dám thanh minh, chỉ biết xin lỗi phụ huynh. Đành chấp nhận thôi, đi dạy mầm non ai cũng biết là làm dâu trăm họ rồi.
Áp lực của cô giáo mầm non không chỉ đến từ phụ huynh. Trước hết, đó là áp lực từ chính công việc dạy học. Một lớp 30 đến 35 cháu, chỉ có hai cô, mà khi thiếu giáo viên có khi chỉ có một cô đứng lớp. Từ chuyện cho trẻ ăn, ngủ, chơi, vệ sinh, học tập, tất cả đều một tay cô lo lắng. Cô không chỉ có lòng tận tâm là đủ. Cô phải có phương pháp, kỹ năng điều khiển được trẻ, để trẻ nghe lời.
Chỉ giờ ngủ trưa thôi, làm sao để cháu nằm ngay ngắn, yên tĩnh, không nói chuyện, ngủ ngoan là cả một kỹ năng nghề nghiệp mà cô phải nắm được. Cô phải am hiểu tâm lí của từng học trò: trẻ nào nghịch ngợm, trẻ nào nhút nhát, trẻ nào ưa nịnh, trẻ nào thích dỗ dành… Các con mỗi đứa một tính cách, cô phải làm sao điều khiển được hết, rèn thành nền nếp. Đó là năng lực nghề nghiệp, không phải ai cũng làm được.
Có trẻ tiếp thu nhanh, có trẻ tiếp thu chậm, điều đó là đương nhiên. Dạy thế nào để các con đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của mỗi lứa tuổi không phải là chuyện đơn giản. Có trẻ không thể phân biệt được các màu, màu nào cũng gọi là màu cam. Có trẻ dạy mãi không thuộc được một bài hát, một bài thơ nào. Vất vả lắm.
Video đang HOT
Nói cô giáo mầm non đa tài là chuẩn xác. Cô Ngọc, giáo viên mầm non ở Quỳnh Nhai, Sơn La chia sẻ, ngày trước, cứ tưởng đi dạy mầm non là chỉ múa hát. Nhưng thực ra, nghề này đòi hỏi ở giáo viên rất nhiều kỹ năng. Cô phải múa giỏi, hát hay, giọng nói truyền cảm, cuốn hút. Cô phải có năng khiếu hội họa để dạy các cháu môn tạo hình, phải thành thạo tất cả các môn học. Cô phải khéo tay, tỉ mỉ, kiên nhẫn để làm đồ dùng học tập cho các con. Cô phải thông thạo vi tính, phải biết trình chiếu, tìm tư liệu, cho trẻ chơi trò chơi trên máy vi tính.
Cô giáo mầm non cũng còn phải đa tài nữa. Ảnh minh họa
Cô giáo thì phải soạn bài, đương nhiên rồi. Nhưng cả ngày cô bận rộn cùng các con, nên chỉ soạn bài khi các cháu ăn trưa xong, cô đã lau lớp dọn dẹp xong xuôi, các con đã ngủ ngoan rồi, cô mới có được chút yên tĩnh để soạn bài. Còn không, thì cô bắt buộc phải soạn bài, làm đồ dùng dạy học vào buổi tối – mà dạy mầm non, việc làm đồ dùng dạy học là bắt buộc, dù có những đồ chơi có thể mua ngoài thị trường.
Vậy nên, thời gian giành cho nghề nghiệp của giáo viên mầm non là quá nhiều. Sáng cô phải đến sớm đón cháu, chiều sau khi phụ huynh đón con hết cô mới được về – có những phụ huynh do đặc thù công việc, đón con trễ đến cả giờ, cô cũng phải kiên nhẫn chờ đợi, không dám gửi cháu cho ai, sợ trẻ bị lạc.
Có lẽ khó nhất với cô giáo mầm non, đó là lúc nào cũng phải tươi cười niềm nở, ân cần khi đón trẻ. Nhiều khi người có bệnh, mệt mỏi, nhà có chuyện buồn, con ốm, tiền hết, vợ chồng xích mích… có khi vừa mới khóc xong, mặt còn méo xệch, đến giờ đón trẻ cũng phải tươi cười, sợ phụ huynh không hiểu, lại phản ánh là cô không yêu trẻ, đón cháu mà mặt nặng mày nhẹ.
Làm thế nào để không cáu gắt, mắng mỏ, thậm chí đánh trẻ, khi tâm lý ức chế, bực bội vì chuyện riêng, chuyện trường lớp, chuyện trẻ bướng, trẻ hư… là cực kỳ khó. Vượt lên khỏi những xúc cảm cá nhân để sống với nghề, khó lắm, nhưng cô giáo mầm non phải làm được để đảm bảo yêu cầu của nghề mình đã chọn.
Đi dạy mầm non áp lực nặng nề, nhưng cái được của nghề, đó là các cô luôn được tiếp xúc với những tâm hồn trẻ thơ trong trẻo. Có trẻ học hết năm rồi, nói với cô: con không muốn lên lớp, chỉ muốn học mãi lớp này thôi. Cuối năm, mỗi lần nghe đại diện trẻ lên nói lời hứa với các cô, lời tạm biệt trường mầm non, chia tay đồ chơi, hàng ghế, nghe các con hát bài Tạm biệt búp bê thân yêu là nổi da gà, rơi nước mắt. Những giây phút xúc động ấy làm cho các cô quên hết những vất vả, chỉ còn cảm thấy niềm hạnh phúc tràn ngập trong lòng.
Có những trẻ già giặn, chỉ mới bốn năm tuổi mà biết lo toan, nhà có chuyện gì buồn cũng kể với cô giáo, nhất là chuyện cha mẹ cãi nhau. Khi ấy, cô lại là người bạn tâm tình, an ủi để cho trẻ nhẹ lòng. Có những trẻ gia đình nghèo quá, ăn mặc mong manh mùa đông lạnh, cô lại phải tìm cách chia sẻ để trẻ được mặc ấm đến trường.
Dù vất vả nhưng hạnh phúc của các cô là mỗi ngày được tiếp xúc với tâm hồn trong sáng của các em
Cô Ngọc ấn tượng nhất là những năm dạy ở điểm trường lẻ, cách xa thị trấn. Dù phải đi bộ cả năm, sáu cây số mới đến trường, nhưng đó là những năm dạy học rất vui. Trường có nhiều trẻ người Mông, các con rất mạnh mẽ, tự lập, mạnh dạn, không biết sợ thứ gì, bảo múa là múa, bảo hát là hát, tự ăn uống, tự đi về không cần cha mẹ đưa đón. Có lần chúng còn bắt cả vắt mang vào lớp trêu cô, có những học trò mạnh mẽ như vậy, đôi khi cô giáo cũng hết hồn.
Hồi ấy, cô vừa nhận lớp, liền bỏ cả tháng lương ra mua sách phát cho các con. Có trẻ vừa được phát sách xong là đã xé rồi. Phụ huynh không chịu trả tiền mua sách cho cô. Họ lý luận: Cô giáo bảo con tôi đi học, chứ tôi có tự cho con đi học đâu. Kết quả là tháng ấy cô phải về nhà ăn cơm của mẹ. May mà chưa có gia đình riêng, không thì chẳng biết phải xoay sở thế nào.
Có lẽ lúc vui nhất trong nghề là khi xem các con diễn văn nghệ, nhìn thành quả, công sức của mình trên sân khấu, lòng cô tràn ngập niềm vui, niềm tự hào, hãnh diện vì cái công nấu gạo thành cơm. Các con khỏe mạnh, đẹp đẽ, ngoan ngoãn, đáng yêu, trưởng thành, đều do tay cô vun đắp. Cũng bõ công những ngày vất vả, tận tụy với nghề.
Nguyện vọng của các cô giáo mầm non cũng giản dị, làm sao để lương tăng lên một chút, cho xứng với những vất vả của nghề. Làm sao để đừng xảy ra tình trạng thiếu giáo viên, khiến cho mỗi cô phải đứng một lớp, thay vì hai cô như thường lệ. Làm sao để áp lực thi đua, họp hành, làm đồ dùng, soạn giáo án nhẹ bớt đi, để các cô còn có thời gian chăm lo cho gia đình. Làm sao để các trường mầm non tăng cường quản lý bằng phần mềm, đặc biệt là phần mềm tính khẩu phần ăn cho trẻ, để phần công việc của các cô nhẹ gánh đi một chút. Làm sao để phụ huynh, rộng hơn là toàn xã hội thông cảm hơn với những áp lực nghề nghiệp mà các cô đang phải chịu đựng…!
Người chọn nghề, nhưng nghề cũng chọn người. Những cô giáo xinh tươi, đa tài, tận tụy với nghề, luôn có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu, trong bất cứ ngôi trường mầm non nào. Có nhiều vất vả khó nhọc, những chịu đựng, những hy sinh, nhưng vượt lên tất cả là lòng yêu nghề, mến trẻ để các cô có thể sống trọn vẹn với nghề vun đắp những mầm xanh cho đời.
HƯNG LỢI
Theo thegioitiepthi
Sóc Trăng: "Mọi cố gắng giảng dạy đều hướng đến học sinh thân yêu"
Với nhà giáo ưu tú Trần Thanh Bình (giáo viên môn Lịch sử của Trường THCS Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tinh Soc Trăng), moi nô lưc trong giang day cua thây đêu hương đên hoc sinh thân yêu.
Khoảng năm 1999, thây Trân Thanh Binh (SN 1976) sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Lịch sử, thây đươc phân công vê giang day tai Trường THCS phường 1 (TP Sóc Trăng). Đên năm 2012, thầy BÌnh được điều về Trường THCS phường 5 (nay la trương THCS Tôn Đưc Thăng) cho đên nay.
Gân 20 năm găn bo vơi nghê giao, du ơ đâu, cương vi nao, thầy cũng cố gắng, phấn đấu hết mình, hoan thanh xuât săc nhiêm vu đươc phân công, luôn tư hoc hoi, tim toi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần vao thanh tich chung cua nha trương.
Nhà giáo ưu tú Trần Thanh Bình.
Thầy Trần Thanh Bình cho biêt, để làm tốt công tác giảng dạy co hiêu qua, ngươi giao viên phải thât sư co long yêu nghề, yêu hoc sinh, luôn co sư tìm tòi, nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh.
La giao viên giang day bô môn Lich sư, thây Binh chia se: "Hiên nay co không it hoc sinh không thich hoc môn Lich sư, điêu đo cung khiên cho giao viên co luc chanh long. Nhưng vơi tôi, đa xac đinh trach nhiêm cua minh la phai giang day lam sao đê hoc sinh co y thưc va hoc tâp tôt bô môn nay. Cung xuât phat tư đo ma trong qua trinh giang dạy, tôi luôn tim toi, đôi mơi phương phap giang day phu hơp vơi cac em.
Bên canh giang day kiên thưc lich sư trong sach giao khoa, tôi con găn vơi giang day lich sư đia phương, tô chưc cac hoat đông ngoai khoa như tô chưc cho cac em vê nguôn tai cac đia danh lich sư trong tinh, thi tim hiêu vê lich sư đia phương, kê nhưng câu chuyên vê lich sư,... tư đo cac em rât hưng thu trong hoc tâp bô môn va đat kêt qua cao. Moi sư cô găng trong giang day cua ban thân tôi đêu hương đên cac em hoc sinh thân yêu".
Đê phuc vu tôt cho công tac giang day, thây Trân Thanh Binh cung đa co nhiêu sang kiên kinh nghiêm đươc ap dung trong giang day môn Lịch sử đạt hiệu quả cao, như: "Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dung trực quan trong giờ dạy lịch sử 6", "Phương pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua tranh ảnh và đồ dùng dạy học lịch sử", "Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 9",...
Thầy Bình trong một tiết dạy học sinh.
Không chi nỗ lực trong công tac giang day, thây Trân Thanh Binh còn là cộng tác viên của Phòng Giáo dục và Đạo tạo trong các hoạt động thanh tra chuyên môn, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp thành phố dự thi cấp tỉnh, là giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và một số hội thi khác;... Bên canh đo, thây cung tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, hiến máu nhân đạo, hoạt động xã hội hóa giáo dục do ngành và địa phương phát động.
Vơi nhưng thanh tich đo, thây Trân Thanh Binh đa nhiêu lân đươc công nhân danh hiêu "Giao viên gioi", "Chiên si thi đua cơ sơ", "Chiên sĩ thi đua câp tinh"; băng khen cua UBND tinh, Hôi Chư thâp đo tinh va nhiêu Giây khen cua UBND thanh phô Soc Trăng, cac nganh, cac câp. Năm 2017, thầy Bình đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".
Thầy Thái Lợi - Hiệu trưởng Trường THCS Tôn Đức Thắng nhận xét: "Thầy Bình có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, luôn có tinh thần, trách nhiệm cao trong công tác; nhiều năm liền đạt thành tích xuất sắc trong việc hoàn thành nhiệm vụ năm học và chuẩn nghề nghiệp, trong giảng dạy đạt chất lượng cao. Thây cung luôn giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao tay nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy và tham gia đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp cơ sở".
Cao Xuân Lương
Theo Dân trí
Chuyển giáo viên dôi dư bậc THCS sang dạy tiểu học, mầm non: Không thể làm khác? Trước tình thế thừa giáo viên (GV) THCS nhưng thiếu GV tiểu học, mầm non, nhiều địa phương ở tỉnh Nghệ An đã chuyển số GV thừa sang chỗ thiếu. Bên cạnh sự phản đối của các GV bị chuyển, phương án này khiến không ít phụ huynh băn khoăn. Giáo viên THCS đi dạy mầm non, tiểu học Năm học 2018-2019, toàn...