Buồn ngủ ngày – dấu hiệu bệnh tật
Buồn ngủ ngày là do mất ngủ, do thói quen nhưng với một số người, buồn ngủ ngày còn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, trầm cảm, béo phì và một số bệnh khác.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ (thuộc Đại học Los Angeles), những người hay uể oải, mệt mỏi và có những cơn buồn ngủ ngày không cưỡng lại được là dấu hiệu mắc một chứng bệnh nào đó, có thể là bệnh trầm cảm, có ức chế thần kinh, tiểu đường hoặc béo phì…
Những người bị chứng trầm cảm có tỷ lệ muốn ngủ ban ngày gấp 3 lần so với những người bình thường. Những người mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ buồn ngủ ngày cao hơn 2 lần so với những người bình thường. Điều này cũng xảy ra ở những người mắc chứng béo phì.
Chứng buồn ngủ ngày không chỉ ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi vậy, nếu thường xuyên lơ mơ buồn ngủ vào ban ngày thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm chứng bệnh tiềm ẩn nào đó.
Bên cạnh đó, bạn có thể tự rèn luyện để khắc phục chứng buồn ngủ ngày bằng một số biện pháp sau:
- Tập trung vào công việc: Làm bất cứ việc gì bạn cũng cần tập trung chú ý vào công việc để tránh sự uể oải, mệt mỏi dễ gây nhàm chán và buồn ngủ. Nên tạo sự hứng khởi cho công việc, sắp xếp công việc hợp lý để cơn buồn ngủ không kéo đến. Việc giữ tư thế ngồi làm việc ngay ngắn không những giúp bạn tập trung trong công việc mà còn giúp bạn không nghĩ đến cơn buồn ngủ.
- Thể dục, thư giãn: Một vài động tác thể dục nhẹ nhàng như vươn vai, vặn mình, hít thở sâu… sẽ giúp bạn đỡ mỏi mệt. Bạn cũng có thể thư giãn bằng những bản nhạc vui nhộn, phóng tầm mắt về phía xa, nhìn vào cây xanh sẽ tránh được mỏi mắt dễ gây buồn ngủ.
- Uống trà hoặc cà phê: Một tách trà hoặc tách cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn và chống lại cơn buồn ngủ khi làm việc.Tuy nhiên cách này sẽ không có tác dụng với những người nào lạm dụng nó. Uống quá nhiều thì dần dần chất kích thích này sẽ mất tác dụng với bạn.
- Ăn nhẹ: Bạn hãy ăn các loại hạt như hạt bí,hạt dưa, hạt hướng dương, hạt điều… Các loại hạt này rất giàu axit béo omega-3, một loại axit làm giảm triệu chứng của bệnh chán nản và buồn ngủ. Hoặc bạn cũng có thể ăn hoa quả, đặc biệt là các loại quả chua sẽ k ích thích các dây thần kinh trong miệng, tạo cho bộ não cảm giác thoải mái.
Video đang HOT
- Tán dóc cùng đồng nghiệp: Một vài phút chuyện trò hoặc trao đổi công việc với đồng nghiệp sẽ giúp bạn thay đổi không khí, giúp công việc bớt nhàm chán.
- Rửa mặt: Bạn có thể &’rửa mặt khô’ bằng một vài động tác mát xa mặt nhẹ nhàng, giúp cơ mặt thư giãn. Nặng hơn thì nên rửa mặt với nước mát. Nhưng trước khi rửa mặt, bạn nên đi lại cho tỉnh táo dần vì rửa mặt lúc buồn ngủ không tốt cho mắt.
- Sử dụng thuốc: Một số thuốc có thể được sử dụng để giúp bạn chống lại cơn buồn ngủ ban ngày nhưng cần có tư vấn và kê đơn của bác sỹ. Các loại thuốc kích thích thần kinh trung ương chống lại cơn buồn ngủ như: methylphenidate (Ritalin), dextroamphetamine (Dexedrine), pemoline (Cylert) and ephedrine. Tuy nhiên chúng có nhiều tác dụng phụ và có thể gây nghiện. Modafinil (Provigil) có thể làm cải thiện triệu chứng tốt hơn, ít tác dụng phụ và không gây nghiện.
Theo VNE
9 lời khuyên để tránh cơn buồn ngủ sau bữa trưa
Ngủ một chút vào buổi trưa sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn vào buổi chiều. Nhưng nếu không có thời gian cho giấc ngủ thì phải làm sao để tránh buồn ngủ sau bữa trưa?
Bạn luôn cảm thấy không thể làm được bất cứ việc gì một cách hiệu quả sau bữa ăn trưa, và bạn thấy cần phải ngủ ngay sau khi ăn. Đó là một điều rất phổ biến, nhất là với những chị em công sở. Dưới đây là một số cách giúp bạn ngăn chặn những cơn buồn ngủ không thể cưỡng lại nổi sau bữa trưa của bạn.
1. Ăn sáng lành mạnh
Nếu bạn là một trong những người bỏ bữa ăn sáng thì đó chính là lý do bạn muốn ngủ sau bữa ăn trưa. Những người không có một bữa ăn sáng phù hợp và đủ chất, họ thường có xu hướng ăn một bữa ăn trưa thịnh soạn và điều này dẫn đến buồn ngủ. Vì thế, nếu bạn có một bữa ăn sáng lành mạnh (bao gồm protein và carb) thì bạn sẽ có năng lượng để hoạt động suốt đến tận trưa, tránh mệt mỏi buổi trưa.
2. Ăn nhiều bữa trong ngày
Nếu bạn có những bữa ăn nhỏ trong ngày thì sau đó bạn sẽ không cảm thấy cần phải ăn một bữa ăn trưa thật nhiều. Nếu các bữa ăn nhỏ của bạn có chất béo lành mạnh, protein nạc, và ngũ cốc nguyên hạt, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng suốt cả ngày, kể cả buổi trưa.
Ảnh minh họa
3. Tránh ăn đồ ăn chiên rán trong bữa trưa
Hãy lưu ý những gì bạn đang ăn vào giờ ăn trưa. Nếu bạn có một bữa ăn với toàn thực phẩm chiên rán thì bạn sẽ cần nhiều thời gian để tiêu hóa, bởi vì sau đó nó sẽ làm cho bạn cảm thấy nặng nề và ì ạch trong bụng.
Tránh dùng đồ ăn vặt và ăn sáng vào giờ ăn trưa, đặc biệt là nếu bạn đang làm việc. Tinh bột như mì ống, gạo và khoai tây là không phải là những đồ khó ăn. Hãy nói không với những loại protein như thịt gà, xà lách, bông cải xanh...
4. Tránh uống rượu, bia trong bữa trưa
Không cần phải nói, uống bia hoặc rượu vào bữa ăn trưa sẽ làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn. Nếu có thể, tránh uống rượu tất cả các bữa trưa trong tuần. Sau khi bạn đã uống uống rất nhiều vào đêm trước, nó cũng có thể làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ vào buổi chiều hôm sau. Đặc biệt chú ý nếu bạn là người phụ nữ và bạn phải đi làm.
5. Đi bộ sau khi bữa trưa
Để giải quyết cơn buồn ngủ sau bữa ăn trưa, bạn nên đi bộ ngắn. Bạn có thể đi lang thang xung quanh văn phòng, làm một số việc lặt vặt trong khi bạn đang ở chỗ ngồi của mình. Chỉ cần làm một cái gì đó mà làm cho bạn cảm thấy tích cực. Bằng cách làm này, lượng máu sẽ lưu thông sẽ tăng lên và nó sẽ giúp bạn tiêu hóa nhanh thức ăn.
6. Trò chuyện sau bữa trưa
Trò chuyện với mọi người làm cho bạn cười hoặc khiến cho bạn phải nghĩ, và nó sẽ giúp bạn bớt đi cảm giác nặng nề vì no sau bữa ăn. Trong văn phòng, bạn có thể tạo ra các cuộc thảo luận liên quan đến công việc hoặc những chuyện riêng của mỗi người sau khi bạn ăn trưa.
Ảnh minh họa
7. Ngủ đủ giấc trong ngày
Cảm giác buồn ngủ của bạn không phải hoàn toàn là do thực phẩm. Nếu bạn không có một chu kỳ giấc ngủ thích hợp trong ngày, bất kể bạn ăn những gì, thì cơn buồn ngủ vào lúc trưa sẽ xuất hiện. Mất ngủ có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm cả thiếu tập trung và buồn ngủ vào buổi chiều.
8. Tập thể dục thường xuyên
Nếu bạn thường xuyên tập thể dục vào buổi sáng, bạn sẽ có thể cảm thấy khoan khoái và tràn đầy năng lượng cả ngày và sẽ không buồn ngủ sau bữa ăn trưa. Có một thói quen tập thể dục thích hợp sẽ cải thiện lượng máu lưu thông máu trong cơ thể và nó giúp bạn cho bạn hoạt động hiệu quả.
Vì vậy, cố gắng kết hợp đi bộ, chạy bộ hoặc đi xe đạp vào buổi sáng. Nếu bạn đang đi làm, chắc chắn rằng những buổi tập thể dục không khiến cho bạn quá mệt mỏi.
9. Trang trí bàn làm việc bắt mắt
Đôi khi cách bạn duy trì không gian văn phòng của bạn có thể liên quan tới cảm giác buồn ngủ của bạn. Hãy thử sử dụng màu sắc tươi sáng, hình ảnh bắt mắc khi trang trí bàn làm việc của bạn. Bạn có thể thêm hình ảnh của những người thân yêu của bạn, những con thú bông ngộ nghĩnh, hay thậm chí là những cuốn sách, truyện để đọc sau bữa ăn...
Theo VNE
7 mẹo giúp bạn tỉnh táo, đầy năng lượng trong buổi sáng mùa đông Nếu bạn cũng thức dậy vào buổi sáng mùa đông trong tâm trạng uể oải, buồn ngủ, thiếu năng lượng... thì hãy tham khảo bí quyết dưới đây nhé. Thời tiết lạnh, ngủ nướng buổi sáng là điều mà ai cũng muốn nhưng không thể thành hiện thực. Và kết quả là, hầu hết mọi người đều thức dậy vào buổi sáng mùa...