Buôn lậu hàng nghìn tấn xăng dầu trên biển
Các đối tượng trong và ngoài nước đã cấu kết với nhau lập một công ty “ma” để thực hiện hành hành vi buôn lậu hàng nghìn tấn xăng dầu. Khi đang tiến hành “ăn hàng” trên biển, các đối tượng đã bị bắt giữ.
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, ngày 27/7/2012, Cty TNHH MTV Xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco) có mở tờ khai tái xuất 1.350 tấn xăng A92, tổng trị giá hơn 1,3 triệu USD cho Cty TNHH Hồng Phát, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Trên thực tế, Công ty TNHH Hồng Phát chỉ là công ty “ma”, chủ thực sự của số xăng buôn lậu được làm rõ là A Minh (Quốc tịch Trung Quốc, chưa xác định được địa chỉ ) và Nguyễn Văn Thành, chủ khách sạn Hạ Long Star (tỉnh Quảng Ninh).
A Minh và Nguyễn Văn Thành đã chỉ đạo Cheng Xing Chun ( SN 1964) và Long Guang Kun (SN 1964), (cả hai đều trú tại Quảng Tây, Trung Quốc) điều khiển tàu Jiang Zhou 1 đến Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) nhận số xăng trên chở đến vùng biển Thanh Hóa, đồng thời gọi điện chỉ đạo Nguyễn Trọng Đăng (SN 970, trú tại Thái Bình), Khiếu Văn Anh (SN 1967, trú tại Hải Dương) thông báo tọa độ cho bà Nguyễn Thanh Phương (SN 1960, trú tại Thanh Hóa), Tổng giám đốc Công ty TNHH Hoàng Sơn điều tàu ra nhận hàng.
Bị cáo Nguyễn Thanh Phương- Nguyên Tổng giám đốc Cty TNHH Hoàng Sơn tại tòa
Ngày 28/7/20112, Phương đã điều 2 tàu Hoàng Sơn 02 và Hoàng Sơn 09 ra vị trí đã hẹn, đồng thời điện thoại cho ông Trương Nhật Tiến (SN 1978 trú tại Nghệ An), Giám đốc công ty CP thương mại và dịch vụ Tiến Nhật điều tàu ra nhận hàng.
Tại tọa độ 10,47 độ vĩ bắc, 106,22 độ kinh đông (thuộc vùng biển Thanh Hóa), khi Chen Xing Chun (thuyền trưởng) và Long Guang Kun (máy trưởng) tàu Jiang Zhou 1 (treo cờ Campuchia) đang bơm 248,511 tấn xăng A92 sang các tàu Minh Châu 08 của Công ty CP thương mại và dịch vụ Tiến Nhật (địa chỉ tại khối 7, P.Nghi Thủy, TX.Cửa Lò, Nghệ An) và 171,27 tấn xăng A92 sang tàu Hoàng Sơn 09 của Công ty TNHH Hoàng Sơn (địa chỉ tại số 9 Triệu Quốc Đạt, P.Điện Biên, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Tàu Hoàng Sơn 02 cũng đang chờ được bơm thì bị Hải đội 2 thuộc Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã bắt quả tang.
Video đang HOT
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định số xăng mà tàu Minh Châu 08 đã tiếp nhận là 248,5 tấn, còn tàu của Cty Hoàng Sơn đã tiếp nhận hơn 171 tấn. Quá trình điều tra, các bị cáo còn khai nhận trước đó ngày 26/7/2012, Chen Xing Chun thuyền trưởng tàu Hong Fa 68 chở 1.600 tấn dầu DO của Công ty xăng dầu B12 tái xuất cho Công ty nhiên liệu và chất đốt Hồng Phát (Quảng Tây, Trung Quốc) đến vùng biển Thanh Hóa bán cho Công ty TNHH Hoàng Sơn và Công ty CP thương mại và dịch vụ Tiến Nhật. Sau khi giao hàng xong chiếc tàu Hong Fa 68 đã đổi số hiệu với tên khác là tàu Jiang Zhou 1 để vào Cảng Vũng Áng nhận 1.350 tấn xăng A92.
Bị cáo Phương, Chen Xing Chun, Long Guang Kun cùng các bị cáo khác (từ trái qua) nhận tội trước vành móng ngựa
Tại CQĐT, đối tượng Nguyễn Thanh Phương khai khoảng đầu tháng 7/2012, Nguyễn Văn Thành đến nhà Phương để bàn bạc việc mua bán xăng dầu tạm nhập tái xuất. Hai bên thỏa thuận bán theo giá thị trường, nhưng Thành sẽ “khấu” 500 đồng/lít dầu và 800 đồng/lít xăng.
Để đối phó với cơ quan chức năng trong quá trình vận chuyển, Thành và Phương dùng hợp đồng mua bán xăng dầu từ trước giữa Cty Hoàng Sơn và Cty Tiến Nhật.
Sáng ngày 15/9, TAND tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các đối tượng Nguyễn Thanh Phương, Khiếu Văn Anh, Nguyễn Trọng Đăng, Lê Văn Lâm (SN 1977), Nguyễn Ngọc Thạch (SN 1963), Nguyễn Thế Thanh (SN 1964), Ngô Văn Chung (SN 1969) đều trú tại Thanh Hóa bị truy tố về tội “buôn lậu”; Chen Xing Chun, Long Guang Kun bị truy tố về tội “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”; Trương Nhật Tiến , Hoàng Văn Phượng (SN 1979, trú tại Nghệ An), Hoàng Biên Cương (SN 1954), Nguyễn Đình Tý (SN 1960) đều trú tại Hà Tĩnh bị truy tố về tội “tiêu thụ hàng hóa do người khác phạm tội mà có”.
Sau hai ngày xét xử, với những hành vi phạm tội trên của các bị cáo, chiều 16/9, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Thanh Phương 8 năm 6 tháng tù; Khiếu Văn Anh, Nguyễn Trọng Đăng Lê Văn Lâm, Nguyễn Ngọc Thạch: mỗi bị cáo 7 năm 3 tháng tù, Nguyễn Thế Thanh, Ngô Văn Chung: mỗi bị cáo 7 năm tù với tội danh “Buôn lậu”.
Với tội danh “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” Chen Xing Chun nhận mức án 3 năm tù, Long Guang Kun 2 năm 6 tháng tù;
Trương Nhật Tiến, Hoàng Biên Cương, Nguyễn Đình Tý, Hoàng Văn Phượng: mỗi bị cáo từ 2 – 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo với tội “tiêu thụ hàng hóa do người khác phạm tội mà có”.
Tịch thu số tiền trên 693 nghìn USD do Công ty Hồng Phát (Trung Quốc) chuyển cho Vinapco; hơn 37,5 tỉ đồng bán đấu giá tài sản phạm pháp và 150 triệu đồng tiền thu lời bất chính của 2 bị cáo Phương và Tiến được đưa và công quỹ nhà nước. Riêng đối tượng Nguyễn Văn Thành là đối tượng cầm đầu vụ việc nhưng đã bỏ trốn khỏi địa phương và đang bị công an phát lệnh truy nã.
Liên quan đến hành vi buôn lậu xăng dầu, cuối tháng 12/2013, chồng của bị cáo Nguyễn Thanh Phương là Nguyễn Trường Sơn (SN 1954, trú tại phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) và 4 người khác cũng bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam về hành vi buôn lậu. Đây là vụ án buôn lậu xăng dầu khác với vụ án mà Nguyễn Thanh Phương bị truy tố ở trên.
Nguyễn Thùy
Theo dantri
"Sáng tác mộ giả", chủ cơ sở mai táng lãnh án 22 năm tù
Lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo của các giám sát, Thành đã cùng với một số đối tượng tạo ra nhiều mộ giả để chiếm đoạt tiền của nhà nước.
Ngày 10/9, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo trong vụ án "sáng tác mộ giả" để chiếm đoạt tiền.
Theo đó, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Thành (SN 1957, ngụ Q.8) 22 năm tù, Nguyễn Hoàng Thái (SN 1962, ngụ Q.3) 10 năm tù, Đỗ Văn Thanh (SN 1970, ngụ Q.8) 8 năm tù, Phan Thanh Vân (SN 1953, ngụ Q.8) 3 năm tù, Nguyễn Thế Dư (SN 1951, quê Long An) 2 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Các bị cáo Nguyễn Văn Sáu (SN 1966, ngụ Q.8) 3 năm tù, Phạm Văn Phước (SN 1975, ngụ huyện Bình Chánh) 3 năm 6 tháng, Hồ Ngọc Sơn (SN 1966, ngụ Q.7) 3 năm tù , Đỗ Thanh Vân (SN 1958, ngụ Q.7) 3 năm tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Các bị cáo trong đường dây "làm mộ giả" trước vành móng ngựa
Theo cáo trạng, ngày 8/12/2005, Công ty Tân Thuận ký hợp đồng với Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 8 về việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư đối với các hộ dân có nhà và đất trong dự án xây dựng khu đô thị phía Nam TPHCM.
Do mảnh đất tọa lạc tại khu vực có nhiều mồ mả tại quận 8 được người dân tự ý chôn cất người thân trước năm 1975 nên ngày 3/11/2005 Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 8 có ký hợp đồng với cơ sở mai táng Công Vĩnh Thọ do Nguyễn Văn Thành làm chủ để bốc mộ.
Từ tháng 11/2005 đến tháng 5/2008, Thành cho triển khai thi công, bốc 2.035 ngôi mộ, được Ban bồi thường quận 8 thanh toán cho số tiền hơn 7,7 tỉ đồng để chi trả cho 474 người thân của các ngôi mộ trên.
Nhưng thực chất trong quá trình di dời mộ, lợi dụng chính sách bồi thường cũng như quá trình giám sát lỏng lẻo của Đỗ Thanh Vân, Sơn, Phước, Sáu khi không có mặt tại hiện trường, Thành cùng với Thái, Thanh, Phan Thanh Vân, Dư (nhân viên cơ sở CôngVĩnh Thọ và cháu mình) lập 58 hồ sơ đăng ký bốc 299 ngôi mộ khống chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng, riêng Thành bỏ túi 1 tỷ đồng.
Trong vụ án này, sở dĩ Thành thực hiện hành vi trót lọt, một phần do các cán bộ địa chính UBND phường, các nhân viên Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 8 đã thiếu trách nhiệm trong việc giám sát và di dời mộ. Các bị cáo nguyên là cán bộ có trách nhiệm trong việc giám sát này nhưng lại không khảo sát, kiểm tra và giám sát quá trình di dời, bốc mộ ra khỏi nơi quy hoạch mà vẫn ký vào biên bản bốc mộ, để làm cơ sở cho Ban bồi thường quận 8 bồi thường tiền cho Thành.
Quang Bình
Theo Dantri
Chủ cơ sở mai táng lập hồ sơ khống, bốc mộ giả chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng Được giao giải tỏa khu nghĩa địa phục vụ xây dựng khu đô thị, chủ cơ sở mai táng này đã lợi dụng sơ hở của cán bộ địa chính, lập hàng trăm ngôi mộ giả chiếm đoạt 1 tỷ đồng. Sau hai ngày xét xử, ngày 10/9, TAND TP.HCM đã tuyên án trong vụ chủ cơ sở mai táng hồ sơ khống,...