Buổi tiếp công dân đầu tiên của ông Phan Văn Mãi trên cương vị Chủ tịch UBND TP.HCM
Sau khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã tiếp công dân định kỳ nhằm giải quyết thấu đáo những kiến nghị của người dân về quyền sở hữu nhà, đất ở khu vực trung tâm thành phố.
Sáng 23.11, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tiếp công dân Lê Phước Lộc (ngụ Q.1, TP.HCM) về việc giải quyết đơn kiến nghị nhà nước xác định không quản lý căn nhà số 82 đường Lý Tự Trọng, P.Bến Thành, Q.1 theo Nghị quyết số 755/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI. Đây là buổi tiếp công dân đầu tiên của ông Phan Văn Mãi trên cương vị Chủ tịch UBND TP.HCM.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, đơn đề nghị xác định Nhà nước không tiếp tục quản lý căn nhà 82 Lý Tự Trọng của ông Lê Phước Lộc là có cơ sở để xem xét, giải quyết. Lý do, ông Lê Phước Lộc là người đang trực tiếp sử dụng nhà và ông Lộc cũng thuộc diện người thừa kế hợp pháp của chủ sở hữu nhà đất tại thời điểm Nhà nước có văn bản quản lý.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tiếp công dân định kỳ. Ảnh NGUYÊN VŨ
Bên cạnh đó, việc xác định Nhà nước không tiếp tục quản lý căn nhà cũng phù hợp với quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 5 Nghị quyết số 755/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI và điểm b, mục 4, Thông tư số 03/2007 của Bộ Xây dựng.
Do đó, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP.HCM chấp thuận ban hành quyết định về việc không thực hiện quản lý đối với căn nhà số 82 đường Lý Tự Trọng theo quy định; đồng thời giao UBND Q.1 xem xét, giải quyết cho người dân được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định.
Sau khi nghe ý kiến của ông Lê Phước Lộc và các cơ quan chuyên môn, Chủ tịch Phan Văn Mãi nhận xét hồ sơ về nguồn gốc, lịch sử quản lý và sử dụng căn nhà 82 đường Lý Tự Trọng rất rõ ràng, các cơ quan chức năng ở phường, quận và thành phố đều có ý kiến thống nhất.
Ông Phan Văn Mãi đề nghị các đơn vị hỗ trợ ông Lê Phước Lộc giải quyết nhanh các thủ tục hành chính liên quan đến căn nhà số 82 Lý Tự Trọng, Q.1. Ảnh NGUYÊN VŨ
Căn cứ theo quy định của pháp luật, lịch sử và hiện trạng, ông Mãi thống nhất với đề nghị của các cơ quan chức năng, trực tiếp là Sở Xây dựng. Do đó, ông Mãi giao Văn phòng UBND TP.HCM phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu UBND TP.HCM ra quyết định không quản lý nhà 82 Lý Tự Trọng để gia đình thực hiện các thủ tục tiếp theo. Các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ gia đình ông Lộc tiến hành các thủ tục nhanh chóng, dứt điểm. Văn phòng UBND TP.HCM và Ban Tiếp công dân TP.HCM theo dõi tiến độ thực hiện của các cơ quan liên quan.
Video đang HOT
Hồi giữa tháng 10.2021, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã gửi báo cáo, giải trình tới Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN về công tác tiếp công dân, trong đó khẳng định ngay khi dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả, lãnh đạo TP.HCM và các sở, ngành, quận, huyện sẽ tăng cường tổ chức tiếp công dân nhiều hơn so với quy định.
Bí thư Nguyễn Văn Nên: 'TP.HCM không thể thực hiện Chỉ thị 16 mãi'
"Không thể TP.HCM cứ phải thực hiện Chỉ thị 16 mãi được, nhưng cũng chưa thể nới rộng khi chúng ta chưa đủ điều kiện" - Bí thư Thành ủy TP.HCM nói tại hội nghị Thành ủy mở rộng cuối chiều 30-8
Phát biểu kết luận tại hội nghị trực tuyến Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM mở rộng chiều 30-8, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã điểm lại một số kết quả sau 7 ngày thực hiện tăng cường xã hội và các biện pháp nâng cao phòng chống dịch.
F0 lây lan trong cộng đồng nhưng nằm trong tầm kiểm soát
Theo ông Nên, công tác triển khai nghiêm túc, kịp thời, khẩn trương với một khí thế mạnh mẽ của các lực lượng tham gia của hệ thống chính trị, từ TP đến cơ sở.
Với các giải pháp nâng cao, nhân dân một lần nữa rất đồng tình ủng hộ với chủ trương này. Mọi người đều nâng cao ý thức chấp hành nghiêm, luôn luôn thể hiện tinh thần đồng cam cộng khổ, thắt lưng buộc bụng trong hoàn cảnh cam go cuộc chiến chống dịch.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Web Thành ủy TP.HCM
Kết quả tăng tốc xét nghiệm ở "vùng đỏ", "vùng cam" với tỉ lệ F0 phát hiện là 3,8%, ông Nguyễn Văn Nên cho rằng điều này có nghĩa là nhân dân đã chấp hành giãn cách có hiệu quả, nhân dân thực hiện rất nghiêm Chỉ thị 16 suốt thời gian qua.
Cạnh đó, số lây lan trong cộng đồng mức độ vẫn nằm trong tầm có thể kiểm soát, xử lý, điều trị và chưa quá kế hoạch đề ra. Việc triển khai biện pháp y tế đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, đó là xét nghiệm thần tốc, tiêm vaccine khẩn trương, điều trị F0 có hiệu quả kéo giảm các ca tử vong. Bên cạnh đó, các đơn vị đã tập trung chăm lo cung ứng hàng hóa thiết yếu, an sinh xã hội.
"Đây chỉ là bước đầu, nhưng bước đầu rất quan trọng. Một tuần đầu tiên của 4 tuần, tuần đầu thực hiện vừa khởi động, vừa vượt chướng ngại vật, để thực hiện có kết quả quan trọng làm tiền đề cho các bước tiếp theo, hoàn thành kế hoạch theo chỉ tiêu của Nghị quyết 86" - ông Nên nói.
Người đứng đầu Thành ủy cho rằng những mặt làm được mang tính chất rất quan trọng để chúng ta có niềm tin, vững tin với quyết tâm cao nhất thực hiện các bước tiếp theo. Tập trung cao độ, quyết tâm vượt qua khó khăn, tăng tốc thì TP sẽ về đích đúng theo mong muốn.
Cần linh hoạt trong an sinh xã hội
Trong thời gian tới, Bí thư Nguyễn Văn Nên lưu ý, về an sinh xã hội, khi người dân ngồi một chỗ, đứng yên một nơi thì phát sinh rất nhiều vấn đề. TP phải ứng phó với việc này và đúng là vấn đề khó, khối lượng công việc cực kỳ khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải linh hoạt, sáng tạo, ứng phó nhanh các vấn đề phát sinh.
Do vậy, ông đề nghị các đơn vị phụ trách công tác an sinh xã hội, cung ứng hàng hóa cần ngồi lại, bàn kỹ, sắp xếp lại cho ngăn nắp từ nắm nguồn, cung ứng nguồn đến đối tượng phân phối, phân bổ, vận chuyển... công khai minh bạch cho người dân biết.
Đối với các biện pháp về y tế, ông Nguyễn Văn Nên thống nhất việc Sở Y tế thành lập đoàn, tăng dược sĩ tới từng trung tâm quận, huyện hỗ trợ việc phân bổ thuốc.
Theo Bí thư Thành ủy, không thể TP.HCM cứ phải thực hiện Chỉ thị 16 mãi được, nhưng cũng không thể nới rộng, khi chúng ta chưa đủ điều kiện. "Phải đủ điều kiện cần và đủ tương đối mới có thể nới rộng các giải pháp" - ông Nên nói và cho rằng lúc này chúng ta hết sức bình tĩnh, củng cố, cố gắng để vượt qua.
Ông cho rằng, phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa vì người dân đang hy vọng vào mình, cố gắng hơn nữa, nỗ lực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, quyết tâm, quyết liệt hơn nữa.
"Từng đồng chí phải củng cố cho mình một niềm tin, vũ trang cho mình một vũ khí sắc bén, hành động với vai trò trách nhiệm cao nhất của mình, tận dụng thời cơ vàng, tăng tốc thực hiện theo kế hoạch đề ra" - ông Nên nói.
Ông Nên yêu cầu các thành viên Ban Thường vụ Thành ủy cần xem lại với vai trò trách nhiệm được giao, các Thành ủy viên với vai trò trách nhiệm phân công cụ thể, các Quận ủy viên bám sát cơ sở, bám sát địa bàn, cùng lực lượng có mặt ở cơ sở. Người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị luôn luôn nêu cao vai trò gương mẫu để cán bộ nhìn vào đó và phấn đấu thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Liên quan đến thực hiện an sinh xã hội, ông Phan Văn Mãi, Chủ ti5chUBND TP đề nghị thúc đẩy việc thực hiện các giải pháp, chính sách an sinh xã hội đã được thông qua, trong đó Trung tâm An sinh TP hoàn thành gói 2 triệu gói an sinh, không để bà con thiếu đói.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu từng tổ, khu phố, xã, phường, thị trấn khi người dân cần nhu cầu về y tế, an sinh phải được tiếp nhận và xử lý.
Chuyển biến rõ rệt sau 7 ngày siết giãn cách
Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết việc thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt giãn cách xã hội với nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó" đã có chuyển biến rõ rệt.
Về kết quả, ông Đức cho biết, so với trước ngày 22-8, lượng phương tiện lưu thông giảm còn 44,41% và lượt người giảm còn 38,97%.
Các khu dân cư cũng đã được siết chặt hơn, người dân cơ bản đã chấp hành theo yêu cầu của TP. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít bộ phận người dân ra ngoài mà không có lý do chính đáng.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Web Thành ủy TP.HCM
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thời gian tới, các quận huyện và TP Thủ Đức cần tiếp tục cố gắng khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu đợt giãn cách, đến 15-9 kiểm soát dịch được mức độ nào đó.
"Đây là mong muốn của cả hệ thống chính trị, người TP và còn của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, đồng bào cả nước, nên chúng ta phải quyết tâm hành động vì TP, vì cả nước" - ông Mãi nói.
Nhấn mạnh đến 9 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Mãi yêu cầu chủ tịch các quận, huyện; phường, xã, trị trấn xác định vai trò của mình trong tổ chức lực lượng vận động nhân dân, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội.
Bên cạnh việc tập trung cho công tác xét nghiệm, cần đẩy mạnh việc tiêm vaccine, cố gắng tuyên truyền để những người chưa tiêm hoàn thành việc tiêm mũi 1.
Tăng cường đội tiêm, giờ tiêm... để thực hiện mục tiêu tới đến 15-9 cơ bản hoàn thành tiêm mũi 1, hầu hết người đến thời điểm tiêm mũi 2 đều được tiêm. Bên cạnh đó, cần quan tâm tiêm vaccine cho đội ngũ shipper, lực lượng hậu cầu, các lực lượng tham gia việc mở cửa kinh tế sau này.
Về chăm sóc F0 tại nhà, ông Mãi yêu cầu phát huy vai trò của trạm y tế, trạm y tế lưu động. Đối với việc điều trị tại viện, cần tăng cường năng lực điều trị tiếp nhận tại tầng 2 và tầng 3.
Về nguồn cung hàng hóa, ông Mãi cho biết dự báo nhu cầu nguồn cung hàng thời gian tới sẽ lên rất lớn. Các đơn vị liên quan cần bàn bạc, đánh giá nhu cầu, tổ chức nguồn hàng, thực hiện cung cấp hàng hóa. Sở Công thương rà soát cho mở cửa các của hàng bị đóng cửa, đảm bảo ít nhất mỗi phường xã, có 1 điểm cung ứng.
Chủ tịch Phan Văn Mãi: Tăng xét nghiệm thường xuyên để đánh giá sát cấp độ dịch Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết sắp tới TP sẽ tăng cường xét nghiệm, có thể với tỉ lệ 4 người/1.000 mẫu, tập trung người ở cơ sở y tế, ổ dịch, nơi tập trung đông người và người về từ vùng dịch. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi - Ảnh: TỰ TRUNG Sáng 8-11, trao đổi bên lề...