Buổi chào cờ của nhóm Chung tay
Khác với không khí im ắng, nghiêm túc thường thấy, những buổi chào cờ do nhóm Chung tay (ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng) tổ chức thường sôi động và thu hút. Những chủ đề: Bạo lực học đường, mạng xã hội, kỹ năng tự bảo vệ… được đưa ra đã khiến những cô cậu học sinh cấp 1, 2 mê hoặc.
Thầy Lê Viết Chung (Trưởng nhóm Chung tay) chia sẻ với các em học sinh về chủ đề Facebook – Bạn là ai? Ảnh: NVCC
Nghệ thuật giải tỏa áp lực học hành
Hình ảnh người thầy giáo với mái tóc đã điểm bạc say sưa chia sẻ về những thần tượng K-pop khiến những cô cậu học trò nhỏ của một trường tiểu học trên địa bàn quận Hải Châu (Đà Nẵng) tròn mắt ngạc nhiên. Các em nhanh chóng bị cuốn theo câu chuyện của người thầy giáo già, từ câu chuyện thần tượng, đến ước mơ rồi trở về với những áp lực học tập thường ngày. Sự tâm tình như cha và con để rồi khi buổi chia sẻ kết thúc, những cô bé cậu bé thốt lên: “Giá như tuần nào thầy cũng đến”…
Đó chỉ là một trong những buổi trò chuyện của thầy Lê Viết Chung (giảng viên trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng, Trưởng nhóm thiện nguyện Chung tay) để giúp các em giải tỏa được áp lực học tập, học cách cân bằng giữa học và chơi.
Video đang HOT
Được thành lập từ tháng 2/2017, nhóm Chung tay giờ đây đã trở thành một địa chỉ quen thuộc mỗi khi các thầy cô ở các trường tiểu học, THCS trên địa bàn Đà Nẵng cần đến sự tư vấn cho những học trò nhỏ của mình. Những buổi trò chuyện của nhóm Chung tay đa dạng chủ đề về văn hóa đạo đức, văn minh học đường, kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ bản thân, cách ứng xử trên mạng xã hội… Nhưng những buổi trao đổi đó luôn có điểm chung đó là không khí sôi nổi, chân thành và được các em học sinh hưởng ứng nhiệt tình.
Thầy Lê Viết Chung – người thành lập nhóm giảng dạy ở khoa Tin học, vốn chẳng liên quan gì đến tâm lý giáo dục hay sư phạm tiểu học. 9 thành viên trong nhóm (chủ yếu làm nghề giáo) cũng như vậy.Nhưng ở họ có tình yêu thương và trăn trở trong việc giáo dục con trẻ. “Tôi thường trò chuyện với con mình và thấy con hay than phiền về những giờ chào cờ ở trường. Từ đó, tôi ấp ủ về những giờ chào cờ sinh động hơn, cho các cháu học được nhiều hơn chứ không chỉ là những buổi thông báo, phê bình khô khan”, thầy Chung chia sẻ.
Các chủ đề trao đổi với học sinh cũng rất đa dạng, thiết thực như “Facebook – Bạn là ai” giúp học sinh ứng xử văn minh văn hóa trên không gian mạng; “Em yêu quý bản thân mình” chia sẻ về vệ sinh, chăm sóc cơ thể, bảo vệ bản thân khỏi bị bắt nạt hay bạo lực học đường; “Học và chơi thời @” giúp các em có thể thoải mái, cởi mở cân bằng giữa học tập và giải trí…
Gieo tình yêu sách
Hoạt động của nhóm Chung tay hoàn toàn miễn phí. Mỗi tháng, các thầy cô còn tự nguyện đóng góp 100 nghìn đồng để làm chi phí in ấn, chuẩn bị vật phẩm, giấy, bút màu hay mua quà để chuẩn bị cho các buổi nói chuyện.”Nhiều trường mời chúng tôi về trò chuyện cũng chuẩn bị phong bì để cảm ơn. Chúng tôi thường vẫn nhận nhưng chưa bao giờ biết giá trị của phong bì đó là bao nhiêu bởi sau mỗi buổi, nhóm thường tặng lại cho nhà trường, nhờ nhà trường hỗ trợ cho 1 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang theo học”, thầy Chung nói và cho biết sắp tới, nhóm sẽ đến với những điểm trường xa xôi, khó khăn để giúp các em học sinh.
Không chỉ chia sẻ với học sinh, nhóm còn tổ chức các buổi chia sẻ với phụ huynh về kinh nghiệm giáo dục con cái, làm bạn với con… Đặc biệt, nhóm còn gieo tình yêu sách cho các em.”Tôi thường nói với các em chuyện về sách, mong muốn truyền cho các em thói quen đọc, tình yêu với sách.Tôi nghĩ thật khó để một đứa trẻ mê sách làm chuyện xấu, trong đó có việc gây bạo lực với bạn bè, thầy cô. Những quyển sách hay có thể nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách của một con người”, thầy Chung chia sẻ.
Thầy Lê Viết Chung và những cộng sự của mình đang ấp ủ về những tủ sách cho các trường tiểu học, THCS ở những vùng khó khăn trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng. “Trước mắt, nhóm đã kết nối và xây dựng được những tủ sách đầu tiên cho các trường tiểu học ở Đà Nẵng”, thầy Chung cho biết.
GIANG THANH
Theo Tiền phong
Tuyên truyền phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em vào giờ chào cờ
Thực hiện chỉ đạo của Hội đồng đội TP Hà Nội, các liên đội trên địa bàn thành phố sẽ đồng loạt tổ chức tuyên truyền phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em với khẩu hiệu "Hành động của bạn - Tương lai của em" vào giờ chào cờ thứ hai đầu tuần.
Trường tiểu học Lê Văn Tám (quận Hai Bà Trưng) tổ chức tuyên truyền phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em. Ảnh Lao động thủ đô
Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai đồng loạt ở 100% cơ sở khối trường. Các trường Tiểu học Kim Đồng, Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Trường Tiểu học Phương Liệt, Trường Tiểu học Cao Viên 1... là những trường đầu tiên đã tổ chức tuyên truyền phòng chống xâm hại trẻ em trong giờ chào cờ với hình thức tuyên truyền phong phú và ý nghĩa như chơi tình huống, biểu diễn tiết mục ca múa nhạc, hoạt cảnh...
Việc hiện tuyên truyền phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em vào giờ chào cờ được đánh giá hiệu quả, các thầy cô giáo và học sinh hào hứng tham gia các nội dung tuyên truyền, nhận thức của học sinh cũng được nâng lên.
Bên cạnh đó, Hội đồng Đội TP Hà Nội đã chỉ đạo Hội đồng Đội các quận, huyện, thị xã theo dõi, báo cáo tình hình các vụ việc xâm hại trẻ em, tai nạn thương tích trẻ em, bạo lực học đường, trào lưu không phù hợp với trẻ em và các vụ việc phát sinh liên quan đến trẻ em trên địa bàn, gửi về Hội đồng Đội thành phố định kỳ hàng quý và khi có vụ việc đột xuất xảy ra.
X.Hoa
Theo baophapluat
Cách để trẻ bị người thân xâm hại nói ra sự thật 93% thủ phạm xâm hại trẻ là người quen, đây là con số đáng báo động được đưa ra tại buổi tọa đàm "Nhận biết và xử lý vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em trong môi trường học đường". Ngày 11-5, trường THCS Lê Qúy Đôn, quận 3, TP.HCM đã tổ chức buổi tọa đàm "Nhận biết và xử lý vấn...