Bước vào nhóm 5% hay thoái chí?
Thực tế của ngành giáo dục qua bức thư của một bạn sinh viên và chia sẻ của TS Nguyễn Thị Từ Huy đã chạm vào nhức nhối của không ít độc giả.
Chênh vênh trong nơi đáng lẽ chỉ có tri thức ngự trị nhưng lại phải chứng kiến đồng tiền cao hơn lương tâm và tự trọng, có độc giả đã thành quen, có độc giả “đau đớn” và có cả những người đang sống trong hi vọng.
Trong khoảng 80 phản hồi, rải rác gần chục độc giả vui mừng, chia sẻ tích cực với bức thư đặc biệt này. Những người của nhóm 5% và đang cố gắng để bước vào lộ diện và chia sẻ những câu chuyện đáng khâm phục.
Nhưng trong số đó, đã có một nửa thể hiện niềm bi quan về 5% sẽ làm thay đổi thế giới. Liệu con số đẹp ấy có lên đến 5% hay 5% liệu có bị “nuốt chửng”?
Vậy mọi thứ sẽ được giải quyết bằng niềm tin ở tương lai, nhóm 5% sẽ thay đổi xã hội hay xã hội sẽ thay đổi bởi điều kiện kinh tế như một số độc giả phân tích?
Sinh viên nhận bằng cử nhân. Ảnh: Lê Anh Dũng
Cố gắng bước vào nhóm 5%
Họ tên: Vietbonsai
Tiêu đề: “Chúng ta hướng và phải là 5% đó!!!”
Tôi cũng đã hoàn thành cao học năm 2003, thời đó lớp tôi có 2 nhóm. Nhóm nộp tiền và xây dựng quan hệ để có kết quả học tập tốt, nhóm còn lại ít hơn thì không đồng tình, tôi thuộc nhóm ít. Công việc bận nhiều nên tôi ít có thời gian để ý xem mọi người học thế nào, tôi bị cấm thi 6 môn.. và tôi đều xin được làm bài luận cho môn học đó để hoàn thành việc học.
Điều duy nhất tôi xin thầy là cho tôi nộp bài luận. Rồi nhóm chúng tôi cũng tốt nghiệp, kết quả của tôi nằm trong nhóm cao nhất. Tôi kể chuyện đó chỉ muốn nói lên quan niệm của riêng tôi, bản thân mỗi chúng ta đã sai khi chưa làm đã nghĩ đến tiêu cực.
Chúng ta không nên chờ một môi trường tốt để mình tốt. Hãy gác lại mọi tiêu cực để lãnh trách nhiệm tiên phong, mỗi chúng ta đều cố bước vào nhóm 5%.
Họ tên: NGUYEN DO
Tiêu đề: “Phải có niềm tin để sống!”:
Tôi thật sự xúc động khi đọc bài viết này. Nhưng xin cô và trò đừng bi quan quá như thế.
Hãy thử xem, trong gia đình, chúng ta luôn thấy người tốt nhiều hơn; trong lớp học, học sinh tiến bộ luôn nhiều hơn học sinh chậm tiến; trong công sở, những công chức mẫn cán luôn nhiều hơn những công chức chây lười…
Công bằng mà nói, xung quanh ta, người tốt vẫn nhiều hơn kẻ xấu. Vậy thì chúng ta phải có trách nhiệm sống lạc quan lên! Bất công trong xã hội, trong giáo dục dù nhiều thì tôi tin đó cũng không phải là xu thế tất yếu của thời đại. Phải có niềm tin để sống, phải biết tin vào lòng tốt của con người! Nếu không có niềm tin ấy, chúng ta sẽ sống ra sao mỗi khi gặp biến cố?
Họ tên: Ralph Nguyễn
Tiêu đề: “Cho em xin lại quà 20/11″
Tôi có biết một người như bạn, chuyện là bạn ý học giỏi nhưng cha mẹ bạn ý giàu có nên mang nhiều món quà lớn tặng thầy cô (nhân ngày 20/11) của bạn ý nhưng không cho bạn ý biết, Biết chuyện, bạn ý xin phép gặp những thầy cô đó, bạn ý nói rằng cho em xin lại món quà của bố mẹ em Bạn ý bảo “mình không muốn những con điểm sau này minh có được bị mọi người bảo là do mua mà có, mình chỉ muốn điểm đó phản ánh sức học thực của mình…”
Họ tên: Trần Văn Tiên
Tiêu đề: “Sự thật ….!Và…….Nỗi buồn cho đất nước…..!”
Rất hay và suy nghĩ thật nhiều! Tôi đồng cảm với bạn.Tôi cảm ơn bạn đã dám nói và đi đôi với làm! Tôi mong nhiều độc giả hãy đọc và suy luận vấn đề này! Bài báo rất hay và đã đánh thẳng vào sự thật không chỉ có vấn đề này mà còn nhiều khía cạnh khác nũa! Cảm ơn sinh viên đã sống như lời Bác!
Sống bằng niềm tin càng thêm thất vọng, thoái chí?
Họ tên: ms Ego
Tiêu đề: “Cao học là ...!
Video đang HOT
Tại sao lại có những hiện tượng đó? Trước hết bởi do “luật chơi” chung mà chúng ta đang bị chi phối, rằng có bằng cao sẽ có lương cao, có địa vị … và rằng “những cái không thể mua được bằng tiền thì lại có thể mua được bằng rất nhiều tiền”. Chưa kể, nhiều giáo viên cũng “cơ chế thoáng”, thậm chí còn “nhũng nhiễu” lớp, “mơi” những “đại gia” trong lớp để “kiếm thêm” bởi họ biết có những người “ngồi nhầm lớp”, hay không có thời gian để học. Thử hỏi như vậy rồi tương lai của xã hội này sẽ đi về đâu? Những người đó chắc chỉ lo cho mình chứ không lo cho xã hội đâu bạn nhỉ? Tôi từng nghĩ “nếu chỉ một nhóm nhỏ nhoi đi ngược lại với xã hội thì chắc chắn sẽ bị đè bẹp”, nhưng chẳng lẽ,cảnh “con hàng xóm liệt sĩ thì con mình cũng phải liệt sĩ” cứ mãi diễn ra vậy sao? Vậy làm sao để thay đổi dần cảnh này đây?Chắc chắn dùng niềm tin sẽ không thể giải quyết được, nó chỉ làm cho những người “sống bằng niềm tin” đó càng thất vọng, thoái chí mà thôi!
Họ tên: Ngô Xuân Liêm
Tiêu đề: “Ý kiến độc giả”
Bức thư của Sinh viên nói lên sự thật thường ngày của xã hội ta hiện nay nói chung chứ không riêng gì học cao học. Trong hoàn cảnh hiện nay số người dũng cảm dám nói thật, sống thật có nơi chỉ 1-2% thôi, tôi đã chứng kiến rồi, thậm chí 0% vì chẳng ai dám nói thẳng sự thật trước tổ chức mình đang làm việc. Bài viết trả lời rất hay, dù sao cái tốt vẫn là vĩnh cửu, người sống tốt thì cuộc sống sẽ vất vả hơn.
Họ tên: ABC
Tiêu đề: “Nỗi niềm”
Thật không biết nói sao? Từ ghế nhà trường, ta đã đọc học những điều dối trá. Mà là sự dối trá đã trở thành những thuốc bôi trơn trong một guồng máy. Khi người ta không ở vị trí có điều kiện một số người cũng còn rất lý tưởng. Nhưng khi “cờ đã vào tay”, khó biết được lòng.
Họ tên: Ngu ngơ
Tiêu đề: “Chuyện thường ngày mà”
Đây là tâm sự của học viên cao học những ngày đầu nhập lớp. Tôi cũng nghe nhiều em “sốc” phải tìm tôi để “xả” tương tự như thế này rồi. Lớp cao học Ai dạy, Ai nhận tiền của những bạn này thì trời biết, đất biết, các bạn ấy biết, người như ta biết, và những đồ mặt dày nhận tiền biết. Hô hô. Họ là RƯỜNG CỘT CHUẨN MỰC của xã hội, họ đang đào tạo cho xã hội lớp thế hệ RƯỜNG CỘT CHUẨN MỰC KẾ CẬN.
Họ tên: Hồ Huy Lịch
Tiêu đề: “Nguyên nhân”
Chúng ta luôn thấy cái dở mà không rõ nguyên nhân sâu xa của nó. Tôi thử hỏi mấy bạn đặt hoàn cảnh bạn vào người khác xem, học trò mua quà tặng thầy đâu dễ từ chối? Trong khi toàn xã hội đua làm giàu mà thầy nghèo thì dạy nỗi học trò không? Xã hội Việt Nam luôn tôn trọng học vấn nhưng lại “hơi thái quá” dẫn đến gian lận về tri thức, lấy bằng cấp bằng tiền, và mối quan hệ (bằng thật mà kiến thức giả nguy hiểm!) thành dây chuyền sản xuất rồi chứ không còn là sản xuất thủ công nữa!
Họ tên: Trần Bạch Long
Tiêu đề: “5% người này sẽ tiếp tục làm thay đổi thế giới?”
Mình thấy vấn đề đó đã rất nhiều rồi, không những học cao học mà các trường tại chức cũng xảy ra những tình trạng đó, rồi những trường dạy láy xe còn nhiều hơn nữa, mình cũng nằm trong 5% đó, nhưng sức người có hạn, mình cũng chẳng biết làm gì.
Họ tên: Thuy Duong
Tiêu đề: “Mong ở một tương lai tốt đẹp!”
Tôi cũng rất buồn vì dường như giá trị đạo đức trong xã hội ta đang dần mất đi. Chất lượng giáo dục cũng đang có vấn đề nghiêm trọng. Tôi rất lo cho thế hệ con cháu chúng ta sau này.
Họ tên: letuan
Tiêu đề: Niềm tin
Khó lắm 5%- như mua vé số vậy……
Họ tên: lê thảo ly
Tiêu đề: Thâm thúy quá
Đọc bài viết tôi xúc động với lời dạy con sâu sắc của người cha , với lời khuyên nhủ , chia sẽ đầy tình người của cô giáo . Giá như các bạn trẻ đều có suy nghĩ như cậu học trò thì đất nước ta sẽ vững chãi biết bao ! Rõ ràng đánh mất con người là điều đáng sợ nhất!
Họ tên: Cao Nguyên Đá
Tiêu đề: “Tiêu cực.”
Rất cảm ơn bức thư của bạn sinh viên. Và cũng rất cảm ơn bức thư hồi đáp của Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy. Tôi rất mong những người thuộc 5 % đó dần dần sẽ tăng lên đến 10%; 20%…. Nhưng mong muốn vẫn chỉ là mong muốn. Những ai dám nói lên, dám đấu tranh với những tiêu cực như vậy? Và kết quả của những người đó như thế nào nhỉ? Một ví dụ điển hình nhất trong số những người 5% đó là Thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Chắc Tôi không cần nói mọi người cũng biết kết quả của sự đấu tranh của Thầy Khoa là như thế nào? Thật sự là buồn.
Họ tên: Tran Tuan
Tiêu đề: “money”
5% đó mong manh như thủy tinh vậy. Khi bạn bước ra xã hội này giao tiếp với xã hội này thì bạn có thể nhận ra mình là một kẻ ngốc thật sự, vì thật sự hiện tại bạn không biết trả đúng cái giá cho việc bạn cần thì bạn không bao giờ đạt được cái mình cần đôi khi còn mất luôn cái mình có.
Từ cái xã hội vậy sẽ theo bước các giảng viên vào trường và dần dần nó thành 1 thông lệ bất di bất dịch.
Toàn thể mọi người và cả nhà nước chúng ta tin và mong muốn 5% đó sẽ là 100% nhưng thực tế cái 95% có thể hơn đã hiện hữu hàng trăm năm nay và nó luôn là 1 dải núi mà khó có thể di chuyển 1 dải núi đâu bạn. Biết rằng điều đó là xấu nhưng thật chúng ta cần phải xấu để tốt. Chia sẻ cùng bạn.
Họ tên: Lethanh
Tiêu đề: “Chỉ 5% thôi”
Cứ cho là chúng ta tin rằng có 5% người trung thực, can đảm. Nhưng họ có thay đổi được thế giới, khi vài chục phần trăm người không trung thực (và hung bạo) phá hủy thế giới? Cứ cho là 5% (người) tinh túy này thay đổi được thế giới theo hướng tốt, vài chục phần trăm người muốn, hoặc vô tình đang chứng minh thế giới là địa ngục, đang tạo ra một ngày tận thế thực sự.
Một người Liên Xô mới sang lại Việt Nam sau hơn hai chục năm nhận xét rằng người lái xe Hà Nội, có phần ngổ ngáo xưa kia, ưa dùng đèn và xi nhan để điều khiển xe, còn hôm nay những người VN “sành điệu nhất” đón bà, trên Mercedes, thường bóp còi inh ỏi và rẽ mà không cần “đánh đèn”… “Chúng ta đi đâu? Nhằm vào cái gì?” Ngoài việc tin rằng niềm hy vọng sẽ tạo nên tương lai khác của xứ sở, còn phải làm sao cho niềm hy vọng ấy không tắt. Nếu cứ giữ biểu biên chế 5% (cừu, hay những con dê của ông Sơ ganh) thôi, thì có ngày không còn ai tử tế để xem cảnh sói ăn thịt nhau.
Họ tên: Đức Kiên
Tiêu đề: “Vẫn còn những môi trường cho 5% đấy”
Chào bạn, đọc bài của bạn mình cũng thấy vui, vui không phải vì mình thuộc 5% như bạn, mà vì mình chưa phải lựa chọn giữa 95% hay 5%, mình biết các trường , ngành học kinh tế thì vẫn luôn là như thế, còn ngành của mình, không biết bây giờ ra sao, nhưng từ hồi mình đi học ĐH đến khi học cao học, mình ít khi phải tham gia vào những vụ như thế.
Những môn về khoa học, bạn mà đi thầy, thầy sẽ cho bạn trượt luôn, thầy trường mình là thế đó, còn cao học, bạn hãy tìm một môi trường tốt, mình tin sẽ không có chuyện đó. Các môi trường tốt của mình là một trường ĐH quốc tế có danh tiếng còn không bạn theo các chương trình của PUF(www.puf.edu.vn) các thầy người Pháp thì bạn học giả sẽ không ổn đâu, hay đi tìm cho mình môi trường phù hợp, nếu bạn không muốn bị đánh đồng với 95% kia hoặc dũng cảm đứng phía 5% để chiến đấu rồi chết!
Họ tên: Khanh Tuan
Tiêu đề: “5% để thay đổi là rất khó”
Tôi tin là chúng ta nhiều hơn con số 5% người dũng cảm và trung thực như bài báo. Tuy nhiên, họ là nhưng ai, là sinh viên mới ra trường, là những đảng viên mới được kết nạp, là những người lao động cần cù thì có đến 51% cũng sẽ bị đè bẹp bởi chỉ cần 1% người có chức có quyền cao nhất ở các cấp chính quyền không ủng hộ thôi.
Họ tên: le tam
Tiêu đề: 5%, tôi nghĩ là chưa đủ
Bài viết trung thực, tôi cũng nhận định như thế. Kỳ vọng của cô giáo trả lời, cũng lớn lao. Nhưng trong ngành giáo dục nước nhà còn được bao nhiêu phần trăm giáo viên như cô. Tôi không có đủ bằng chứng cho tất cả các trường trong cả nước, nhưng riêng trường tôi thì việc đi thầy cô như nêu ở trên đúng là chuyện thường ngày. Tôi cũng chưa thấy thầy cô nào từ chối quà biếu khi mà sinh viên đã mang đến tận nhà. Thế nên 5% nhỏ bé kia liệu có thay đổi được thế giới không, tôi nghĩ có lẽ là chưa đủ.
Họ tên: Nguyễn Trọng Bình
Tiêu đề: “3 Điều muốn nói”
Tôi đã từng lâm vào tình trạng giống hệt bạn học viên cao học trong bức thư trên. Và tôi đã nói rằng; “Tôi thà bị điểm kém thậm chí sẽ bỏ học cao học nay chứ dứt khoát không bỏ 1 xu nào để đi hối lộ cho bất kì ai”.
Tôi rất buồn vì có không ít các GS,TS ở ta, có nhiều người khi phát biểu trước công chúng và truyền thông thường hay nói những lời hay ý đẹp ra vẻ người đức cao vọng trong nhưng thực tế trong công việc (giảng dạy) với các vị này nếu không có tiền thì không xong. Có cảm giác những điều hay lẽ phải các GS, TS đã dùng để chỉ bảo cho thế hệ trẻ thôi còn riêng đối với họ thì không cần thiết chăng? Tôi chán lắm! – Tôi bi quan ở con số 5% mà tiến sĩ NTTH nói. Tôi sợ sẽ là muối bỏ biển thôi. 10% được không?
Họ tên: Sung
Tiêu đề: Điều phải suy nghĩ
Đọc hai lá thư trên, tôi rơi nước mắt. Tôi cũng là một trí thức và đặc biệt đề cao sự trung thực và phần người.
Tôi buồn biết bao khi nhìn vào xã hội chúng ta, một xã hội hỗn loạn, một xã hội mà sự dối trá, cơ hội, ngu hèn đang lên ngôi, trong khi những người tốt, thực tài lại bị chèn ép, không sử dụng.
Đất nước chúng ta có nhiều tài nguyên, con người chúng ta có trí tuệ và năng lực, thế mà đất nước không phát triển được.
Tại sao? Tôi chắc điều này ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng dám nói ra. Khi những giá trị chân chính bị đảo lộn thì làm sao xã hội phát triển văn minh được. Nước ta người ta không hiếm người tài nhưng họ không được trọng dụng và không phải là lãnh đạo. Tôi rất đồng cảm với 2 lá thư trên và cũng muốn góp một lời kêu gọi. Hỡi những ai còn lương tri và lương tâm, hãy còn phần người trong suy nghĩ, thì hãy vì lợi ích của dân tộc và đất nước ;hãy chống chủ nghĩa cá nhân và bè nhóm như Bác dạy đi. Buồn thay, vì tất cả những lời nói thẳng chỉ rơi vào hư vô.
Mọi vấn đề sẽ được giải quyết bằng kinh tế?
Họ tên: Trần Văn Cường
Tiêu đề: “Một góc nhìn muốn chia sẻ!”
Đừng ngồi hát ” Bài ca hi vọng” mà hãy làm. Tất cả các vấn đề suy cho cùng là vì nghèo, vì nền kinh tế yếu kém thôi. Cách duy nhất là làm? Đúng không? Sai bét! Bởi con người ai cũng học cách sử dụng nó làm sao cho hiệu quả nhất mà thôi. Sức mạnh của đồng tiền thực sự có kinh tế, phải thực sự là kinh tế đúng nghĩa chứ không phải là chộp giựt. Thôi không nói về thể chế Chính Trị, trên thế giới bất phân tư bản hay XHCN, mọi vấn đề đều xoay quanh kinh tế. Người ta nói đồng tiền làm mờ mắt con người xấu? Không hề, mà là do chúng ta còn non nớt không hiểu chuyện.
Họ tên: Trần Văn Cường
Tiêu đề: “Một góc nhìn nho nhỏ!”
Phải nhìn từ nhiều góc độ. Khi nào Việt Nam có nền kinh tế phát triển thì xã hội sẽ trả công xứng đáng cho năng lực của mình thôi. Vì lòng dạ con người suy cho cùng ai cũng có lòng ích kỷ mà! Đến lúc đó nhân phẩm sẽ được tự điều chỉnh.
Chúng ta mất tài nguyên, khoáng sản, biên giới và biển đảo vì nền kinh tế chưa phát triển thôi.
Không thể bắt tất cả công dân chịu đói chỉ để ngồi “hát bài ca hi vọng” được.
Tất cả đều chi phối bởi kinh tế.
Song điều đó không có nghĩa là chúng ta lạm dụng đồng tiền ngu xuẩn( vì đồng tiền có mặt trái), nhưng trong tất cả các lĩnh vực mà không biết dùng tiền thì vứt. Vì vậy, tôi cho phát triển kinh tế đúng cách là trọng tâm, tất cả các mối quan hệ khác trong xã hôi cả nhân loại đều có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế.
Họ tên: Hàn Phong Tiêu đề: Trân trọng
Thật đáng trân trọng, không chỉ bạn sinh viên, tiến sĩ Từ Huy, mà cả người đã nhận và đăng bài báo này, từ tòa soạn báo Vietnamnet.
Đúng thế, dù chỉ là 5% nhưng sẽ có khả năng thay đổi. Vì sao? Vì 5 % ấy là những người giỏi, biết suy nghĩ một cách đúng đắn, biết nghĩ không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội, cho tư cách vô hình đang tồn tại xung quanh ta. Hiệu ứng này rồi sẽ lan tỏa nhanh. Tôi rất tin vào con người Việt Nam. Và tôi tin rằng không phải chỉ 5% đâu, mà có lẽ phải tới 30%. Còn có những người chớm nghĩ, nếu đọc được những bài báo có tâm như thế này, họ sẽ để cái “chớm” ấy thành chồi non nảy lộc.
Rất yêu người Việt Nam. Họ tên: Đinh Việt Hồng
Tiêu đề: Hy vọng
Thật tuyệt vời khi được đọc những dòng tâm sự đầy nhiệt huyết của cả cô lẫn trò, điều này đem lại niềm tin cho chúng tôi tất lớn. Và cũng thật sung sướng khi được tự do phát biểu không bị ràng buộc như bạn sinh viên này… 5% con số hiếm ham dám nói , dám phát biểu mà không bị kìm hãm bởi số còn lại bao quanh. Tôi hy vọng từ số lượng ít ỏi này đánh thức nhiều hơn nữa số người còn lại. Để xã hội chúng ta ngày một tốt đẹp hơn!
Theo VNN
Năm tới dự kiến có 3 cách tuyển sinh
Tin từ Bộ GD-ĐT ngày 14/12, để chuẩn bị cho mùa tuyển sinh năm 2012 ngoài phương án tăng khối thi đã công bố, Bộ dự kiến thêm 2 phương án để các trường chọn lựa. Cụ thể, các trường đủ năng lực sẽ tổ chức thi tuyển riêng và xét tuyển tích hợp hai khối có trùng môn thi ĐH.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Cả ba phương án sẽ được trưng cầu ý kiến tại hội nghị tuyển sinh diễn ra trong tháng 1/2012.
Theo Bộ GD-ĐT, phương án thứ nhất Bộ đưa ra là kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 sẽ bổ sung thêm một số khối thi để đáp ứng tốt hơn yêu cầu kiểm tra năng lực đầu vào của ngành đào tạo. Thực hiện phương án này, các trường vẫn thi chung đề, chung đợt và chung kết quả thi.
Phương án thứ hai là các trường tự tổ chức thi riêng. Với những trường thực hiện phương án này, học sinh sẽ không có cơ hội đăng kí xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ cùng khối thi. Tuy nhiên, theo thông tin từ Bộ này, thì đến nay vẫn chưa có trường ĐH nào đăng kí tổ chức thi riêng.
Phương án thứ ba sẽ trưng cầu ý kiến các trường được Bộ dự kiến thực hiện là xét tuyển tích hợp giữa các khối. Cụ thể, với thí sinh thi khối A (Toán, Lí, Hóa), khối B (Toán, Hóa, Sinh) sẽ được thêm cơ hội xét tuyển lấy điểm Toán, Hóa (khối A) cộng điểm môn Sinh (khối B) để xét tuyển vào các trường trong vùng tuyển. Tuy nhiên, phương án này đưa ra có nhiều ý kiến cho rằng khó cho người thực hiện, dễ nhầm lẫn.
Việc chốt phương án nào sẽ được quyết định tại hội nghị tuyển sinh diễn ra trong tháng 1 năm 2012.
Vẫn theo Bộ GD-ĐT, mùa tuyển sinh năm 2011 có rất nhiều trường ĐH, CĐ lâm cảnh tuyển không đủ chỉ tiêu. Thậm chí có trường CĐ chỉ tuyển được 7 thí sinh...
Theo VNN
Mâu thuẫn từ quán ốc, nữ sinh rủ nhau đánh tập thể Cơ quan Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã xác định được một số nữ sinh đánh nhau là học sinh của trường THPT Hương Sơn và TTGDTX Hương Sơn. Ngoài ra, còn xác định được một đối tượng không phải học sinh cũng tham gia ẩu đả, hiện không có mặt tại địa phương. Nơi xảy ra ẩu đả. Chiều ngày...