Bước tiếp nối của các thế hệ
“ Người cao tuổi là nguồn kiến thức và kinh nghiệm vô giá, đồng thời có nhiều đóng góp cho hòa bình, phát triển bền vững và bảo vệ hành tinh của chúng ta”.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã khẳng định thông điệp trên nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10, kêu gọi đảm bảo quyền của người cao tuổi để có thể thích ứng với xã hội dân số già, đồng thời tận dụng và phát huy khả năng của nguồn lực hiện chiếm 10% dân số toàn cầu này.
Người cao tuổi tập thể dục tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên thế giới hiện nay, nhóm người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) đang tăng nhanh hơn tất cả các nhóm tuổi khác. Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đều đang chứng kiến sự tăng trưởng về số lượng và tỷ lệ người cao tuổi trong dân số. Theo số liệu của LHQ, trong hơn 4 thập niên qua, số người cao tuổi đã tăng gấp 3 lần, từ khoảng 260 triệu năm 1980 lên 761 triệu năm 2021. Tức là hiện nay, cứ 10 người trên toàn cầu thì có một người từ 65 tuổi trở lên.
Theo số liệu của cơ quan thống kê Statista (Đức) năm 2021, Liên minh châu Âu (EU) là khu vực có dân số già nhất thế giới với tỷ lệ người cao tuổi chiếm 21%. Tiếp sau là khu vực Bắc Mỹ (17%), châu Đại Dương (13%), châu Á (10%), khu vực Mỹ Latinh và Caribe (8%). Châu Phi, nơi có tuổi thọ trung bình thấp nhất, có tỷ lệ người cao tuổi chỉ 4%. Xét theo quốc gia, Nhật Bản hiện là nước có tỷ lệ dân số trên 65 tuổi cao nhất thế giới – chiếm 29,9% tổng dân số, tiếp đó là Italy (24,1%), Phần Lan (23,3%), Bồ Đào Nha (22,9%), Hy Lạp (22,8%), Đức và Bulgaria (mỗi nước 22,4%). Tại Việt Nam, tính đến năm 2021, số người trên 65 tuổi chiếm 8,3%.
Ước tính, đến năm 2050, số người cao tuổi có thể tăng hơn gấp đôi so với hiện nay, lên 1,6 tỷ người, tức là cứ 6 người trên thế giới thì có một người từ 65 tuổi trở lên, chiếm khoảng 16-17% dân số toàn cầu. Số người từ 80 tuổi trở lên thậm chí còn tăng nhanh hơn, dự kiến sẽ tăng gấp 3, từ 143 triệu năm 2019 lên 426 triệu người vào năm 2050. Riêng tại EU, vào giữa thế kỷ này, khoảng 30% dân số, tức là cứ 3 người lại có một người, sẽ thuộc lớp người được gọi là “thế hệ cũ”. Tại châu Á, khoảng 40% dân số của Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ từ 65 tuổi trở lên.
Những con số trên cho thấy già hóa dân số là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược và có thể trở thành một trong những thay đổi về mặt xã hội quan trọng nhất của thế kỷ 21 này, tác động đến hầu hết các lĩnh vực của xã hội và nền kinh tế. Dân số già hóa nhanh chóng sẽ tạo gánh nặng cho hệ thống lương hưu, đồng thời gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn lực lao động, tăng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ và cơ sở hạ tầng dành cho người cao tuổi như chăm sóc sức khỏe, giao thông và phúc lợi xã hội.
Giới chuyên gia cho rằng với sự tăng trưởng nhanh về số lượng người cao tuổi, việc điều chỉnh chính sách để đáp ứng nhu cầu của họ là điều cấp thiết. Do đó, các xã hội có dân số già nên thực hiện các bước điều chỉnh chính sách công phù hợp với tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng như cải thiện tính bền vững của hệ thống lương hưu và an sinh xã hội cũng như thiết lập các hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân và chăm sóc dài hạn, nhằm bảo đảm quyền của người cao tuổi.
Đây cũng là chủ đề của Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10 năm nay “Thực hiện cam kết trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền đối với người cao tuổi: Xuyên suốt các thế hệ”. Tổng Thư ký LHQ Guterres cho rằng cần phải đảm bảo sự tham gia tích cực, đầy đủ và đóng góp của người cao tuổi thông qua các chính sách xã hội và nơi làm việc dựa trên những nhu cầu cụ thể của họ. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta phải thúc đẩy đối thoại và đoàn kết giữa các thế hệ. Cùng nhau, chúng ta hãy xây dựng những xã hội hòa nhập và thân thiện hơn với các lứa tuổi cũng như một thế giới kiên cường hơn cho tất cả mọi người”.
Trước những thách thức to lớn do vấn đề già hóa dân số đặt ra, các nước trên thế giới đã triển khai các biện pháp nhằm thích ứng với tình trạng này. Nhật Bản đang khuyến khích các doanh nghiệp tạo điều kiện cho những người cao tuổi vẫn còn đủ sức khỏe làm việc. Trung Quốc cũng lên kế hoạch tuyển dụng lại những giáo viên đã nghỉ hưu dưới 70 tuổi nhằm bù đắp cho số lượng nhân viên ngành giáo dục về hưu hàng loạt, đồng thời tận dụng kinh nghiệm và chuyên môn của họ. Hàn Quốc đang tăng cường đầu tư cho hệ thống phúc lợi người cao tuổi như cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà, viện dưỡng lão, cơ quan hỗ trợ việc làm người cao tuổi.
Ở châu Âu, ngoài biện pháp mở rộng cánh cửa chào đón thêm người lao động nhập cư như Đức, các nước cũng đang tiếp tục điều chỉnh các chính sách nhằm tạo cơ hội làm việc tốt hơn cho lực lượng dân số già bên cạnh việc tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe và dịch vụ cho người cao tuổi ứng dụng kỹ thuật số (như ở Ba Lan, Phần Lan).
Người cao tuổi được khám sức khỏe miễn phí tại Trạm Y tế Phường 9, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN
Video đang HOT
Tại Việt Nam, từ nhiều năm qua, ảng và Nhà nước đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách lồng ghép vấn đề người cao tuổi vào các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có Luật Người cao tuổi. Luật này quy định quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Chính phủ Việt Nam đã quyết định lấy tháng 10 hằng năm là “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” và chủ đề năm nay là “Người cao tuổi được phát huy và chăm sóc đầy đủ”, với phương châm “quan tâm đến người cao tuổi cũng là khẳng định trách nhiệm với thế hệ mai sau”.
Thực tế, việc con người sống thọ hơn và khỏe mạnh hơn là kết quả của tiến bộ khoa học, y tế, điều kiện sống và làm việc tốt hơn, phúc lợi tăng lên và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Trong bối cảnh thế giới đang nhanh chóng bước vào “kỷ nguyên của người cao tuổi”, LHQ khẳng định những người cao tuổi, với uy tín, kỹ năng, tri thức và kinh nghiệm tích lũy được, là nhân tố quan trọng của sự phát triển. Bảo đảm quyền của người cao tuổi, để người cao tuổi tiếp tục phát huy vai trò chỉ đường, dẫn dắt thế hệ trẻ, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, của đất nước, cũng là yêu tố giúp duy trì sự gắn kết giữa các thế hệ trong xã hội loài người.
Thập kỷ quan trọng của Trung Quốc có thêm 100 triệu người cao tuổi
Số người cao tuổi ở Trung Quốc được sẽ tăng vọt khoảng 100 triệu người trong thập kỷ tới, làm gia tăng gánh nặng kinh tế và xã hội đối với lực lượng lao động.
Một người cao tuổi tập luyện tại công viên ở Jiamusi, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Bác sĩ về hưu Chen Ju, người có đủ điều kiện để ở nhà dưỡng lão ngay thủ đô Bắc Kinh, đã chọn sống cùng cô con gái làm nghề kế toán.
Bà cụ 79 tuổi này dành cả ngày để làm vườn, đi dạo và trò chuyện với hàng xóm. Bà cho biết mình bị lãng tai và yếu cơ, nhưng nhìn chung vẫn khỏe mạnh. Bà chia sẻ rằng các đồng nghiệp cũ vẫn khuyên bà nên sống trong viện dưỡng lão vì có dịch vụ chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Nhưng bà lại thích ở bên con gái và con rể hơn.
Bà Chen là một trong gần 210 triệu người trên 65 tuổi ở Trung Quốc. Đến năm 2050, ước tính quốc gia này có khoảng 400 triệu dân ở độ tuổi từ 65 trở lên, tức gần một phần ba dân số.
Dự báo số lượng người cao tuổi sẽ tăng vọt khoảng 100 triệu người trong thập kỷ tới, làm gia tăng gánh nặng kinh tế và xã hội đối với lực lượng lao động.
Dân số già nhanh, tỷ lệ sinh giảm
Với việc tuổi thọ ngày càng tăng (trung bình là 78,2 tuổi vào năm 2021) nhờ sức khỏe nói chung của người dân được cải thiện cùng với yếu tố tỷ lệ sinh thấp (1,09 vào năm 2022), dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng. Để so sánh, Mỹ có tuổi thọ trung bình là 76,4 tuổi (2021) và tỷ lệ sinh là 1,66 (2021).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại, đặc biệt là trong những tháng gần đây do nước này phải vật lộn để lấy lại vị thế sau nhiều năm kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh. Có những mối lo ngại rằng người dân nước này đang già trước khi giàu.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc là quốc gia có thu nhập trung bình cao, nơi có số lượng đáng kể dân số dễ bị nghèo đói. Với dân số già đi nhanh chóng, chính phủ Trung Quốc nhận thấy quỹ lương hưu không đủ chi trả, còn hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc cho số lượng người cao tuổi ngày càng tăng.
Để kiểm soát dân số đang bùng nổ vào cuối những năm 1970, chính sách một con đã được đưa ra, nhằm ngăn cản các cặp vợ chồng sinh nhiều con. Chính sách này đã bị dỡ bỏ vào năm 2016 nhằm vực dậy tỷ lệ sinh ở Trung Quốc, song có vẻ như đã quá muộn màng. Hầu hết thanh niên Trung Quốc có trình độ học vấn cao không còn muốn sinh con như các thế hệ trước.
Khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển và phụ nữ Trung Quốc được giáo dục nhiều hơn và có nhiều cơ hội việc làm hơn, họ quyết định sinh ít con hơn. Ngày càng có nhiều cặp vợ chồng có thu nhập cao nhưng không có con.
Giám đốc dịch vụ khách hàng Michelle Zhuo, 48 tuổi, cho biết cô và chồng đã sớm quyết định không sinh con vì cảm thấy việc làm cha mẹ sẽ cản trở sự nghiệp, đặc biệt là sau khi chứng kiến nhiều đồng nghiệp bị dằn vặt vì phải làm việc muộn và không thể về với con.
"Ban đầu là vậy, sau đó thời gian trôi qua, chúng tôi nhận ra mình thoải mái hơn, ngày nghỉ không bị bó buộc theo lịch học, nên có thể đi du lịch vào mùa thấp điểm, tự do làm bất cứ điều gì mình muốn", cô Zhou nói.
Cặp đôi này có một nhóm bạn trạc tuổi họ, và giống như họ, đều không có con. Và xu hướng này đang gia tăng, với việc những người trẻ mệt mỏi vì phải đua tranh trong cuộc sống. Nhiều người chọn lối sống "nằm phẳng", vỡ mộng về tương lai, tự coi mình là "thế hệ cuối cùng".
Năm 1980, năm đầu tiên sau khi chính sách một con có hiệu lực, đã có 17,76 triệu trẻ sơ sinh chào đời. Con số này đạt đỉnh điểm là 25 triệu vào năm 1987 rồi bắt đầu giảm xuống. Vào thời điểm Trung Quốc đăng cai Thế vận hội Mùa hè năm 2008, khoảng 16 triệu trẻ sơ sinh đã được sinh ra.
Năm 2022, dân số Trung Quốc lần đầu tiên giảm xuống sau nhiều thập kỷ - chỉ có 9,56 triệu trẻ sơ sinh. Các nhà quan sát chính sách phải gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng đất nước này đang già đi nhanh hơn so với dự báo gần một thập kỷ. Trong khi đó, các nhà nhân khẩu học dự đoán Trung Quốc sẽ bước vào thời kỳ già hóa "tăng trưởng cao" vào năm 2030.
Đến năm 2050, ước tính Trung Quốc có khoảng 400 triệu người trên 65 tuổi. Ảnh: Reuters
Vấn đề tuổi hưu
Giám đốc Viện Lão khoa thuộc Đại học Nhân dân Du Peng tin rằng thập kỷ tiếp theo sẽ rất quan trọng để thiết lập chính sách cho những năm tới khi dân số già đi nhanh chưa từng thấy.
Ông Du Peng nói với hãng truyền thông trực tuyến Tencent Finance rằng vào năm 2020, lương hưu đã vượt qua nguồn hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình để trở thành nguồn thu nhập chính của người cao tuổi. Và theo ông, đó là dấu hiệu tốt.
Ông nói: "Việc người già sống bằng lương hưu của chính họ có ý nghĩa rất lớn. Có nghĩa là người cao tuổi có khả năng chi trả tốt hơn, chất lượng cuộc sống ổn định hơn. Người cao tuổi có thể tự quyết định những gì mình cần một cách độc lập hơn, thay vì trông cậy vào con cái đóng góp tiền bạc như trước đây".
Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2019 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, quỹ hưu trí chính của nước này có thể cạn kiệt vào năm 2035 do lực lượng lao động giảm.
Để giải quyết vấn đề này và những thách thức kinh tế khác của dân số già như tăng trưởng năng suất thấp hơn, một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc cần tăng tuổi nghỉ hưu.
Trong nhiều năm, Trung Quốc đã cố gắng tăng tuổi nghỉ hưu nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt.
Tiến sĩ Zhao Litao, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, chuyên gia về chính sách xã hội và dân số, cho biết sự phản kháng đến từ những người lao động thu nhập thấp vì họ không muốn trì hoãn thời hạn nhận lương hưu.
Tiến sĩ Zhao cũng lưu ý rằng các chính sách phát triển xã hội của Trung Quốc luôn tụt hậu so với các chính sách điều hành phát triển kinh tế. Ông nói: "Để có thể đối phó với tình trạng dân số già đi nhanh chóng, trước tiên cần đảm bảo rằng nền kinh tế đang hoạt động tốt để có vốn cho các chính sách xã hội nhắm vào mục tiêu già hóa dân số".
Một câu lạc bộ khiêu vũ của người về hưu. Ảnh: AFP
Chất lượng cuộc sống
Tuy nhiên, xã hội Trung Quốc đang thay đổi cách nhìn về vấn đề lão hóa và chăm sóc người cao tuổi. Ngày càng nhiều người cao tuổi lựa chọn sống độc lập những năm tháng cuối đời.
Những người về hưu giờ đây được khuyến khích theo đuổi cuộc sống đầy đủ hơn là chỉ ở nhà trông cháu. Trên khắp các mạng xã hội, ngày càng có nhiều trang web và tài khoản về những hoạt động tích cực cho người cao tuổi, thúc đẩy các sự kiện cộng dồng, ngày lễ và thậm chí cả những bữa ăn ngon nhắm đến những người trên 60 tuổi.
Trong báo cáo về ngành dịch vụ cho người già cuối tháng 8, Trung tâm Nghiên cứu Lão hóa Trung Quốc (CRCA) lưu ý rằng tiềm năng chi tiêu của người tiêu dùng vẫn còn rất lớn. Người ta dự đoán rằng từ năm 2036, khi những người ở độ tuổi 40 và 50 bắt đầu già đi, sẽ có một nhóm người cao tuổi am hiểu công nghệ hơn, sẵn sàng đón nhận tích cực quá trình lão hóa và học tập suốt đời.
Người đứng đầu CRCA Wang Lili cho biết, có khả năng sẽ có hai giai đoạn trong quá trình già hóa dân số ở Trung Quốc, khi người cao tuổi chuyển từ trạng thái "sinh tồn" đơn thuần sang "cải thiện" lối sống.
Nhu cầu của họ hiện nay bao gồm các dịch vụ điều dưỡng cơ bản và chăm sóc ngắn hạn, hạn cũng như điều dưỡng phục hồi chức năng. Thế nhưng, điều này có thể thay đổi trong thập kỷ tới khi "dân số tóc bạc" trở nên có trình độ học vấn và thông tin tốt hơn. Bà Wang cho biết, một số người thậm chí có thể muốn tiếp tục làm việc, miễn là họ cảm thấy tinh thần minh mẫn.
Đức: Tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho các nhóm nguy cơ cao Ngày 18/9, Đức đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine mùa Thu nhằm ngăn ngừa lây lan virus SARS-CoV-2, sử dụng một mũi duy nhất vaccine tăng cường ngừa COVID-19 đã nâng cấp đối với người già và những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Magdeburg, Đức. Ảnh tư liệu:...