Bước tiến nguy hiểm và sự đáp trả cứng rắn

Theo dõi VGT trên

Ngày 4/4, sau gần một năm chờ đợi, cuối cùng, lá quốc kỳ Phần Lan cũng đã được kéo lên bên ngoài trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) tại thủ đô Brussels (Bỉ), đ.ánh dấu việc quốc gia Bắc Âu ấy chính thức trở thành thành viên thứ 31 của tổ chức này.

Nhìn từ phía NATO, như Tổng Thư ký Jens Stoltenberg khẳng định: Đây là một bước thắt chặt an ninh cho chính quốc gia này, đồng thời giúp khối liên minh quân sự đó củng cố sức mạnh. Song, từ những phần còn lại của thế giới, không hẳn bước phát triển vừa được thực thi đã là một tín hiệu đáng mừng.

1. Phần Lan cùng người hàng xóm Thụy Điển mới chỉ nộp đơn xin gia nhập NATO hồi tháng 6/2022, tại hội nghị thượng đỉnh của tổ chức liên minh quân sự này. Ở cuộc họp đó, giữa những diễn biến bão táp trên bản đồ địa chính trị thế giới liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành tại miền Đông Ukraine, NATO đã đưa ra một số định hướng quan trọng, đặc biệt là khái niệm “Chiến lược mới”.

Theo đó, khái niệm này của NATO xác định các mối đe dọa và thách thức chính cho an ninh khu vực, nhằm vạch ra đường hướng giải quyết thách thức. Đây được xem là dấu mốc đ.ánh dấu sự chuyển đổi để thích ứng với bối cảnh địa chính trị mới, với sự gia tăng lực lượng ở trạng thái sẵn sàng cao (lên mức hơn 300.000 quân). Và Phần Lan, cũng như Thụy Điển, vì những nguyên nhân gắn liền mật thiết với lợi ích cốt lõi của mình, đã “đảo chiều chính sách không liên kết quân sự kéo dài nhiều thập kỷ” – như cách nhìn nhận của giới phân tích quốc tế.

Bước tiến nguy hiểm và sự đáp trả cứng rắn - Hình 1
Quốc kỳ Phần Lan tại trụ sở NATO.

Tiến trình kết nạp Phần Lan, có lẽ vì thế, đã đạt được một tốc độ nhanh chóng đáng kinh ngạc, đặc biệt là khi nhìn lại bối cảnh họ đã vấp phải những rào cản không dễ vượt qua, với sự trì hoãn của một số nước thành viên NATO như Hungary hay Thổ Nhĩ Kỳ (quốc gia đến hiện tại vẫn chưa chấp thuận thông qua lá đơn xin gia nhập từ Thụy Điển).

Theo quy định của NATO, bất cứ thành viên mới nào, để được kết nạp chính thức, cũng phải nhận được sự đồng ý từ toàn bộ các quốc gia thành viên cũ. Bởi vậy, nếu các “chướng ngại vật” từng chắn trước con đường gia nhập NATO của Phần Lan (cũng như Thụy Điển) hé lộ các bất đồng hay nguy cơ chia rẽ trong nội bộ khối, thì cách mà Phần Lan “cán đích” lại cho thấy rằng tổ chức quân sự này cuối cùng cũng tìm được cách đạt được đồng thuận, với những động lực từ lợi ích chung vượt trên các vấn đề tồn tại riêng.

Cụ thể, từ đầu tháng 3/2023, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã xác nhận sẽ ủng hộ Phần Lan gia nhập NATO, sau khi nhận thấy quốc gia Bắc Âu đã có nhiều bước tiến thực chất trong cam kết an ninh với Ankara, trong đó có giải quyết mối lo về các nhóm ly khai lưu vong và bỏ lệnh cấm xuất khẩu quốc phòng. Để rồi, ngày 1/4, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin Tổng thống Erdogan đã xác nhận quyết định của quốc hội nước này phê chuẩn Phần Lan gia nhập NATO. Tuy vậy, Thổ Nhĩ Kỳ (và cả Hungary) chưa sẵn sàng thực hiện điều tương tự với Thụy Điển.

Ở đây, cũng cần làm rõ: Từ trước khi chính thức đệ đơn xin gia nhập NATO, Phần Lan đã là đối tác gần gũi, chia sẻ các giá trị của NATO. Phần Lan có quân đội hiện đại, với các thiết bị tương thích với các hệ thống của NATO. Đầu năm 2022, quốc gia Bắc Âu này đã hoàn tất việc mua 64 máy bay chiến đấu F_35 từ Công ty Lockheed Martin của Mỹ. Và, quan trọng nhất, Phần Lan cũng đáp ứng mục tiêu của NATO về chi tiêu quân sự tương đương 2% GDP hằng năm – điều mà không phải quốc gia thành viên hiện tại nào cũng đáp ứng đủ điều kiện (hoặc sẵn sàng đáp ứng).

Video đang HOT

2. NATO nói riêng cũng như giới chức lãnh đạo phương Tây nói chung coi việc Phần Lan chính thức được kết nạp là một thành công rực rỡ.

Đơn cử, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken nhấn mạnh: “Với việc nhận được văn kiện gia nhập này, giờ đây chúng tôi có thể tuyên bố rằng Phần Lan đã chính thức trở thành thành viên thứ 31 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Đây là một ngày lịch sử!” (ngày 4/4, theo hãng tin AFP). Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, bên cạnh kỳ vọng rằng Helsinki sẽ đưa “ngành công nghiệp quốc phòng tiên tiến” và “khả năng vượt trội” đến với liên minh, cũng đ.ánh giá: “Đây sẽ là cột mốc tốt đẹp với an ninh của Phần Lan, khu vực Bắc Âu và toàn bộ khối”.

Bước tiến nguy hiểm và sự đáp trả cứng rắn - Hình 2
Hành trình “Đông tiến” của NATO.

Về phần mình, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto xác nhận: “Kỷ nguyên không liên kết quân sự trong lịch sử của chúng tôi đã kết thúc. Một kỷ nguyên mới bắt đầu”. Nói một cách ngắn gọn, các vận động địa chính trị dữ dội quanh chiến sự miền Đông Ukraine đã mở ra cho NATO “cơ hội vàng” để không chỉ “siết chặt lại hàng ngũ” (vốn đã từng trở nên rệu rã, đến độ đương kim Tổng thống Pháp Macron phát biểu “NATO là một tổ chức đã c.hết não” và cùng quốc gia chia sẻ nhiệm vụ lãnh đạo Liên minh châu Âu/EU với họ – Đức – xúc tiến thành lập một quân đội châu Âu riêng biệt, độc lập với NATO), mà còn có bước mở rộng chưa từng có trong lịch sử về phía khu vực Bắc Âu. Mặc dù vậy, theo cả hãng tin Reuters của phương Tây lẫn hãng tin TASS của Nga, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng vẫn kìm giữ sự phấn khích ở lại sau những “lằn ranh đỏ”.

Đề cập tới việc triển khai binh sĩ đến nước thành viên mới nhất của khối, ông nhấn mạnh: “Sẽ không có binh sĩ NATO ở Phần Lan, nếu Helsinki không đồng ý. Quyết định đó thuộc về họ”, cho dù vẫn cam kết: Phần Lan sẽ được nhận sự bảo đảm an ninh chắc chắn từ Điều 5 của Hiệp ước, theo đó quy định về an ninh tập thể của tất cả các nước thành viên NATO trước bất cứ cuộc tấn công quân sự nào. Nghĩa là, cả NATO sẽ giáng trả bất cứ cuộc tiến công quân sự nào thực hiện nhắm vào Phần Lan.

3.Đây là sự phát triển mang tính đột phá của NATO về phía Bắc Âu và cũng là bước tiến tiếp theo của “liên minh phòng thủ quân sự” (theo cách họ tự gọi chính mình) này, trên một hành trình “Đông tiến” không mệt mỏi, kể từ ngày Chiến tranh Lạnh khép lại. Theo Tổng Thư ký Jens Stoltenberg, NATO đang bước vào kỷ nguyên mới của cạnh tranh chiến lược với những thách thức hoàn toàn mới. Ngoài việc giữ nguyên mục tiêu chống k.hủng b.ố, NATO cũng đang tiến hành thực thi một chiến lược phòng thủ và răn đe mới, bao gồm cả các mối đe dọa hỗn hợp và không gian mạng.

Người đứng đầu NATO đ.ánh giá: Việc kết nạp thêm thành viên giúp NATO an toàn hơn, mạnh mẽ hơn và khu vực châu Âu_Đại Tây Dương ổn định hơn. Vấn đề là, từ lập trường của nước Nga, câu chuyện không đơn giản như vậy. Vẫn luôn kiên định và chưa từng thay đổi, quan điểm chính thống của Moscow cho rằng việc NATO mở rộng là sự uy h.iếp đối với an ninh quốc gia của Nga. Lần lượt, đã có thêm 14 thành viên mới được NATO kết nạp kể từ ngày Liên bang Xôviết tan rã, ở phía Đông của Bức tường Berlin, bao gồm: Năm 1999: Ba Lan, Czech, Hungary; năm 2004: Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Romania, Slovakia, Slovenia; năm 2009: Croatia, Albania; năm 2017: Montenegro và năm 2020: Bắc Macedonia. Không gian ảnh hưởng truyền thống hậu Xôviết của nước Nga – quốc gia kế thừa Liên Xô, rõ ràng là càng lúc càng bị thu hẹp. Nói cách khác, NATO có thể cảm thấy an toàn hơn nhưng Moscow rõ ràng không có cùng cảm nhận.

Suốt từ năm 2008 (với cuộc đụng độ quân sự ở Georgia), qua năm 2014 (với các biến động chính trị tại Ukraine cùng các diễn biến tiếp nối) đến chiến dịch quân sự đặc biệt khởi đầu tháng 2/2022, từ cách tiếp cận vấn đề của mình, Điện Kremlin đã ra những quyết định cứng rắn, nhằm đối chọi với cảm giác bất an mà họ chứng kiến mỗi khi nhìn vào bản đồ thế giới.

Không có gì đáng ngạc nhiên, ngay trong ngày 4/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko tuyên bố: Nga sẽ tăng cường lực lượng ở các quân khu biên giới phía Tây và Tây Bắc. Động thái này gợi lại rằng, vào năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu từng cho biết: Nga đang thực hiện các biện pháp đối phó thích hợp và sẽ thành lập 12 đơn vị và sư đoàn ở quân khu phía Tây. Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào quá trình mở rộng NATO diễn ra như thế nào. Để rồi, cùng ngày 4/4/2023, ông Sergei Shoigu tuyên bố: Việc Phần Lan gia nhập NATO làm tăng nguy cơ xung đột lan rộng.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng cho rằng đây là hành động “xâm phạm” an ninh Nga và Moscow sẽ buộc phải thực hiện “các biện pháp đối phó” diễn biến mới nhất này, theo hãng tin RIA. Ở một số trường hợp, có thể “Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum – ngạn ngữ Latin cổ) là một lựa chọn hợp lý. Song, cũng có những trường hợp khác, khi mà mỗi bước tiến của phía này lại trở thành sự thôi thúc phía kia đáp trả tương ứng. Và, cùng tác động tương hỗ đến nhau, chúng khiến những viễn cảnh hòa bình – ổn định – phát triển chung lại chìm sâu hơn dưới những lớp sương mờ.

Điều gì xảy ra nếu Thụy Điển không sớm gia nhập NATO?

Thụy Điển đã bị "bỏ lại phía sau" khi Phần Lan gia nhập NATO vào đầu tuần này. An ninh của Bắc Âu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu tư cách thành viên của Thụy Điển vẫn bị chặn?

Điều gì xảy ra nếu Thụy Điển không sớm gia nhập NATO? - Hình 1
Các binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận ở Thụy Điển. Ảnh: AP

Theo tờ The Local (Thụy Điển) ngày 7/4, Phần Lan đã trở thành thành viên thứ 31 của NATO sau khi nhận được sự phê chuẩn cuối cùng cần thiết từ Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần trước.

Phần Lan và Thụy Điển đã từ bỏ hàng chục năm không liên kết quân sự và nộp đơn xin gia nhập NATO sau cuộc xung đột Nga- Ukraine, nhấn mạnh rằng họ muốn đồng hành cùng nhau.

Nhưng Ankara và Budapest đã từ chối phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển, sau một loạt bất đồng.

Các chuyên gia cho rằng, sự chậm trễ của Thụy Điển trong việc gia nhập NATO có trở thành một vấn đề thực sự hay không sẽ phụ thuộc vào thời gian tiến trình này kéo dài trong bao lâu.

Robert Dalsj, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển (FOI), nói với AFP: "Nếu quá trình này kéo dài, nó có thể làm phức tạp kế hoạch phòng thủ của cả Thụy Điển và NATO trong khu vực".

Trong khi đó, Phó Giáo sư Jacob Westberg, chuyên nghiên cứu về chiến tranh tại Đại học Quốc phòng Thụy Điển, cũng lưu ý rằng "các quốc gia không phải là thành viên của NATO không thể tham gia đầy đủ vào kế hoạch phòng thủ của NATO" và điều đó khiến Thụy Điển "không thể hành động".

Ví dụ, khi NATO cần nhanh chóng triển khai lực lượng và trang thiết bị quân sự tới các quốc gia vùng Baltic và Phần Lan, họ vẫn phải hoạt động bên ngoài lãnh thổ Thụy Điển, chuyên gia trên cho biết.

Ông Westberg nói thêm rằng sự chậm trễ cũng có nghĩa là NATO sẽ không thể sử dụng các tài sản quân sự của Thụy Điển - chẳng hạn như hạm đội tàu ngầm ở Biển Baltic và máy bay chiến đấu Gripen của nước này.

Các nhà phân tích từ lâu đã chỉ ra tầm quan trọng về địa lý của Thụy Điển trong trường hợp xảy ra xung đột ở Bắc Âu, với đảo Gotland đôi khi được mô tả là "tàu sân bay không thể đ.ánh chìm" ở Baltic.

Về phần mình, Anna Wieslander, Giám đốc chương trình Bắc Âu tại Hội đồng Đại Tây Dương, nhận định sự bất đồng về tư cách thành viên của Thụy Điển có thể làm lộ ra những r.ạn n.ứt trong liên minh.

Ngoài ra, theo bà Wieslander, sự chia rẽ kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến cách NATO hỗ trợ Ukraine. Chuyên gia Wieslander nêu rõ: "Điều từng là sức mạnh lớn nhất của liên minh trong cuộc xung đột ở Ukraine, đó là các thành viên có thể cùng nhau hành động và duy trì sự thống nhất".

Trong một bài phát biểu vào cuối tháng 3, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cho biết nước này "an toàn hơn khi Phần Lan ở trong" NATO. "Hãy nhìn vào bản đồ! Chúng tôi được bao bọc bởi các quốc gia NATO", Thủ tướng Kristersson nói, đồng thời nhấn mạnh việc đảm bảo an ninh của Thụy Điển cũng được cung cấp bởi một số thành viên NATO, bao gồm cả Mỹ và Anh.

Tuy nhiên, Thụy Điển không được bảo đảm an ninh trong Điều 5 của NATO về phòng thủ tập thể khi không phải là quốc gia thành viên.

Các thành viên mới cần phải được tất cả các thành viên của liên minh nhất trí phê chuẩn, và Thụy Điển hiện vẫn vấp phải sự phản đối từ Ankara và Budapest.

Thụy Điển cũng đang khiến Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt tức giận khi từ chối dẫn độ hàng chục nghi phạm mà Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cáo buộc là có liên quan đến âm mưu đảo chính thất bại năm 2016 và cuộc đấu tranh giành độc lập kéo dài hàng thập kỷ của người Kurd.

Các quan chức NATO hy vọng Tổng thống Erdogan sẽ trở nên "mềm mỏng hơn" nếu ông vượt qua các cuộc bầu cử vào tháng tới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Bộ Tư pháp Mỹ không truy tố Bộ trưởng Garland tội khinh thường Quốc hội
06:37:01 16/06/2024
Armenia nêu điều kiện ở lại liên minh CSTO do Nga đứng đầu
17:16:40 16/06/2024
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine bằng thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm
06:55:20 15/06/2024
CH Séc xảy ra cháy lớn tại nhà máy sản xuất pháo hoa
04:55:36 16/06/2024
Kích thước cá voi xám Thái Bình Dương giảm dần do Trái Đất nóng lên
13:12:02 15/06/2024
G7 tái khẳng định cam kết ủng hộ lâu dài cho Ukraine
06:00:07 15/06/2024
Sóng nhiệt dữ dội tại Mỹ, nắng nóng gay gắt ở CH Cyprus và Hy Lạp
17:10:02 15/06/2024

Tin đang nóng

NÓNG: Xoài Non xác nhận chia tay Xemesis
20:41:14 16/06/2024
BigDaddy: "thầy ruột" Pháo, HIEUTHUHAI, "yêu lại" bạn gái cũ Soobin Hoàng Sơn
16:33:04 16/06/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Na Trát đọ sắc với mỹ nhân "đẹp chấn động thế gian", Quan Hiểu Đồng thần thái sau vụ mất mặt ở sự kiện
18:02:55 16/06/2024
Đang cháy lớn tại ngôi nhà 6 tầng trên phố Định Công Hạ, có người mắc kẹt
21:31:27 16/06/2024
Vụ cháy 3 người mất tại Bắc Giang: Lửa bùng từ nơi để xe điện, khí độc lan nhanh
17:33:21 16/06/2024
Nữ ca sĩ Việt t.uổi 50 viên mãn bên chồng con trong biệt thự hơn 70 tỷ đồng ở Mỹ
21:32:47 16/06/2024
Chồng nói có 1,5 tỷ làm nhà, nhưng vừa xây xong phần móng thì đã nợ đầm đìa, khi chủ nợ đến đòi, anh liền lộ âm mưu đê hèn
17:09:35 16/06/2024
Sau vụ mất hơn 170 tỷ đồng, nữ chủ tịch huyện ở Đồng Nai bị cách chức Phó Bí thư
18:09:36 16/06/2024

Tin mới nhất

Biểu tình quy mô lớn phản đối phe cựu hữu tại Pháp

20:35:24 16/06/2024
Hầu hết các cuộc tuần hành diễn ra ôn hòa, ngoại trừ một số diễn biến căng thẳng tại Rennes và Nantes ở miền Tây nước Pháp, buộc cảnh sát phải dùng hơi cay để ngăn chặn một số nhà hoạt động quá khích.

Các nước nêu quan điểm về sự hiện diện của Nga trong đàm phán hòa bình cho Ukraine

20:16:33 16/06/2024
Tổng thống Zelensky bày tỏ hy vọng hội nghị thượng đỉnh này sẽ đặt nền móng cho một giải pháp công bằng và lâu dài với Moskva. Tuy nhiên, ông không đề cập đến khả năng sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Idul Adha-dịp lễ của đức tin và sự chia sẻ trong xã hội Hồi giáo Indonesia

19:41:11 16/06/2024
Hằng năm, khoảng 2 tháng sau dịp lễ Idul Fitri, người Hồi giáo ở Indonesia lại cùng nhau đón dịp lễ lớn và quan trọng thứ 2 trong năm - Lễ Idul Adha, hay còn gọi là Lễ Hiến tế.

Nắng nóng tiếp tục thiêu đốt Thủ đô Ấn Độ

16:31:28 16/06/2024
Theo bà Selomi Garnaik - một trong những thành viên tham gia nghiên cứu của tổ chức Greenpeace Ấn Độ, những người làm việc ngoài trời phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

Israel xác nhận 8 binh sĩ bị t.hiệt m.ạng trong vụ nổ ở Rafah

16:29:10 16/06/2024
Trong một diễn biến khác, Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cùng ngày thông báo quan chức này sẽ thăm Mỹ vào cuối tháng này và thảo luận với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin về các diễn biến an ninh hiện tại.

Mỹ công bố gói viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho Ukraine

16:27:04 16/06/2024
Bà Harris cũng công bố hơn 379 triệu USD từ Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) dành cho hỗ trợ nhân đạo, giúp đỡ người tị nạn và bảo đảm cung cấp lương thực, nước uống, nơi ở, dịch vụ vệ sinh cho hàng triệu người dân...

Singapore đóng cửa các bãi biển do sự cố tràn dầu

16:22:46 16/06/2024
Dầu loang từ bến tàu Pasir Panjang, cách hòn đảo du lịch nổi tiếng Sentossa chưa đầy 10km. Vụ việc xảy ra chiều 14/6 khi một tàu nạo vét treo cờ Hà Lan đ.âm phải một tàu chở dầu treo cờ Singapore đang neo đậu.

Việt Nam tham dự lễ hội ẩm thực và văn hoá lớn nhất Praha

15:04:47 16/06/2024
Trong khi đó, các sản phẩm truyền thống như nón lá, khăn lụa cũng được nhiều khách thăm quan lựa chọn làm món quà kỷ niệm đầy ý nghĩa.

Tổng thống Putin tiết lộ số binh sĩ tham gia xung đột tại Ukraine

14:32:38 16/06/2024
Đến tháng 5, tạp chí Mỹ Financial Times đưa tin làn sóng tuyển quân hàng loạt lần hai ở Nga sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Một lần nữa, người phát ngôn Peskov bác bỏ tuyên bố.

Lễ rước quân kỳ mừng sinh nhật Vua Charles III của Anh

14:31:48 16/06/2024
Trooping the Colour năm nay là lễ diễu hành mừng sinh nhật Vua Charles III lần thứ hai kể từ khi ông lên ngôi và lần đầu tiên kể từ khi ông được chẩn đoán mắc ung thư.

Tổng thống Brazil đề xuất với G7 đ.ánh thuế giới siêu giàu

14:19:04 16/06/2024
Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, nhấn mạnh liên minh toàn cầu này sẽ là chìa khóa để chấm dứt đói nghèo, vấn đề mà hiện tại vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại.

Tác động với Nga từ các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ

14:18:22 16/06/2024
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ buộc chấm dứt giao dịch đồng USD và đồng euro trên sàn giao dịch chính của Nga, gây rối loạn thị trường tài chính và có thể thúc đẩy nước này dạng hóa sang thị trường châu Á.

Có thể bạn quan tâm

Hương Tràm ra nhạc, khán giả chê nghe chán, bảo trả lại thời Em gái mưa

Nhạc việt

23:41:21 16/06/2024
Ngày 15-6, Hương Tràm cùng lúc tung ra EP Sweet home cùng MV Chỉ mình anh đi xa. Tuy nhiên có một số khán giả nhận xét giọng của Hương Tràm không hay như trước.

Thuram: 'Tôi đẹp trai hơn Mbappe, không giống Ninja Rùa'

Sao thể thao

23:40:36 16/06/2024
Marcus Thuram gây chú ý khi có lời trêu đùa hài hước trong lúc bị nhầm lẫn bản thân với người đồng đội Kylian Mbappe.

Tông vào ô tô đậu trên vỉa hè, người đi xe máy t.ử v.ong

Tin nổi bật

23:27:10 16/06/2024
Tối 16-6, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phối hợp các cơ quan chức năng điều tra vụ tai nạn làm một người đàn ông t.ử v.ong.

Xử phạt lái xe 17 triệu đồng vì đi ngược chiều trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Pháp luật

23:23:01 16/06/2024
Tại cơ quan Công an, lái xe thừa nhận hành vi vi phạm của mình có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác.

Cách muối cà pháo giòn ngon, không bị thâm

Ẩm thực

23:01:24 16/06/2024
Nhiều bà nội trợ mong muốn làm được hũ cà muối trắng, giòn cho những bữa cơm gia đình, hãy thử tham khảo bí kíp dưới đây.

Sốc với bữa ăn "thời thượng" 4.000 năm t.uổi ở Syria

Lạ vui

22:18:10 16/06/2024
Dấu vết thực phẩm cổ đại từ một phế tích ở Syria giống đến kinh ngạc chế độ ăn đang được giới y học lẫn người dân từ khắp thế giới theo đuổi.

Vùng đất rực rỡ trong lành nhất châu Phi

Du lịch

21:55:46 16/06/2024
Năm 2022, Namaqualand lọt vào danh sách những khu vực có không khí trong lành nhất châu Phi. Thác nước Nieuwoudtville chỉ xuất hiện khi có mưa lớn.

NSƯT Anh Thái phim "Chị Dậu" qua đời ở t.uổi 86

Sao việt

21:53:51 16/06/2024
NSƯT Anh Thái - người nổi tiếng với vai anh Dậu trong phim Chị Dậu - qua đời ở t.uổi 86 vì tai nạn giao thông khi đi nhận lương hưu.

Dàn diễn viên chính của 'Móng vuốt' tung bộ ảnh tặng khán giả, 'diễn sâu' từ trong phim đến hình

Hậu trường phim

21:50:44 16/06/2024
Vừa qua, làng phim Việt mùa hè này đã có một màu sắc mới về đề tài sinh tồn, kinh dị hài mang tên Móng vuốt. Bộ phim được công chiếu đã gây ấn tượng về kỹ xảo phim được đầu tư và nội dung sinh tồn ly kỳ.

Những điều kiêng kị trong phong thủy nhà ở mà bạn cần phải biết trước khi trang trí

Trắc nghiệm

21:13:22 16/06/2024
Nếu sắp xếp không gian hợp lý sẽ giúp cuộc sống và tài lộc của gia đình tốt hơn.Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về phong thủy nhà ở, thì lời khuyên là bạn nên tham khảo ngay những điều cấm kỵ