Bước tiến mới của Trường đại học Văn Lang
Trường đại học Văn Lang vừa ký kết thỏa thuận quan trọng với các đại học lớn của Nga để phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao về xây dựng hạ tầng giao thông và nhiều lĩnh vực then chốt.
GS- TS Gennadiy V. Kustarev, Hiệu trưởng đại học MADI và TS Nguyễn Cao Trí, Phó chủ tịch HĐQT – Trường đại học Văn Lang, ký kết thỏa thuận – ẢNH: VLU
Từ ngày 5 – 8.9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có các cuộc hội đàm, hội kiến với Tổng thống Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo Liên bang Nga, trao đổi về quan hệ hai nước, với nhiều thỏa thuận đạt được trong nhiều lĩnh vực.
Trong đó, về lĩnh vực liên kết và đào tạo quốc tế, nhân dịp này, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường đại học Văn Lang với Viện Kinh tế và quản lý trực thuộc Phủ Tổng thống Nga cùng Đại học MADI (Đại học Giao thông vận tải và hạ tầng Moscow) đã được diễn ra tại khách sạn President ở thủ đô Moscow (Nga).
Tham dự buổi ký kết có ông Nguyễn Cao Trí, Phó chủ tịch HĐQT – Trường đại học Văn Lang, và đại diện Viện Kinh tế và quản lý trực thuộc Phủ Tổng thống Nga, cùng GS-TS Gennadiy V. Kustarev – Hiệu trưởng Đại học MADI. Buổi lễ còn có sự tham gia và chứng kiến của các vị bộ trưởng, quan chức ngành khoa học, giáo dục hai nước.
Theo thỏa thuận hợp tác, Viện Kinh tế và quản lý trực thuộc Phủ Tổng thống Nga và Đại học MADI sẽ hợp tác và hỗ trợ Đại học Văn Lang đào tạo cho sinh viên đại học, sau đại học từ năm 2018 – 2021 cho các ngành liên quan đến thiết kế và xây dựng, quản lý vận hành hạ tầng đường sắt, metro…
Tại VN, Đại học Văn Lang là trường đại học đi đầu trong việc xây dựng một “Quần thể giáo dục” đầy đủ và khép kín từ bậc tiểu học đến đào tạo đại học, sau đại học chất lượng cao với dự án Van Lang Riverside Education City ở TP.HCM.
Mô hình dự án Van Lang Riverside Education City tại TP.HCM – VLU
Cũng nhân dịp này, đoàn công tác của Trường đại học Văn Lang đã tham quan, nghiên cứu học hỏi và hợp tác từ các ĐH hàng đầu của Nga về các lĩnh vực hạ tầng, công nghiệp, quy trình quản lý – một trong những cái nôi của nền công nghiệp hóa hiện đại hóa toàn cầu; góp phần đưa ra những sáng kiến nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, Đại học Văn Lang, Viện Kinh tế và quản lý trực thuộc Phủ Tổng thống Nga cùng Đại học MADI sẽ hợp tác tham gia các chương trình trọng điểm. Cụ thể là việc nghiên cứu các công trình liên quan đến môi trường, công nghệ thông tin (IT) và thiết kế hạ tầng IT, đường bộ và kỹ thuật xe hơi, năng lượng, cơ khí giao thông; đặc biệt là Dự án tuyến metro 4A (từ Hiệp Phước (H.Nhà Bè, TP.HCM) đến H.Thuận An (Bình Dương), đi qua các khu vực trọng điểm giao thông TP.HCM và có một nhánh kết nối vào sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến 4,5 tỉ USD), và đường sắt nhẹ (LRT) kết nối KĐT mới Thủ Thiêm với sân bay Long Thành (Đồng Nai), dự toán 3,5 tỉ USD do liên danh Tổng công ty đường sắt Nga (RZD), Tổng công ty xây dựng metro Moskva (Mosmetrostroy) và 5 nhà đầu tư VN do Tổng Công ty Lũng Lô – Bộ Quốc phòng làm đại diện đề xuất với chính phủ VN và chính phủ Nga.
Theo ông Bùi Quang Độ – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Văn Lang, có được sự quan tâm và tạo điều kiện của Chính phủ để mở rộng các liên kết hợp tác đào tạo quốc tế, đặc biệt là với các đại học của Nga sẽ là cơ hội lớn để Trường đại học Văn Lang đào tạo ra những thế hệ sinh viên chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường lao động, cũng như xây dựng mục đích giáo dục theo định hướng ứng dụng của quốc gia, ngang tầm với các trường đại học trong khu vực về ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Cơ sở giáo dục đại học hàng đầu nước Nga
Được thành lập vào năm 1930, Đại học MADI là cơ sở giáo dục hàng đầu của Nga về đào tạo đại học và sau đại học ở nhiều lĩnh vực với 27 chuyên ngành, đặc biệt là ngành xây dựng đường giao thông, cầu và sân bay, kỹ thuật vận tải, kinh tế và quản lý trong giao thông.
Đại học MADI hiện quy tụ đội ngũ nghiên cứu giảng dạy chất lượng cao với hơn 140 giáo sư, 500 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 25 nhà hoạt động khoa học Nga, 4 viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga, 60 thành viên và đặc phái viên của Viện Hàn lâm Nga và quốc tế.
Tuyển dụng 100 tiến sĩ/thạc sĩ trên 30 ngành đào tạo
Được thành lập vào năm 1995, Trường đại học Văn Lang (VLU) liên tục xây dựng đội ngũ giảng viên chất lượng cao cũng như lực lượng quản lý cấp trưởng, phó các khoa nhằm hướng đến xây dựng môi trường học tập tương tác, chất lượng cao để cùng kiến tạo tài năng tương lai.
Video đang HOT
Hiện tại, Trường đại học Văn Lang đang tổ chức tuyển dụng 100 tiến sĩ/thạc sĩ trên 30 ngành đào tạo:
1. Kế toán
2. Kinh doanh thương mại – Marketing
3. Kinh doanh thương mại
4. Kinh doanh thương mại – Logistics
5. Kinh doanh thương mại – Thương mại quốc tế
6. Quản trị kinh doanh – Hệ thống thông tin
7. Quản trị kinh doanh
8. Tài chính ngân hàng
9. Quản trị DV du lịch và lữ hành
10. Quản trị khách sạn
11. Thiết kế công nghiệp
12. Thiết kế đồ họa
13. Thiết kế đồ họa – Truyền thông tương tác
14. Thiết kế nội thất
15. Thiết kế thời trang
16. Kiến trúc
17. Kỹ thuật công trình xây dựng
18. Kỹ thuật nhiệt
19. Công nghiệp kỹ thuật
môi trường
20. Công nghệ sinh học
21. Công nghệ thông tin
22. Kỹ thuật phần mềm
23. Luật kinh tế
24. Ngôn ngữ Anh
25. Quan hệ công chúng
26. Piano
27. Thanh nhạc
28. Văn học ứng dụng
29. Đông phương học – Hàn Quốc
30. Đông phương học – Nhật Bản
31. Điều dưỡng
32. Kỹ thuật xét nghiệm y học
33. Dược học (ngành mới)
Trường đại học Văn Lang có chương trình hỗ trợ cho các ứng viên tại miền Bắc và miền Trung muốn có cơ hội làm việc lâu dài tại TP.HCM. Hồ sơ ứng tuyển gửi về:
Văn phòng HĐQT Trường đại học Văn Lang
45 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3837 1837 – Ms Thơm / v.hdqt@vanlanguni.edu.vn
hoặc Phòng Nhân sự: 098737039 – Ms Viên / tuyendung@vanlanguni.edu.vn
Theo thanhnien.vn
Tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo Việt Nam - Liên bang Nga
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn cấp cao Việt Nam tới Liên bang Nga, ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có các cuộc gặp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Liên bang Nga Olga Vasilieva và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Đào tạo Đại học Marina Alexandrovna để thảo luận tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo giữa hai nước.
Tại các buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã có bề dày lịch sử và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhân dân Việt Nam luôn biết ơn Liên Xô trước kia và nước Nga ngày nay đã dành hết tình cảm, công sức, trí tuệ để hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Từ năm 1950 đến nay, đã có hàng chục nghìn lưu học sinh Việt Nam được học tập, nghiên cứu tại Liên bang Nga. Những lưu học sinh này khi trở về nước đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhiều người trong đó đã trở thành lãnh đạo cao cấp của Việt Nam.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giáo dục, đào tạo giữa hai nước. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Đào tạo Đại học Liên bang Nga bày tỏ vui mừng được đón tiếp Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đồng thời khẳng định sẵn lòng hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Cụ thể, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi sinh viên, học sinh giữa hai nước; tăng cường hợp tác đào tạo nghiên cứu dựa trên thế mạnh của Nga và thế mạnh của Việt Nam; thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Nga tại Việt Nam và tiếng Việt Nam tại Liên bang Nga; xây dựng trung tâm bồi dưỡng tài năng trẻ của Việt Nam trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên; phối hợp triển khai hiệu quả chương trình học bổng Hiệp định Chính phủ giữa hai bên.
Bộ GDĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục, Bộ Khoa học và Đào tạo Đại học Nga cũng nhất trí nhanh chóng thảo luận xây dựng chương trình hợp tác giai đoạn 2019-2021. Đồng thời, xem xét luân phiên tổ chức hàng năm Hội nghị Hiệu trưởng Việt Nam - Liên bang Nga để thúc đẩy các hoạt động hợp tác về giáo dục đại học giữa hai nước; xem xét khả năng lập các phân hiệu của các trường Đại học Nga tại Việt Nam và trường Đại học của Việt Nam tại Liên bang Nga.
Nhân dịp này, trước sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ GDĐT Việt Nam và lãnh đạo Bộ Khoa học và Đại học Liên bang Nga, đã có 23 văn bản hợp tác mới được ký kết giữa các trường đại học của hai nước nhằm đẩy mạnh hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên, sinh viên. Trong đó, có việc phối hợp thực hiện chương trình liên kết đào tạo ở các trình độ từ đại học đến tiến sĩ; xây dựng các trung tâm hợp tác nghiên cứu về luật; thực hiện chương trình nghiên cứu về thiết bị thăm dò đáy biển; hợp tác nghiên cứu giải pháp công nghệ về tầu điện ngầm và những lĩnh vực khác mà phía Liên bang Nga có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Cùng ngày, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tới thăm Trường Đại học Xây dựng Moscow, Trường Đại học Năng lượng Moscow và có buổi gặp gỡ với hàng chục hiệu trưởng các trường đại học ở Liên bang Nga để thảo luận về triển vọng hợp tác với các cơ sở đào tạo đại học của Việt Nam.
Tại buổi gặp, Bộ trưởng đã trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp giáo dục" của Bộ GDĐT Việt Nam cho một số giáo sư, nhà nghiên cứu của trường Đại học Nghiên cứu Quốc gia Nga (MEI) đã có nhiều đóng góp trong việc đào tạo các lưu học sinh Việt Nam.
Từ 1950 đến năm 1991, Liên Xô đã tiếp nhận và đào tạo gần 50.000 công dân Việt Nam, trong đó đa số là ở trình độ đại học, khoảng 3000 phó tiến sĩ và hàng trăm tiến sĩ khoa học.
Năm 2005, sau khi hai nước ký kết Hiệp định hợp tác về giáo dục và đào tạo, Liên bang Nga đã tăng cường tiếp nhận công dân Việt Nam sang học tập. Số lượng học bổng mà Liên bang Nga cấp cho Việt Nam liên tục tăng và hiện nay là gần 1000 suất/năm. Tổng số lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Liên bang Nga hiện nay là khoảng 6000 người, trong đó học tập diện Hiệp định Chính phủ là khoảng 3500 người. Hàng năm, Việt Nam cũng tiếp nhận khoảng 20 đến 30 lưu học sinh Liên bang Nga sang học tập theo diện Hiệp định.
Theo giaoducthoidai.vn
TPHCM: Tuyệt đối không giao cho giáo viên thu - chi các khoản tiền Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các đơn vị trường học phải thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản một cách chi tiết, cụ thể đến từng phụ huynh học sinh và tuyệt đối không giao cho giáo viên trực tiếp thu - chi các khoản tiền. Ngày 22/8, Sở GD-ĐT TPHCM vừa có hướng dẫn thu, sử dụng học phí và...