Bước tiến mới của kỹ thuật thụ tinh nhân tạo
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là quá trình cho trứng và tinh trùng thụ tinh bên ngoài tử cung của người phụ nữ. Trứng thụ tinh (phôi) được đặt trong tử cung của người phụ nữ khoảng 2-3 ngày sau đó. Mang thai thành công có thể được xác nhận khoảng 2 tuần sau đó.
Owen Harper, 9 tháng tuổi.
Tác dụng phụ có thể gặp nếu thụ tinh nhân tạo
Thụ tinh nhân tạo mang đến hi vọng thụ thai cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt đối với người phụ nữ.
Thụ tinh nhân tạo có tỷ lệ đa thai đến 20%, thai ngoài tử cung khoảng 2-8%, và tỷ lệ sẩy thai tự nhiên là 20-30%.
Dữ liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy 60% các bé ra đời bằng thụ tinh ống nghiệm bị sinh non. Điều đó làm tăng nguy cơ bị tử vong trong những ngày đầu và các loại bệnh lý khác (chẳng hạn như chậm phát triển tinh thần, khiếm khuyết ở mắt, tai, học kém…). Những phụ nữ mang song thai, đa thai cũng có nguy cơ bị tai biến thai kỳ cao hơn nhiều.
Hiện nay, phụ nữ thụ tinh nhân tạo thường được tiêm hormone ganadotropin (loại hormone do tuyến yên tổng hợp và phóng thích có tác động trên tinh hoàn và noãn) để kích thích rụng trứng. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến hội chứng siêu kích thích buồng trứng (OHSS). OHSS khiến buồng trứng nở gấp vài lần so với kích thước thông thường và khiến 1/3 số phụ nữ làm IVF bị nôn nao và nôn. Khoảng 5% số người bị OHSS có thể bị suy thận.
Hàng ngàn phụ nữ có thể tránh khỏi các biến chứng đe dọa đến tính mạng nhờ kỹ thuật IVF (thụ tinh nhân tạo) mới.
Owen Harper 9 tháng tuổi là một trong những em bé đầu tiên sinh ra nhờ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (IVF) mới an toàn hơn do Trường ĐH Hoàng gia ở London tiến hành. Kỹ thuật IVF mới có thể giúp hàng ngàn phụ nữ tránh khỏi các biến chứng đe dọa đến tính mạng.
Hiện giờ, trường ĐH Hoàng gia ở London đã tìm ra hormone kisspeptin cũng kích thích rụng trứng nhưng không để lại tác dụng phụ. Kể từ khi thử nghiệm vào tháng 1/2013, 12 em bé đã ra đời trong đó có Owen Harper.
Theo Phương Vũ
Gia đình Online
Nhận biết sớm mang thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là biến chứng bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể làm mẹ mất con.
Video đang HOT
Trong những ngày đầu của một thai kỳ khỏe mạnh, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng và phát triển ở tử cung. Nhưng với trường hợp thai ngoài tử cung, trứng sẽ không về được tử cung mà lớn lên ở nơi khác, đa phần là ống dẫn trứng. Nếu thai ngoài tử cung phát hiện muộn có thể đe dọa đến tính mạng của người mẹ. Vì vậy, điều quan trọng nhất chính là nhận biết dấu hiệu của thai ngoài tử cung để có hướng điều trị sớm nhất.
Những thông tin bổ ích dưới đây sẽ giúp mẹ bầu biết khi nào mình cần lo lắng về tình trạng thai ngoài tử cung này:
Triệu chứng của thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung cũng có những dấu hiệu như mang thai bình thường
- Cũng có biểu hiện như mang thai bình thường: Một số phụ nữ không hề biết mình đang gặp phải vấn đề gì cho đến khi họ được đưa đến bệnh viện để cấp cứu trong tình trạng khẩn cấp. Điều đó khiến nhiều người vô cùng hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, bạn nên biết, thai ngoài tử cung cũng mang đầy đủ các triệu chứng giống khi bạn mang thai bao gồm: mất kinh, căng ngực, ốm nghén... Nghĩa là chị em cần lắng nghe cơ thể để có ý thức thăm khám ngay khi thai kỳ bắt đầu, điều này sẽ giúp phát hiện thai ngoài tử cung sớm hơn.
- Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu nghiêm trọng: Khi bạn phát hiện mình có thai, đi kèm với cơn đau vùng vụng hoặc vùng xương chậu, bạn có thể bị thai ngoài tử cung. Nếu cơn đau kéo dài và ngày một nặng hơn, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
- Đau lưng trầm trọng: Bạn có thể bị đau lưng vì nhiều lý do nhưng mỗi nguyên nhân sẽ dẫn đến cơn đau khác nhau. Nếu bạn bị thai ngoài tử cung, cơn đau lưng của bạn sẽ diễn ra mạnh ở vùng lưng dưới.
Thai ngoài tử cung mang đến cơn đau lưng dưới trâm trọng
- Chảy máu âm đạo: Đây là triệu chứng thường gặp khi bị thai ngoài âm đạo, tuy nhiên, nó lại dễ bị nhầm lẫn. Với những người không biết mình mang thai, họ có thể nghĩ rằng chu kỳ kinh nguyệt của họ đã bắt đầu. Còn một số người lại nghĩ rằng đó có thể là dấu hiệu sẩy thai sớm nếu họ biết việc mình mang thai.
- Dấu hiệu cho thấy thai ngoài tử cung bị vỡ:
Chóng mặt và ngất xỉu
Đau bụng và căng tức vùng trực tràng
Huyết ấp giảm mạnh
Vùng vai gáy bị co rút
Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu trầm trọng.
Khi thai ngoài tử cung bị vỡ bạn có thể bị đau bụng đến mức ngấy xỉu
Với những dấu hiệu này bạn cần được bác sỹ thăm khám, chuẩn đoán và phẫu thuật càng sớm càng tốt, nếu để lâu có thể ảnh hưởng tới tính mạnh do mất máu hoặc nhiễm trùng.
Những ai có nguy cơ bị thai ngoài tử cung
- Nếu bạn đã từng được điều trị thai ngoài tử cung, bạn có nguy cơ cao bị lại trong các lần mang thai sau.
- Viêm nhiễm phụ khoa và bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm vùng chậu, viêm màng dạ con và các về đề liên quan đến ống dẫn trứng đều tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung.
- Những người đã từng điều tri, phẫu thuật liên quan đến cơ quan sinh sản, bao gồm cả thắt ống dẫn trứng, mở ống dẫn trứng và bất kỳ phẫu thuật vùng xương chậu đều có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.
Đặt vòng có thể khiến bạn bị thai ngoài tử cung vì thế chị em nên tránh thai bằng thuốc hoặc bao cao su
- Những người đã sử dụng ma túy hoặc từng làm thụ tinh ống nghiệm cũng có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.
- Phụ nữ sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai sẽ có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung nếu phương pháp này vô tình mất tác dụng và bạn mang thai. Chính vì vậy bạn nên chọn thuốc tránh thai hằng ngày hoặc bao cao su để tránh thai là an toàn hơn cả.
- Chị em trên 35 tuổi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung.
Chuẩn đoán và điều trị thai ngoài tử cung
- Đến bệnh viện ngay lập tức: Khi có những dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng bị thai ngoài tử cung, chị em nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Bạn nên đến bệnh viện sớm để được bác sỹ thăm khám và theo dõi
- Xác nhận việc mang thai: Các bác sỹ sẽ xác nhận lại việc bạn mang thai bằng cách dùng que thử thai.
- Khám phụ khoa: Nếu kết quả que thử cho thấy bạn mang thai, bác sỹ sẽ bắt đầu khám phụ khoa. Đồng thời, họ cũng sẽ khiểm tra xem bạn đau khu vực nào bằng cách ấn nhẹ vào bụng.
- Siêu âm ổ bụng và âm đạo: Nếu bác sỹ nghi ngờ bạn bị thai ngoài tử cung, bước tiếp theo bạn sẽ được siêu âm ổ bụng và siêu âm âm đọa bằng đầu dò. Bác sĩ sẽ đưa đầu dò đã bọc một chiếc bao cao su vào trong âm đạo của bạn để thực hiện siêu âm và tìm kiếm bằng chứng về thai ngoài tử cung. Thỉnh thoảng siêu âm cũng không cho ra kết quả vì cái thai còn quá nhỏ. Tuy nhiên, nếu cơn đau chưa quá trầm trọng, các bác sỹ sẽ cho bạn nằm viện và tiếp tục lặp lại việc siêu âm vào một ngày sau đó cho đến khi có kết quả.
- Với thai ngoài tử cung phát hiện muộn và đã bị vỡ, người bệnh đang chảy máu ồ ạt, bác sỹ sẽ bỏ qua các bước kiểm tra sơ bộ như trên và chuẩn đoán, điều trị phẫu thuật ngay lập tức.
Nếu thai ngoài tử cung đã bị vỡ, bác sỹ sẽ làm phẫu thuật cắt ống dẫn trứng có thai để bảo toàn tính mạng cho người mẹ
- Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sỹ sẽ phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng có thai ngoài tử cung. Điều này là việc không thể tránh khỏi để bảo tồn tính mạng cho bạn. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm, nhiều phụ nữ vẫn có thể mang thai trở lại sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ một bên ống dẫn trứng.
Theo Khampha
Điều trị hiếm muộn: Tốn bao nhiêu tiền? "Em cứ tưởng chữa hiếm muộn phải tốn mấy trăm triệu nên không dám đi chữa", đó là chia sẻ của rất nhiều người khi đến khám bệnh hiếm muộn. Và hậu quả là tỉ lệ thành công của họ rất thấp. Nguyên nhân do người bệnh đến khám đã muộn. Trên thực tế, một ca thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm...