Buộc thôi việc Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường
Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc với ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, do đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác.
Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký các quyết định của Thủ tướng thi hành kỷ luật đối với ông Cao Minh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế và ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế.
Cụ thể, tại Quyết định 151, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế đối với ông Cao Minh Quang. Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế được xác định đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác và đã bị Ban Bí thư thi hành kỷ luật về Đảng.
Tại Quyết định 152, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế. Ông Cường đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác và bị Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.
Ông Trương Quốc Cường bị buộc thôi việc. Ảnh: Chí Hùng.
Trước đó, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư xác định ông Cao Minh Quang khi giữ các chức vụ Đảng ủy viên, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế đã vi phạm các nguyên tắc của Đảng, quy chế làm việc của Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, Quy định những điều đảng viên không được làm. Cán bộ này cũng thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lưu hành thuốc giả nguồn gốc, xuất xứ, để nhiều cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Hậu quả của sai phạm này khiến thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước và xã hội, ảnh hưởng đến chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, gây bức xúc trong xã hội, làm giảm uy tín của tổ chức đảng, ngành y tế và cá nhân cán bộ. Trên cơ sở xác định sai phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Cao Minh Quang.
Ông Trương Quốc Cường với cương vị Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế và Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý dược các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020, Cục trưởng Cục Quản lý dược (từ ngày 01/8/2007 đến ngày 20/11/2016), phải cùng chịu trách nhiệm về vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021. Ông Cường đã vi phạm các nguyên tắc, quy chế, quy định của Đảng, vi phạm những điều đảng viên không được làm.
Video đang HOT
Ngoài ra, lãnh đạo Bộ Y tế còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm pháp luật trong cấp phép cho thuốc giả nguồn gốc, xuất xứ lưu hành, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước.
Sai phạm của ông Cường cũng để nhiều cán bộ và cá nhân ông bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự. Vì thế, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trương Quốc Cường.
Vụ VN Pharma: Làm rõ trách nhiệm nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang
Tại cáo trạng truy tố các bị can trong vụ án buôn bán thuốc giả nhãn mác Health 2000 Canada, VKSND Tối cao yêu cầu tiếp tục làm rõ để xem xét xử lý ông Cao Minh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế.
Ông Cao Minh Quang có dấu hiệu phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"
VKSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường và 13 bị can trong vụ án "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại TPHCM, các tỉnh, thành phố khác và Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế."
Theo cáo trạng, đối với ông Cao Minh Quang (SN 1956), nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng xét duyệt thuốc đã có các sai phạm như sau: Là người quyết định cuối cùng việc cấp số đăng ký đối với 7 thuốc giả nhãn mác Health 2000 Canada; Ký ban hành Công văn số 2970 có nội dung trái quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự.
Ông Cao Minh Quang thừa nhận có trách nhiệm là người đứng đầu, chịu trách nhiệm cao nhất trong việc cấp số đăng ký thuốc nhưng để xảy ra sai phạm trong lĩnh vực mình quản lý.
Ông Cao Minh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế. (Ảnh: Nam Sơn).
Ngoài ra, ông Quang còn thừa nhận ký ban hành Công văn 2970 có nội dung: Các giấy tờ pháp lý (FSC, GMP, CPP) trong hồ sơ thuốc không bắt buộc phải hợp pháp hóa lãnh sự là trái qui định của pháp luật. Hành vi của ông Cao Minh Quang có dấu hiệu của tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
"Do thời gian điều tra đã hết nên trách nhiệm của ông Cao Minh Quang cần tiếp tục làm rõ để xem xét xử lý theo qui định của pháp luật", cáo trạng viết.
Nâng khống giá mua thuốc
Về diễn biến vụ án, cáo trạng cho biết, lợi dụng những sơ hở trong quản lý dược và hải quan, trong các năm 2008-2010, Nguyễn Lê Xuân Sang (là người Việt Nam định cư tại Canada và có quốc tịch Canada) đã bàn bạc, thống nhất với Nguyễn Minh Hùng và ông Lê Văn Sơn lập hồ sơ các thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada để Công ty Cudupha, Công ty Vimedimex đứng tên xin cấp số đăng ký. Thực tế, các hồ sơ thuốc đều là giả, nhưng do một số cán bộ của Cục Quản lý Dược thiếu trách nhiệm hoặc có động cơ cá nhân nên đã làm trái công vụ trong quá trình thẩm định, xét duyệt, nên 7 loại thuốc Extrafovir, Kaderox-250, Kafotax-1000, MGP Axinex-1000, MGP Mosinase, H2K Levofloxacin và H2K Ciprofloxacin mang nhãn mác Health 2000 Canada đã được cấp số đăng ký.
Sau khi các thuốc trên được cấp số đăng ký, Nguyễn Minh Hùng đã cấu kết với Nguyễn Lê Xuân Khang, Võ Mạnh Cường cùng các nhân viên Công ty VN Pharma, Công ty TNHH Thương mại hàng hải Quốc tế H&C và một số đối tượng khác thực hiện các thủ đoạn để buôn bán, nhập khẩu, thông quan một lượng lớn thuốc giả nguồn gốc, xuất xứ vào Việt Nam để tiêu thụ trong nước, gây thiệt hại về kinh tế và sức khỏe cho người bệnh.
Cụ thể, từ ngày 4/11/2012 đến ngày 19/6/2014, Nguyễn Mạnh Hùng đã câu kết với Võ Mạnh Cường chỉ đạo nhân viên dưới quyền là Nguyễn Trí Nhật, Phan Cẩm Loan, Ngô Anh Quốc, Lê Thị Vũ Phương, Nguyễn Thị Quyết, Phạm Quỳnh Trang và Phạm Anh Kiệt làm giả các hợp đồng và phụ lục hợp đồng mua bán, nâng khống giá thuốc, làm giả chứng từ thay đổi nguồn gốc xuất xứ thuốc, hợp thức chứng từ thanh toán để thông quan, nhập khẩu các thuốc trên, với tổng số lượng hơn 838.000 hộp, trị giá hơn 1,2 triệu USD, quy đổi là hơn 25 tỷ đồng, được nâng khống thêm giá mua hơn 1,3 triệu USD, quy đổi là hơn 28 tỷ đồng, tổng cộng hơn 2,5 triệu USD, quy đổi là hơn 54 tỷ đồng.
Số thuốc giả nêu trên đã được Công VN Pharma bán cho các doanh nghiệp, bệnh viện, nhà thuốc tổng cộng hơn 623.000 hộp, thu lợi bất chính số tiền hơn 31 tỷ đồng. Do vậy, số tiền các bị can phải chịu trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:
Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường, Nguyễn Trí Nhật, Ngô Anh Quốc, Phan Cẩm Loan và Lê Thị Vũ Phương phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến 15 hợp đồng mua bán, tiêu thụ thuốc với tổng trị giá hơn 54 tỷ đồng (trong đó, tiền mua thuốc là hơn 25 tỷ đồng, tiền nâng khống giá mua thuốc là hơn 28 tỷ đồng);
Phạm Quỳnh Trang phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến 13 hợp đồng mua bán, tiêu thụ thuốc với tổng giá trị là hơn 47 tỷ đồng (trong đó, tiền mua thuốc là hơn 22 tỷ đồng, tiền nâng khống giá mua thuốc là hơn 28 tỷ đồng);
Nguyễn Thị Quyết phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến 12 hợp đồng, phụ lục hợp đồng mua bán, tiêu thụ thuốc với tổng giá trị là hơn 42 tỷ đồng (trong đó, tiền mua thuốc là hơn 20 tỷ đồng, tiền nâng khống giá mua thuốc là hơn 22 tỷ đồng);
Phạm Anh Kiệt phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến 4 hợp đồng, phụ lục hợp đồng mua bán, tiêu thụ thuốc với tổng giá trị là hơn 15 tỷ đồng (trong đó, tiền mua thuốc là hơn 7 tỷ đồng, tiền nâng khống giá mua thuốc là hơn 8 tỷ đồng).
Hành vi nêu trên của các bị can Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường, Nguyễn Trí Nhật, Ngô Anh Quốc, Phan Cẩm Loan, Lê Thị Vũ Phương, Nguyễn Thị Quyết, Phạm Anh Kiệt và Phạm Quỳnh Trang, phạm vào tội " Buôn hàng giả là thuốc chữa bệnh".
Trong đó, các bị can Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường với vai trò chủ mưu, cầm đầu; các bị can Nguyễn Trí Nhật, Ngô Anh Quốc, Phan Cẩm Loan, Lê Thị Vũ Phương, Phạm Anh Kiệt, Phạm Quỳnh Trang và Nguyễn Thị Quyết là đồng phạm với vai trò giúp sức.
Trong số đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường và 2 bị can Nguyễn Việt Hùng (sinh năm 1956, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược Bộ Y tế), Lê Đình Thanh (sinh năm 1982, nguyên Công chức Cục Hải quan TPHCM) bị VKSND Tối cao truy tố về tội " Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Hai bị can Phạm Hồng Châu - nguyên Trưởng phòng Đăng ký thuốc, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế); Nguyễn Thị Thu Thủy - nguyên Phó Trưởng phòng Quản lý giá thuốc, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) bị VKSND Tối cao truy tố về tội " Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
9 bị can gồm: Nguyễn Minh Hùng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma, Võ Mạnh Cường - nguyên Giám đốc Công ty TNHH thương mại Hàng hải Quốc tế H&C, Nguyễn Trí Nhật - nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma;
Ngô Anh Quốc - nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma, Phan Cẩm Loan - nguyên Phó Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty VN Pharma), Lê Thị Vũ Phương - nguyên Kế toán Trưởng Công ty VN Pharma), Phạm Anh Kiệt - nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn;
Phạm Quỳnh Trang - nguyên nhân viên Công ty TNHH thương mại hàng hải Quốc tế H&C, Nguyễn Thị Quyết - nguyên Nhân viên Phòng Xuất nhập khẩu Công ty VN Pharma, bị truy tố về tội " Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh".
Hiện bị can Nguyễn Lê Xuân Khang đang bỏ trốn, do hết thời hạn điều tra nên Cơ quan điều tra đã tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, khi nào bắt được sẽ tiếp tục điều tra làm rõ cùng với các cá nhân liên quan để xử lý theo quy định pháp luật.
Truy tố nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vụ thuốc chữa ung thư giả Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa truy tố nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường và 13 đối tượng trong vụ buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh. Truy tố Thứ trưởng Trương Quốc Cường và 13 bị can Cụ thể, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng, truy tố bị can Trương...