Bước ngoặt với nhà báo hải ngoại ở Cali
Tháng 3/2011, lần đầu tiên, một nhóm nhà báo hải ngoại khét tiếng tại Cali, trong đó có Nguyễn Phương Hùng, đã phỏng vấn Tổng lãnh sự VN tại San Francisco.
Cho đến 2011 trở về trước, Nguyễn Phương Hùng vẫn là một nhà báo chống chính quyền, Nhà nước trong nước “nổi tiếng” có hạng suốt hàng chục năm.
Trong một bài báo tự sự đăng trên trang điện tử do mình làm chủ ở California, ông đã gọi thời gian 36 năm về trước đó là khoảng thời gian “phí phạm” với tầm nhìn “thiển cận”.
Lời thỉnh cầu Vua Hùng
Cuộc phỏng vấn Tổng lãnh sự VN tại San Francisco, bang California (Cali) Lê Quốc Hùng tháng 3/2011 là một bước ngoặt.
Đó là lần đầu tiên một nhóm nhà báo hải ngoại khét tiếng tại Cali chống chính quyền phỏng vấn ông Lê Quốc Hùng. Nguyễn Phương Hùng là một trong ba nhà báo của nhóm. Trong cuộc phỏng vấn, nhà ngoại giao để lại một thông điệp khiến ông Hùng suy nghĩ nghiêm túc: Nếu có dịp nào đó mời các nhà báo về trong nước để biết rõ về những thay đổi, thực tiễn đất nước hiện nay.
Việc trở lại VN thực ra không phải lần đầu len lỏi trong suy nghĩ của nhà báo này khi ông phỏng vấn Tổng lãnh sự VN. Ông kể, từ sau 1994, khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận với VN, ông đã suy nghĩ về cơ hội trở về để quan sát những tác động của quyết định chính trị này đối với VN như một cơ hội thay đổi ra sao.
Thật bất ngờ, không lâu sau đó, khoảng tháng 6-7, Nguyễn Phương Hùng và hai nhà báo từng phỏng vấn Tổng lãnh sự VN nhận lời mời về VN tham dự hoạt động của UB Nhà nước về người VN ở nước ngoài tổ chức tại Hà Nội vào tháng 9. Chuyến đi được đài thọ toàn phần.
Đi hay không đi? Hai tháng chuẩn bị tinh thần cho chuyến đi là trải nghiệm đáng nhớ. Lần đầu tiên mình trở về liệu có an toàn, mình có bị trả thù, có bị nguy hiểm tính mạng, mình có bị giữ lại, rồi sự chú ý, thái độ hậu chuyến đi của nhóm hải ngoại thù hận với chính quyền… là hàng loạt câu hỏi trong đầu.
“Có người hỏi tôi, tại sao anh chống dữ thế mà không sợ, dám quay về. Tôi liền nghĩ, thực ra họ (Nhà nước) không làm gì tôi có lợi hơn là giữ tôi ở lại vì họ đã chiến thắng, thống nhất đất nước của mình.
Video đang HOT
Bắt một cá nhân như tôi không thể thay đổi được cục diện gì, còn nếu chỉ để thỏa mãn tự ái, trả thù thì điều đó có lợi không? Tôi nhớ mãi sau này về, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn có nói một điều rằng để thu phục nhân tâm thì phải lấy chí nhân thay cường bạo. Dù quả thực trước khi trở về, tôi suy nghĩ rất nhiều, không nói gì cho bà xã biết” – ông kể.
Rồi ông quyết định: Đi. Hai tuần sau khi nhận lời, ông mời vợ – ca sĩ Lệ Hằng trò chuyện nghiêm túc, thông báo việc về VN. Cô Hằng nén sự lo lắng bằng một câu hỏi khẽ “anh suy nghĩ kỹ chưa?”. Ông Hùng dặn dò vợ đủ thứ, để lại đủ loại giấy tờ, số điện thoại cần thiết của chính quyền Mỹ đề phòng can thiệp nếu ông gặp vấn đề khi trở về VN.
“Vậy cảm giác khi lần đầu tiên trở về lúc đó là gì sau bao nhiêu lo lắng dồn nén?” – tôi hỏi.
“Đặt chân về VN, tôi mới thấy buồn cười vì sự lo lắng, dự liệu bao nhiêu tình huống của mình. Bất ngờ vô cùng. Không chỉ “an toàn, nguyên vẹn”, đó là một cuộc trở về đầy cảm xúc, đầy nước mắt. Lần đầu tiên VTV4 phỏng vấn tôi dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ, tôi đã nói một câu: Những người nào chưa về VN bao giờ hãy về một lần để biết”.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp đoàn kiều bào, trong đó có ông Nguyễn Phương Hùng về dự Tết cổ truyền 2015
Một chuyến trở về có cả ý nghĩa thăm dò, nên ngoài Hà Nội, ông tham dự các hoạt động chung của chương trình, thăm quan một số danh thắng như chùa Bái Đính. “Nhưng lần trở về thứ hai, tôi đã chủ động chương trình riêng của mình. Đúng tinh thần khám phá của một người làm báo khát thực tiễn mới” – ông Hùng chia sẻ.
Rồi chuyến nọ nối tiếp chuyến kia, chỉ trong 5 năm, ông đã có gần chục chuyến trở về. Rong ruổi mọi nơi, trên mọi nẻo đường, trên người nhà báo Việt kiều này luôn lỉnh kỉnh 3 món bất li thân: máy quay phim, máy ảnh, điện thoại smartphone để cập nhật Facebook liên tục theo dạng nhật ký hành trình, ghi lại tất cả những gì mình thấy trước mắt.
“Ông đi, chụp ảnh, quay phim như người khát?” – tôi hỏi dò ý tham vọng đi, vì Củ Chi, nơi đứng hỏi chuyện, thì ông cũng đã đi tới 3 lần.
“Trong lần đầu tiên trở về, khi đến Đền Hùng dâng hương, tôi đã thắp nén nhang cho một ước nguyện. Tôi nói rằng: Con là người Bắc Giang, ngày hôm nay trở về đây, lần đầu tiên tới đất Tổ, con chỉ xin Quốc Tổ anh linh cho đất nước của mình hòa bình mãi mãi, cho người hải ngoại và ở trong nước cùng bắt tay với nhau. Chúng ta chỉ có một Tổ, một đất nước để thương yêu”.
Vợ chồng ông Nguyễn Phương Hùng gặp đoàn UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tại Mỹ
Ông Hùng cũng kể vui: “Trong một lần gặp gỡ kiều bào, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhìn ông rồi tếu : ba mươi mấy năm mà không về có vấn đề đấy. Tôi liền nói lại, tôi đồng ý, 36 năm không về đúng là có vấn đề. Nhưng 36 năm không về rồi lại trở về thì mới có vấn đề hơn nữa”.
Trong một bài báo mang tính tự sự đăng trên trang điện tử của mình, ông Hùng tâm tư: “Lần di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, tôi chưa đủ lớn để nhận thức; lần di tản 30/4/1975 bởi vì tôi là người bại trận và sợ bị trả thù.
Nhưng chuyến trở về tháng 9/2011 quả thật đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng. Từ những thay đổi trong suy tư đến những đấu tranh tôi đã phí phạm trong suốt 36 năm qua vì những sự thật mà tôi đã nhìn thấy tại VN, hình ảnh quê hương và những đổi thay 36 năm qua những chuyến đi đã cho tôi bắt buộc phải thay đổi suy nghĩ và tầm nhìn thiển cận trước đây”.
Theo Xuân Linh
Vietnamnet
(Bài tiếp: Chuyện nhà báo hải ngoại khóc ở Trường Sa)
Bài học hòa hợp hòa giải trong Cuộc chiến của Hoa Kỳ
Chiến tranh là điều không ai muốn xảy ra. Có những cuộc chiến xảy ra đưa cả dân tộc vào một cuộc chiến vô ích. Nhưng đồng thời có những cuộc chiến xảy ra bởi dân tộc đó không có sự lựa chọn.
Tính chất và ý nghĩa của mỗi một cuộc chiến đều khác nhau, cuộc chiến tranh ở Việt Nam khác với cuộc chiến tranh ở Mỹ vào thời điểm 1861-1865. Nhưng bài học hòa hợp hòa giải trong cuộc chiến ở Hoa Kỳ có thể giúp chúng ta ít nhiều trong việc gắn kết lòng người của dân Việt.
Cuộc nội chiến của Hoa Kỳ xảy ra trong khoảng bốn năm giữa các tiểu bang nằm trong khối Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (United States of America) chủ trương loại bỏ chính sách người nô lệ và các tiểu bang trong khối Liên Minh Hoa Kỳ (Confederate States of America) chủ trương chính sách người nô lệ. Đây là một cuộc nội chiến chẳng đặng đừng nhằm mục đích loại bỏ chính sách người nô lệ và giữ các tiểu bang nằm trong Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (đã tách rời vì khác đồng chính kiến trên chính sách nô lệ).
Nội chiến Hoa Kỳ
Những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến, người mà giới nghiên cứu lịch sử của Hoa Kỳ cho rằng góp phần rất lớn trong chính sách hòa hợp hòa giải đó đó tướng Robert E. Lee, người tướng của khối Liên Minh (Confederate States) thuộc về phe thua trận. Tướng Lee đã làm gì trong những giờ phút cuối cùng của khối Liên Minh?
Ngày 9 tháng 4 năm 1865, tướng Lee đã tham khảo ý kiến với các tướng Longstreet, Mahone, và Alexandra về chuyện đầu hàng. Tướng Longstreet thay vì trả lời câu hỏi thì ông hỏi lại là "nếu sự hy sinh của đơn vị Northern Virginia sẽ giúp đỡ sự chiến thắng của các đơn vị khác trong quân đội của Liên Minh?". Tướng Lee trả lời là không. Tướng Mahone đồng ý với ý kiến của tướng Lee. Tuy nhiên, tướng Alexandra không đồng ý mà đề nghị là quân đội nên trốn vào rừng, nhận chỉ thị từ thống đốc của mỗi tiểu bang để tiếp tục chiến đấu và ít nhất 2/3 quân đội sẽ không bị quân đội Hợp Chủng Quốc (United States of America) bắt. Tướng Lee trả lời "chúng ta hãy nghĩ đến hậu quả của vấn đề trên phương diện là một quốc gia. Chiến tranh đã xảy ra với nhiều sự chết chóc, khổ đau bốn năm qua. Nếu làm theo đề nghị trên, những người lính không có thực phẩm để ăn và không có sự quản lý của các sĩ quan. Cuối cùng những người lính này sẽ cướp giựt của kẻ khác để mà ăn và sống. Họ sẽ trở thành những băng đảng cướp giựt .... Chúng ta sẽ tạo ra một tình trạng mà quốc gia sẽ mất một thời gian rất lâu để phục hồi. Đối với tôi, cái tự trọng tối thiểu cần phải làm là đến gặp tướng Grant để đầu hàng và sẵn sàng chấp nhận những hậu quả xảy ra cho hành động của chính mình". Tướng Alexandra sau này cho rằng đề nghị của ông là một đề nghị rất là xấu hổ, dù rằng vào thời điểm đó ông không có câu trả lời cho tướng Lee.
Hoa Kỳ với 2 màu cờ
Cuối cùng tướng Lee đã đến toà án Appomattox để đầu hàng thay vì lựa chọn phương pháp của tướng Alexandra. Dĩ nhiên chính sách hòa hợp hòa giải của tướng Lee và ảnh hưởng của ông đối với quân đội Liên Minh cho chính sách này sẽ không thành công nếu quân đội của phe Hợp Chủng Quốc không có chính sách này để đáp lại trái tim nhân bản của tướng Lee.
Trong buổi họp giữa tướng Grant và Sherman cùng với tổng thống Abraham Lincoln vào ngày 24 tháng 3 năm 1865, Lincoln chủ trương là hãy làm thế nào để cho những người lính trong quân đội Liên Minh đầu hàng và về sống là một thường dân, đóng góp công sức cho Hợp Chủng Quốc và có cơ hội để tham gia vào chính quyền của Hợp Chủng Quốc. Lincoln cho rằng khi quân đội Liên Minh đầu hàng thì sẽ không bị trừng phạt, đi tù. Từ người lính đến những sĩ quan, cũng như tướng lãnh thuộc phe Liên Minh sẽ không bị đi tù, không bị truy tố về tội phản quốc. Đây là chính sách của bên thắng cuộc, thuộc lực lượng Hợp Chủng Quốc mà người đứng đầu quốc gia là tổng thống Lincoln chủ trương.
Kết quả đó ra sao? Tướng Lee đầu hàng và kêu gọi tất cả những tướng lãnh khác cũng như binh lính của quân đội Liên Minh đầu hàng để chấp dứt tình trạng đổ máu vô ít trong một quốc gia.
Chính sách hòa hợp hòa giải của người Hoa Kỳ vẫn tiếp tục xảy ra sau cuộc nội chiến chấm dứt. Không những chỉ cho những người còn sống mà cho cả những người đã chết. Các binh lính thuộc quân đội phản loạn tức là quân đội của Liên Minh, được chôn cất cùng một nghĩa trang với quân đội thuộc phe Hợp Chủng Quốc. Lá cờ của phe Liên Minh vẫn được treo trên những nấm mồ của những người từng đấu tranh và chết dưới lá cờ này vào những ngày lễ tưởng nhớ đến sự hy sinh của những người cựu quân nhân Hoa Kỳ.
Tổng thống Obama đến viếng nghĩa trang chung cả thắng và thua
Những người lãnh đạo của chính quyền Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến 4 năm đã có một trái tim thật lớn, có một tầm nhìn xa cho đất nước và dân tộc Hoa Kỳ. Chính vì thế mà họ luôn luôn chủ trương hòa hợp hòa giải với khối Liên Minh để tất cả những tiểu bang của Hoa Kỳ không bị tan rã, để tất cả mọi người cho dù đã từng cầm súng đánh với nhau, nhưng khi xong cuộc chiến thì mọi người đều có trách nhiệm để cùng nhau xây dựng đất nước mà không kể quá khứ là gì. Chính vì cái nhìn xa này mà đất nước Hoa Kỳ lúc nào cũng tiến lên trên mọi lãnh vực của thế giới.
Thế người Việt Nam chúng ta thì sao?
An Nguyen
Theo NTD
Hòa giải dân tộc, mong lắm thay! Đây chính là tâm sự của ông Nguyễn Phương Hùng - Tổng biên tập KBCHN - một tờ báo điện tử tiếng Việt ở Mỹ với tinh thần làm sáng tỏ sự thật, đặc biệt nêu cao sự chính nghĩa qua những chuyến tác nghiệp thường xuyên tại Việt Nam suốt gần bốn năm qua. Ông Nguyễn Phương Hùng tác nghiệp trong cuộc...