Bước ngoặt mới trong thương vụ giữa tỷ phú Trần Bá Dương và “bầu” Đức
Phía Thaco dừng việc đầu tư để sở hữu 741 triệu cổ phiếu của HAGL Agrico. Như vậy, công ty nông nghiệp này tạm thời chưa thể có nguồn tiền để giải quyết nợ nần.
Thaco dừng đầu tư 741 triệu cổ phiếu của HAGL Agrico
HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) vừa thông báo dừng thực hiện phương án phát hành 550 triệu cổ phiếu để hoán đổi khoản nợ 5.500 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Trường Hải (Thagrico).
Đồng thời, HAGL Agrico cũng dừng việc chào bán 191 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho Thagrico. Tại đại hội cổ đông tiếp theo, HĐQT sẽ trình danh sách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được chào bán cổ phiếu riêng lẻ thay thế cho Thagrico hoặc phương án dừng thực hiện tùy điều kiện thực tế.
Trước đó, đại hội cổ đông thường niên của HAGL Agrico tổ chức ngày 4/6 đã thông qua việc Thagrico sẽ đầu tư sở hữu 550 triệu cổ phiếu phát hành hoán đổi nợ và 191 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ. HAGL Agrico dự kiến dùng nguồn tiền thu được để thanh toán các khoản phải trả ngắn hạn, dài hạn.
Tuy nhiên, sau khi cân nhắc Thagrico quyết định dừng việc đầu tư sở hữu cổ phiếu của HAGL Agrico với nhiều nguyên nhân.
Tỷ phú Trần Bá Dương phát biểu tại đại hội cổ đông thường niên của HAGL Agrico đầu tháng 6 (Ảnh: THA).
Video đang HOT
3 lý do phía sau quyết định của tỷ phú Trần Bá Dương
Đầu tiên, Thagrico đã mua lại 3 công ty con của HAGL Agrico vào năm 2019 để công ty có nguồn tiền trả nợ trung hạn cho BIDV và các tổ chức tín dụng khác. Tổng số tiền Thagrico chi ra là 7.623 tỷ đồng. Tổng diện tích đất chuyển nhượng là 22.462 ha.
Tuy nhiên, dù Thagrico đã hoàn tất việc thanh toán nhưng hơn 2 năm nay vẫn chưa nhận được giấy tờ đất của các công ty này do chúng vẫn bị giữ lại ở BIDV.
Cuối năm 2020 và đầu năm nay, HAGL Agrico tiếp tục chuyển nhượng 4 công ty con cho Thagrico với tổng diện tích 20.774 ha tại Đắk Lắk, Gia Lai và Campuchia. Tuy nhiên, giấy tờ đất của các công ty này cũng đang thế chấp để đảm bảo cho các khoản nợ của Hoàng Anh Gia Lai tại BIDV.
Trong khi đó, Thagrico đã đầu tư xây dựng hạ tầng, trồng mới cây ăn trái trên diện tích đất của các công ty đã nhận chuyển nhượng. Do không có giấy tờ đất, Thagrico không thể huy động được nguồn vốn để tiếp tục đầu tư vào các dự án này.
Thứ hai, trong điều kiện khó khăn của HAGL Agrico và phương án phát hành cổ phiếu chưa được thực hiện, Hoàng Anh Gia Lai đã liên tục bán cổ phiếu HAGL Agrico với số lượng lớn. Hiện tại, tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông Hoàng Anh Gia Lai tại HAGL Agrico chỉ còn 16,3% và dự kiến giảm xuống tiếp 11,4%.
Trong khi đó, theo phương án phát hành đã được thông qua, sau khi Thagrico đầu tư 741 triệu cổ phiếu, nhóm Hoàng Anh Gia Lai phải duy trì tỷ lệ sở hữu 25,2% tại HAGL Agrico.
Sau khi Hoàng Anh Gia Lai liên tục thoái vốn, cổ phiếu HNG của HAGL Agrico sụt giảm xuống dưới mệnh giá. Đóng cửa phiên 23/7, cổ phiếu HNG chỉ giao dịch ở mức 8.250 đồng. Từ đầu năm đến nay, HNG đã mất hơn 44% giá trị.
Thứ ba, những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19 đang gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Thagrico. Chuỗi cung ứng vật tư nông nghiệp cho các nông trường tại Lào, Campuchia và việc xuất khẩu trái cây đi các nước bị ảnh hưởng trực tiếp. Khó khăn này buộc Thagrico phải điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư và sản xuất kinh doanh trong điều kiện mới.
Biểu đồ: Việt Đức.
Việc Thagrico dừng đầu tư 741 triệu cổ phiếu của HAGL Agrico là diễn biến bất ngờ khi cả hai bên đã thống nhất các điều khoản về việc phát hành cổ phiếu từ đại hội cổ đông bất thường tổ chức đầu năm nay. Sau đại hội này, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương làm Chủ tịch HĐQT HAGL Agrico thay ông Đoàn Nguyên Đức (“bầu” Đức). Hiện tại “bầu” Đức giữ chức Phó chủ tịch HAGL Agrico.
Vị trí tổng giám đốc HAGL Agrico cũng đã được chuyển giao từ người của “bầu” Đức sang nhân sự của tỷ phú Trần Bá Dương. Hoàng Anh Gia Lai cũng không còn hợp nhất số liệu của HAGL Agrico vào báo cáo tài chính khi không còn là công ty mẹ.
Kết thúc quý I, HAGL Agrico đạt doanh thu thuần 260 tỷ đồng và lãi sau thuế 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty lên kế hoạch kinh doanh thận trọng trong năm nay với mức lỗ dự kiến 84 tỷ đồng cùng doanh thu 1.465 tỷ đồng.
Nỗ lực thực hiện kế hoạch thành lập doanh nghiệp mới
Những tháng đầu năm 2021, dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước với tốc độ lây lan nhanh và diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Với những mục tiêu, kế hoạch đặt ra về chỉ tiêu thành lập doanh nghiệp (DN), các cấp, các ngành, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, hỗ trợ, khuyến khích thành lập DN mới.
Sản xuất lông mi giả xuất khẩu tại Công ty TNHH BSJ, xã Lương Ngoại (Bá Thước).
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong thời gian qua, đơn vị đã nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật trong việc cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký DN và quy định "4 tăng, 2 giảm, 3 không" trong giải quyết thủ tục hành chính. 100% hồ sơ đăng ký DN được cấp đúng và trước thời hạn quy định. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Phòng Đăng ký kinh doanh đã hỗ trợ, khuyến khích người dân, DN sử dụng các dịch vụ công trực tuyến khi đăng ký thành lập DN, qua đó góp phần giải quyết khó khăn cho người dân, DN khi thực hiện thủ tục hành chính. Tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với lĩnh vực thành lập và hoạt động của DN đạt 82,56%, đứng thứ 11 của cả nước, tăng 32,6% so với cùng kỳ.
Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh thành lập được 1.163 DN mới, tăng 3,7% so với cùng kỳ; tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 15.636,4 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn điều lệ đăng ký bình quân/DN đạt 13,5 tỷ đồng, tăng 1,8 tỷ đồng/DN so với cùng kỳ. Thanh Hóa vẫn duy trì là địa phương có số DN đăng ký thành lập mới luôn đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và đứng thứ 7 của cả nước. Cùng với các DN mới đi vào hoạt động năm 2021, đã đưa tổng số DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh lên 18.073 DN, tăng 788 DN so với năm 2020, phản ánh khả năng phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh. Nhiều địa phương hiện đã đạt và vượt trên 50% chỉ tiêu thành lập DN trong kế hoạch năm.
Năm 2021, huyện Yên Định xây dựng kế hoạch thành lập 70 DN mới. Để thực hiện mục tiêu này, trong công tác chỉ đạo, UBND huyện Yên Định đã ban hành nhiều văn bản, các cơ chế, chính sách phát triển DN. Đặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương và chính sách, pháp luật đề phát triển DN được địa phương quan tâm triển khai qua các kênh thông tin. Qua đó, góp phần giúp các hộ kinh doanh, các đối tượng khởi nghiệp nắm bắt tinh thần và các chủ trương, chính sách trong phát triển DN. Địa phương cũng tích cực hoàn thiện các mặt bằng sản xuất, như: Đầu tư hoàn thành cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp phía Tây Bắc thị trấn Quán Lào, Cụm công nghiệp làng nghề đá Yên Lâm...; tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các vị trí quy hoạch đất sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ tại các xã, thị trấn nhằm thu hút DN, hộ kinh doanh vào thuê mặt bằng. Đồng thời, yêu cầu các xã, thị trấn công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thuê đất sản xuất. 6 tháng đầu năm, huyện Yên Định thành lập được 44 DN mới, đạt 62,9% kế hoạch năm và tăng 76% so với cùng kỳ. Đây là một kết quả khả quan trong bối cảnh hoạt động sản xuất, đầu tư gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong thời gian vừa qua.
Tại huyện Thọ Xuân, đây là địa phương cấp huyện luôn hoàn thành cao kế hoạch và về đích trước mục tiêu phát triển DN hàng năm. Được biết, ngoài các giải pháp triển khai chung như tuyên truyền, vận động, rà soát hộ cá thể phát triển DN, huyện Thọ Xuân còn phát huy tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị để phát hiện các nhân tố, nuôi dưỡng thành lập DN. 6 tháng đầu năm, huyện Thọ Xuân thành lập được 97 DN mới, đạt 64,7% kế hoạch và tăng 18,3% so với cùng kỳ. Huyện Thọ Xuân đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp từ huyện tới cơ sở để hoàn thành mục tiêu thành lập 150 DN mới trong năm nay.
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận, công tác phát triển DN mới trên địa bàn tỉnh trong những năm qua cũng như ở thời điểm hiện tại vẫn còn một số hạn chế, như: Quy mô các DN thành lập mới còn nhỏ, tỷ lệ DN mới phát triển bền vững còn thấp, việc thành lập DN chưa cân đối về lĩnh vực ngành nghề, vùng, địa phương. Một số địa phương có tình trạng phát triển DN mới theo phong trào, thành tích khiến hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh của DN chưa cao. Trong 6 tháng đầu năm 2021, vẫn còn nhiều DN tạm ngừng kinh doanh, rút lui khỏi thị trường, cụ thể như: 846 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 41,9% so với cùng kỳ; 75 DN giải thể, tăng 50% so với cùng kỳ.
Để tăng cường các hoạt động hỗ trợ, từng bước khắc phục hạn chế, khó khăn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu thành lập mới 3.000 DN năm 2021, hiện nay, các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đề ra và văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về hỗ trợ, phát triển DN; trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, như: Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 19-3-2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh cho các DN nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hóa năm 2021. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển DN tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiếp tục tập trung tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa; chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa chuyển đổi số theo Quyết định số 377/QĐ-BTTTT ngày 26-3-2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông; chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DN nhỏ và vừa theo Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 9-1-2021 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 5060/QĐ-UBND ngày 25-11-2020 của UBND tỉnh, nhằm giúp DN trên địa bàn tỉnh tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh. Tiếp tục rà soát, đánh giá, đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính theo hướng chủ động phục vụ DN, bảo đảm nhanh gọn và thuận lợi cho nhà đầu tư; đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân, DN.
Để phát triển DN đạt kết quả cao và bền vững, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để DN tiếp cận được các nguồn lực về đất đai, tài chính, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tập trung cải cách thủ tục hành chính, phối hợp với Thanh tra tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra trên địa bàn. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi về các thủ tục liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi DN, cần sự vào cuộc, cải thiện đồng bộ của các sở, ngành, địa phương, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng để DN hoạt động có hiệu quả.
Bảo vệ sức khỏe công nhân Người lao động tạm nghỉ việc để cách ly tại nhà hoặc làm việc trực tuyến vẫn được hưởng đủ lương và các chế độ khác Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến khó lường, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh để vừa bảo...