Bước đột phá lớn trong cuộc chiến bản quyền tin tức
Australia sẽ bỏ phiếu thông qua đạo luật buộc các gã khổng lồ công nghệ thương lượng tiền bản quyền tin tức với các nhà xuất bản và đài truyền hình địa phương.
10 năm trở lại đây, khi Google, Facebook bắt đầu lớn mạnh thì cũng là lúc các hãng thông tấn báo chí đứng trước những thách thức to lớn bởi tiền quảng cáo ngày càng đổ dồn vào các nền tảng mạng xã hội.
Theo nghiên cứu, khoảng 40% số lượt nhấp vào công cụ tìm kiếm của Google là tìm đọc tin tức, đem lại hàng chục tỷ USD lợi nhuận, trong khi họ không phải trả đồng nào cho các đơn vị báo chí, xuất bản. Nhưng nay, nghịch lý này đang dần thay đổi.
Vài ngày qua, Google đã đồng ý trả cho các tập đoàn truyền thông của Australia hơn hàng chục triệu USD mỗi năm để được sử dụng nội dung tin tức của họ. Đây được xem là một bước đột phá lớn trong cuộc chiến bản quyền tin tức.
Google trả tiền cho hãng tin trong nước tại Australia
Seven West Media – một tập đoàn truyền thông lớn của Australia – thông báo, họ đã ký một biên bản ghi nhớ với Google về việc sử dụng nội dung tin tức của tập đoàn. Theo đó, Google sẽ trả cho tập đoàn này khoảng 23 triệu USD một năm.
Tiếp đó, Nine là tập đoàn truyền thông lớn thứ hai của Australia đạt được thỏa thuận với Google hơn 23 triệu USD mỗi năm, trong đó bao gồm một phần là tiền quảng cáo và doanh thu từ việc sử dụng nội dung trên YouTube.
Mới đây nhất, Google đã ký thỏa thuận 3 năm với News Corp – tập đoàn sở hữu 2/3 hãng báo chí tại Australia. Việc chi trả thực hiện qua ứng dụng News Showcase phiên bản Australia. Đây cũng chính là mô hình trả tiền mua tin mà Google đã triển khai ở Anh, Đức, Brazil, Argentina, Canada, Nhật Bản và mới nhất là Pháp.
Video đang HOT
Google chấp nhận nhượng bộ trả phí mua tin từ các tập đoàn truyền thông lớn tại Australia
Những gì đang diễn ra ở Australia là bước đột phá nhưng không phải là bước đầu tiên bắt đầu quá trình nhượng bộ của các khổng lồ công nghệ. Sự kiện đầu tiên là việc Nghị viện châu Âu vào tháng 3/2019 đã thông qua Luật Cải cách bản quyền, yêu cầu các nền tảng công nghệ truyền thông trực tuyến như Google, Facebook phải trả phí bản quyền cho việc dẫn lại tin tức của các cơ quan thông tấn báo chí. Tháng 7/2020, Pháp đã trở thành nước châu Âu đầu tiên phê chuẩn Luật Cải cách bản quyền của EU.
Hệ quả là, Google buộc chi ra 76 triệu USD chi trả cho 121 tòa soạn báo của Pháp trong vòng 3 năm. Cũng trước sức ép của dư luận, tháng 10/2020 Google ra mắt ứng dụng News Showcase, là mô hình trả tiền mua tin ở Anh, Đức, Brazil, Argentina, Canada, Nhật Bản Pháp và mới nhất là Australia. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ dự kiến đầu tư khoảng 1 tỷ USD cho mô hình này trên toàn cầu trong 3 năm tới
Facebook chặn truy cập nội dung tin tức tại Australia
Kết quả có được đối với các quốc gia kể trên cũng nhờ vào sự đấu tranh của các hãng tin và báo chí địa phương, cùng với đó là sự ủng hộ từ phía chính quyền. Tuy nhiên, tới thời điểm này cũng mới chỉ có Google đồng ý trả phí còn Facebook thì chưa. Thậm chí mới đây, nền tảng này còn đáp trả chính phủ và cộng đồng sử dụng Facebook tại Australia một cách mạnh mẽ
Chỉ trong một đêm, Facebook đã xóa toàn bộ nguồn cấp dữ liệu của hàng chục trang thông tin truyền thông của Australia. Một số dịch vụ khẩn cấp của Australia thông báo đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau lệnh cấm của Facebook, trong đó có các trang đưa thông tin về dịch COVID-19, cháy rừng hay lốc xoáy.
Đây là phản ứng của Facebook trước việc Quốc hội Australia chuẩn bị thông qua dự luật yêu cầu Google và Facebook phải trả tiền cho các cơ quan báo chí Australia. Facebook cho rằng, dự luật này là sự hiểu lầm căn bản về mối quan hệ giữa nền tảng này với các cơ quan báo chí. Facebook cũng tái khẳng định, những lợi ích mà công ty thu được từ việc các cơ quan báo chí chia sẻ tin tức là rất ít, chỉ chiếm khoảng 4% so với những gì mà mọi người nhìn thấy trên bảng tin.
“Hành động của Facebook là sai lầm và không cần thiết. Facebook đã làm quá tay và sẽ tổn hại danh tiếng tại Australia. Facebook đã quyết định chặn người Australia truy cập vào các trang web của chính phủ, những trang cung cấp thông tin về đại dịch, sức khỏe tinh thần hay các dịch vụ khẩn cấp dù không liên quan đến dự luật mà thậm chí vẫn chưa được thông qua. Hành động này cho thấy sức mạnh thị trường to lớn của những gã khổng lồ truyền thông kỹ thuật số ngày nay” – ông Josh Frydenberg – Bộ trưởng Tài chính Australia nhấn mạnh.
Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg
Nói về dự luật thu phí truyền thông, Bộ trưởng tài chính Australia từng phát biểu: “Đây là cải cách vĩ đại, là đầu tiên trên thế giới. Thế giới đang dõi theo những gì đang diễn ra tại Australia. Luật của chúng tôi sẽ giúp bảo đảm quy tắc của thế giới ảo phản ánh quy tắc của thế giới thực và cuối cùng giúp thị trường báo chí bền vững” .
Theo ước tính, có khoảng 17 triệu người Australia, tương đương 2/3 dân số nước này, sử dụng Facebook hàng tháng.
Canada sẽ nối gót Úc 'tuyên chiến' với Facebook
Đến lượt Canada tuyên bố sẽ yêu cầu Facebook trả tiền cho nội dung tin tức để đòi lại công bằng cho nền báo chí nước nhà.
Canada chuẩn bị tìm kiếm đồng minh trong cuộc chiến với các gã khổng lồ công nghệ
Theo Reuters, Steven Guilbeault - Bộ trưởng Bộ Di sản Canada lên án động thái mới nhất của Facebook và cho biết ông đang phụ trách soạn thảo bộ luật sẽ công bố trong vài tháng tới, yêu cầu các hãng công nghệ trả tiền cho báo chí Canada.
Ông tuyên bố với các phóng viên: "Canada đi tiên phong trong cuộc chiến. Chúng tôi thực sự nằm trong nhóm những quốc gia đầu tiên trên thế giới làm việc này".
Năm ngoái, giới truyền thông tin tức Canada cảnh báo thị trường đang có nguy cơ sụp đổ nếu chính phủ không can thiệp. Cách tiếp cận của Úc sẽ giúp các hãng tin ở Canada thu hồi 620 triệu CAD/năm. Nếu không hành động, Canada sẽ mất 700 việc làm liên quan đến báo in trên tổng số 3.100 việc làm.
Theo ông Guilbeault, Canada có thể áp dụng mô hình tương tự Úc, yêu cầu Facebook và Google trả tiền để sử dụng liên kết tin tức trên dịch vụ của họ, hoặc thỏa thuận một mức giá thông qua tài phán chung cuộc. Một lựa chọn khác là làm theo trường hợp của Pháp, cho phép các nền tảng công nghệ lớn mở đàm phán với những hãng tin để xác định mức thù lao sử dụng nội dung tin tức.
Steven Guilbeault cho biết: "Chúng tôi đang xem xét mô hình nào phù hợp nhất". Tuần trước, ông đã thảo luận với các đối tác ở Pháp, Úc, Đức và Phần Lan để đảm bảo bồi thường công bằng cho nội dung trên các trang web.
Ông nhận định đến một lúc nào đó cách tiếp cận của Facebook sẽ thành ra "không bền vững" và nói thêm: "Tôi cho là chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ có 5, 10, 15 quốc gia áp dụng các quy tắc tương tự... Liệu Facebook có cắt đứt quan hệ với Đức, Pháp?".
Theo Giáo sư Megan Boler của Đại học Toronto, hành động của Facebook đánh dấu một bước ngoặt đòi hỏi cách tiếp cận chung cho vấn đề này. Bà nói với Reuters: "Chúng ta thực sự có thể thấy một liên minh, một mặt trận thống nhất chống lại sự độc quyền".
Mặt khác, Google đã ký 500 thỏa thuận trị giá 1 tỉ USD trong vòng 3 năm với các hãng tin trên toàn cầu để ra mắt dịch vụ News Showcase. Google hiện đàm phán với các công ty Canada.
Ông Guilbeault khẳng định Google vẫn phải tuân theo luật mới của Canada. Nhưng Michael Geist - trưởng khoa Luật internet và thương mại điện tử tại Đại học Ottawa cho rằng Canada nên học theo cách tiếp cận của Google, để các công ty đổ tiền vào nội dung có giá trị gia tăng. Ông nói: "Nếu chúng ta làm theo mô hình của Úc... chúng ta sẽ đi vào vết xe đổ đó. Mọi người đều không có lợi. Các tổ chức truyền thông thất thế... Facebook thất thủ".
Kevin Chan - trưởng bộ phận chính sách công của Facebook Canada cho rằng có "những lựa chọn khác để hỗ trợ báo chí Canada mà vẫn mang lại lợi ích công bằng cho các hãng tin ở mọi quy mô".
Cựu CEO Facebook tại Úc kêu gọi mọi người 'xóa ứng dụng' Facebook đang đối mặt với làn sóng tẩy chay mạnh mẽ nhất kể từ vụ bê bối Cambridge Analytica sau khi công khai chặn mọi nội dung tin tức tại Úc. Stephen Scheeler, Cựu Giám đốc điều hành của Facebook tại khu vực Úc và New Zealand, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng động thái gây tranh cãi của Facebook là...