Bước đi xói mòn lòng tin an ninh
Sự kiện chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở (OST) đã tồn tại suốt 18 năm qua có thể xem là một mốc ảm đạm nữa đối với các nỗ lực xây dựng lòng tin an ninh cũng như cắt giảm vũ khí trên thế giới.
OST có hiệu lực từ ngày 1/1/2002 và có 35 nước tham gia, bao gồm cả Mỹ. Đây là hiệp ước cho phép các nước thành viên bay giám sát không vũ trang trên không phận của nhau. Hiệp ước này được ký nhằm tăng cường sự hiểu biết và lòng tin lẫn nhau thông qua việc cho phép tất cả các nước tham gia có vai trò trực tiếp trong việc thu thập thông tin về các lực lượng quân sự và các hoạt động quân sự mà họ quan tâm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ý tưởng cho phép các quốc gia công khai giám sát lẫn nhau được cho là để ngăn chặn những hiểu lầm, nghĩa là để đảm bảo với đối thủ tiềm tàng rằng quốc gia đó không có ý định tiến tới chiến tranh, qua đó hạn chế leo thang căng thẳng. Nó cũng mang lại trách nhiệm giải trình chung cho các quốc gia tuân theo những cam kết của hiệp ước. OST có thể xem là một trong những nỗ lực quốc tế trên phạm vi rộng nhất cho đến nay nhằm thúc đẩy tính công khai và minh bạch của các lực lượng và hoạt động quân sự.
Khái niệm “Giám sát nhau từ trên không” lần đầu tiên được Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đề xuất với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Thủ tướng) Liên Xô Nikolai Bulganin tại Hội nghị Geneva năm 1955. Tuy nhiên, phải đến khi Tổng thống Mỹ George H. W. Bush đề xuất sáng kiến này vào năm 1989, Hiệp ước Bầu trời mở mới được các nước thành viên lúc bấy giờ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Khối Hiệp ước Vácsava đàm phán. OST chính thức được ký kết tại Helsinki, Phần Lan, vào ngày 24/3/1992.
Theo hiệp ước này, các chuyến bay giám sát của mỗi quốc gia được dựa trên hạn ngạch, cả chủ động (quốc gia đó có thể tiến hành) và thụ động (quốc gia đó phải chấp nhận). Các loại máy bay và máy chụp ảnh được sử dụng phải đáp ứng các quy định cụ thể. OST quy định rõ các loại máy chụp hình, vị trí chính xác gắn chúng trên máy bay, độ phân giải của chúng, đồng thời trên chuyến bay có cả đại diện của nước giám sát cũng như nước bị giám sát…
Các chuyên gia quân sự đều cho rằng tinh thần tối thượng của OST là xây dựng và củng cố lòng tin. Trong bối cảnh khối Hiệp ước Vácsava và Liên Xô trước đây tan rã, các cuộc đàm phán OST thực sự là một thách thức. Thực tế cho thấy các nhà thương thuyết đã có những nỗ lực, nhượng bộ và thiện chí đáng kể mới có thể hoàn tất OST. OST khi đó được kỳ vọng sẽ hỗ trợ kiểm chứng các thỏa thuận quốc tế như Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) và Công ước vũ khí hóa học (CWC), cũng như cung cấp thông tin bổ sung để giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột.
Video đang HOT
Bất cứ chuyên gia quân sự nào, kể cả các chuyên gia Mỹ, khi biết rằng họ đã có phương tiện kỹ thuật ở cấp quốc gia để thu thập thông tin về hoạt động của các quốc gia khác, mà cụ thể ở đây là nước Nga đương đại, đều thực sự đánh giá cao vai trò của OST. Mặc dù hiện nay, các thách thức quân sự mà châu Âu phải đối mặt không giống như thời kỳ cuối những năm 90 thế kỷ trước, đầu những năm 2000, song một điều chắc chắn là vẫn còn đó những thách thức về đảm bảo sự minh bạch và tăng cường xây dựng lòng tin. Khi có lo ngại về nguy cơ xung đột tiềm ẩn, Mỹ và các nước đồng minh tham gia OST sẽ có thể sử dụng hiệp ước này để xác minh và liên lạc.
Có lẽ bởi giá trị của thỏa thuận rất quan trọng như vậy đối với Mỹ, nên Washington qua nhiều đời tổng thống vẫn duy trì hiệp ước này. Ngay cả dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, dù giới chức Mỹ khi đó cũng đã phàn nàn về những điều mà họ coi là vi phạm thỏa thuận của Nga, chẳng hạn như việc hạn chế các chuyến bay giám sát của Mỹ và châu Âu trên bầu trời tỉnh Kaliningrad hay các khu vực ở Nam Kabkaz gần biên giới Gruzia, song Tổng thống Obama chưa bao giờ đề cập đến ý định tiêu cực là rút khỏi OST. Phía Nga cũng không ít lần cáo buộc Mỹ và châu Âu vi phạm thỏa thuận, song các bên đều tìm cách đối thoại để tháo gỡ bất đồng.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, vấn đề đã hoàn toàn khác. Nhà lãnh đạo này đã thể hiện sự “ nóng lòng” muốn thay đổi các quy định quốc tế mà ông cho là trái với khẩu hiệu “Nước Mỹ trước tiên”. Ngày 21/5/2020, chính quyền của Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi OST, bất chấp nỗ lực của các đồng minh châu Âu nhằm thuyết phục Washington ở lại hiệp ước. Đến ngày 22/11/2020, Mỹ chính thức “xé bỏ” thỏa thuận.
Phản ứng trước động thái của Washington, mặc dù “chia sẻ mối quan ngại của Mỹ”, 10 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tham gia OST tuyên bố sẽ tiếp tục thực thi Hiệp ước Bầu trời mở. Các nước này tái khẳng định rằng hiệp ước vẫn có hiệu lực và hữu ích, có giá trị rõ ràng đối với cấu trúc kiểm soát vũ khí thông thường và an ninh hợp tác. Trên thực tế, trong nhiều thập niên qua, OST là một trong những cơ chế quan trọng duy trì nền tảng an ninh châu Âu, bảo đảm những lợi ích an ninh cốt lõi cho các đồng minh của Mỹ ở châu Âu.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nêu rõ “bước đi này của Mỹ làm xói mòn lòng tin quốc phòng lẫn nhau, sự minh bạch giữa các quốc gia có liên quan, đồng thời không có lợi cho việc duy trì an ninh và sự ổn định tại các khu vực liên quan, cũng như ảnh hưởng xấu tới những nỗ lực kiểm soát vũ khí toàn cầu và tiến trình giải trừ quân bị”.
Về phần mình, Nga coi hành động của Mỹ là một “cú đánh” đối với sự cân bằng lợi ích mong manh giữa các bên cũng như đối với an ninh châu Âu nói chung. Moskva tuyên bố sẽ tìm kiếm sự bảo đảm chắc chắn của các bên còn lại để thúc đẩy thực thi đầy đủ những nghĩa vụ đã cam kết, nhấn mạnh nước này luôn sẵn sàng cho tất cả các phương án, đồng thời sẽ cẩn trọng theo dõi những tuyên bố và hành động của các bên tham gia hiệp ước, đánh giá lợi ích an ninh của Nga và các đồng minh để đưa ra những quyết định tương xứng.
Dưới thời Tổng thống Trump, Washington đã lần lượt rút khỏi nhiều thỏa thuận quốc tế quan trọng, mà ông Trump cho là “gây thiệt hại lớn cho nước Mỹ”. Có thể liệt kê ra đây nhiều thỏa thuận mà chính quyền Tổng thống Trump đơn phương quyết định “quay lưng”. Đó là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga, và giờ là OST. Ngay cả Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới năm 2011 (New START) với Nga, sẽ hết hiệu lực vào năm tới, cũng đang được đặt dấu hỏi. Việc Mỹ rút khỏi những thỏa thuận vốn được xem như “hòn đá tảng” về kiểm soát vũ khí và bảo đảm an ninh khiến cho các nước, kể cả đồng minh thân cận của Mỹ, hết sức lo ngại, bởi việc đàm phán và ký kết thỏa thuận mới, nhất là các thỏa thuận kiểm soát vũ khí, thường rất khó khăn và mất nhiều thời gian.
Trong nhiều trường hợp, hành động rút khỏi các cam kết và thỏa thuận quốc tế phần nào đã làm tổn hại uy tín, sự tín nhiệm dành cho Mỹ. Đặc biệt, khi sự bùng phát của đại dịch COVID-19 càng cho thấy rõ tính cấp thiết của việc hợp tác và chia sẻ trách nhiệm giữa các quốc gia để ứng phó với các thách thức toàn cầu, việc Mỹ lần lượt rút khỏi những cơ chế cần thiết để giải quyết những thách thức mới (như biến đổi khí hậu) và những thách thức cũ (phổ biến vũ khí hạt nhân), vô hình trung khiến Washington mất đi vai trò dẫn dắt các nỗ lực toàn cầu.
Khi Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi OST, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc Stephane Dujarric nhấn mạnh: “Chấm dứt những hiệp ước như thế này mà không có hiệp ước nào thay thế có thể gây xáo trộn các hoạt động, chẳng hạn như một cuộc chạy đua vũ trang mới nguy hiểm, có thể kéo theo những tính toán sai lầm”. Trong bối cảnh tình hình an ninh thế giới đang có những diễn biến bất ổn và sự cạnh tranh nước lớn ngày càng trở nên gay gắt, hành động của Mỹ có nguy cơ làm trầm trọng hơn tình trạng mất cân bằng chiến lược toàn cầu, đe dọa đến an ninh và sự ổn định trên thế giới. Điều quan trọng hơn, nó đi ngược lại những nỗ lực, đặc biệt là tinh thần “xây dựng lòng tin” của các nước để đạt được thỏa thuận nhằm giải quyết các thách thức ngày một khó lường trên thế giới hiện nay.
Nhiều quốc gia lo ngại khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở
Nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại về quyết định của Mỹ, đặc biệt là các đồng minh châu Âu, nhưng cũng có nhiều ý kiến bày tỏ hi vọng quyết định này sẽ được đảo ngược dưới thời chính quyền mới tại Mỹ.
Mỹ hôm qua (22/11) thông báo chính thức rút khỏi Hiệp ước quốc phòng Bầu trời Mở, cơ chế giúp không quân của 34 quốc gia thực hiện các chuyến bay do tham trên không phân cua nhau, đảm bảo sự ổn định, giảm nguy cơ hiểu lầm có thể xảy ra. Nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại về quyết định của Mỹ, đặc biệt là các đồng minh châu Âu, nhưng cũng có nhiều ý kiến bày tỏ hi vọng quyết định này sẽ được đảo ngược dưới thời chính quyền mới tại Mỹ.
Việc rút khỏi Hiệp ước là đòn mới nhất giáng vào hệ thống kiểm soát vũ khí quốc tế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần cáo buộc Nga vi phạm. Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ, 6 tháng đã qua kể từ khi Mỹ thông báo rút khỏi Hiệp ước. Mỹ sẽ không còn là một bên của Hiệp ước Bầu trời mở.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định của Mỹ, nhấn mạnh bất chấp lo ngại của đồng minh châu Âu, Mỹ đã lựa chọn bước đi cho riêng mình. Quyết định của Mỹ không có lợi cho cả an ninh châu Âu và chính nước Mỹ. Bộ Ngoại giao Nga khẳng định sẽ tìm kiếm những đảm bảo chắc chắn từ các quốc gia vẫn tham gia Hiệp ước để thực hiện nghĩa vụ của mình.
NATO ủng hộ duy trì hiệp ước này
Mặc dù không đồng tình với một số bước đi của Nga khi đưa ra giới hạn bay trên bầu trời Kaliningrad hay các khu vực biên giới giữa Nga và Grudia, nhưng các nước NATO vẫn khẳng định cam kết duy trì Hiệp ước. Rõ ràng trong bối cảnh căng thẳng với Nga gia tăng, Hiệp ước Bầu trời mở là một yếu tố then chốt trong khuôn khổ xây dựng lòng tin, nhằm tăng cường tính minh bạch và an ninh ở khu vực châu Âu- Đại Tây Dương, giảm những hiểu lầm có thể leo thang thành xung đột giữa các bên. Chính vì vậy bất chấp sự vận động của Mỹ thời gian qua, các nước NATO hiện vẫn khẳng định ưu tiên duy trì Hiệp ước.
Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg cho biết, NATO vẫn cam kết và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Hiệp ước: "Các đồng minh NATO đang hợp tác với Nga để yêu cầu nước này tuân thủ thỏa thuận sớm nhất có thể. Các nước NATO sẽ tiếp tục tuân thủ, ủng hộ và củng cố các thỏa thuận nhằm tăng cường kiểm soát vũ khí, không phổ biến vũ khí- những yếu tố quan trọng trong an ninh của NATO".
Mỹ sẽ rời nốt khỏi Hiệp ước START mới?
Tuy nhiên, hiện có nhiều lo ngại việc rút khỏi Hiệp ước bầu trời mở của Mỹ là bước đệm cho thấy nước này tiếp tục sẽ rời khỏi Hiệp ước vũ khí lớn còn lại với Nga: Hiệp ước START mới, dự kiến hết hạn vào tháng 2 tới.
Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc, Stephan Dujaric, cảnh báo, với hàng loạt các Hiệp ước quan trọng bị xóa bỏ, có nguy cơ của một cuộc chạy đua vũ trang mới với hậu quả khó kiểm soát: "Chúng tôi lo ngại về cơ chế kiểm soát vũ khí giữa Nga và Mỹ đang ngày càng xấu đi. Các cơ chế kiểm soát vũ khí này đã đảm bảo lợi ích an inh cho toàn cầu bằng cách kiểm soát các bên, tránh một cuộc chạy đua vũ trang. Tuy nhiên chấm dứt các Hiệp ước này mà không có các thỏa thuận mới thay thế có thể tạo ra sự mất ổn định, khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang mới nguy hiểm dẫn đến các hậu quả khó lường"
Tuy vậy vẫn có những hi vọng kết quả bầu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua có thể làm đảo ngược mọi quyết định. Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden nhiều lần thể hiện ủng hộ gia hạn Hiệp ước START mới và tiếp tục duy trì các Hiệp ước khác. Trong tuyên bố đưa ra vào tháng 5 vừa qua, ông Biden nhấn mạnh, thay vì xóa bỏ các Hiệp ước đang giúp các đồng minh an toàn hơn, Mỹ nên tiếp tục ở lại Hiệp ước bầu trời Mở, hợp tác với các đối tác để giải quyết những vấn đề liên quan đến những vi phạm của Nga. Đề cập khả năng Mỹ có thể quay trở lại Hiệp ước, Bộ ngoại giao Nga nhấn mạnh, Mỹ có quyền rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở và quay trở lại hay không cũng là lựa chọn của Mỹ. Nga luôn để ngỏ cho mọi khả năng.
Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở Mỹ thông báo rút khỏi hiệp ước giám sát không phận ký với 34 nước, 6 tháng sau khi Trump cáo buộc Nga nhiều lần vi phạm thỏa thuận. "Mỹ đã thực thi quyền của mình theo khoản 2, Điều 15 trong Hiệp ước Bầu trời Mở vào ngày 22/5, báo trước cho toàn bộ các nước liên quan về quyết định rút...