Bước chuyển lớn về năng lực của giáo viên
ứng đầu cả nước cả về quy mô và chất lượng, ngành giáo dục và đào tạo (GD và T) Thủ đô vẫn kiên trì đổi mới trong mọi hoạt động chuyên môn.
Giờ học âm nhạc của học sinh Trường mầm non Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân. Ảnh: Minh Hà
Một trong những lựa chọn đem đến chất lượng lâu bền và thực chất chính là tạo động lực từ những sân chơi mang tính chuyên môn cao để mỗi người thầy có thể tỏa sáng, truyền cảm hứng cho học trò trong từng giờ học.
Năm học 2019-2020 được cho là năm bản lề trước khi chính thức triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. ây cũng là mốc thời gian ý nghĩa, gắn với dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. ể đánh dấu sự kiện này, một trong những mục tiêu ngành GD và T Hà Nội đặt ra là tạo bước chuyển lớn về chất lượng đội ngũ nhà giáo. Giám đốc Sở GD và T Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, ngành GD và T Thủ đô luôn xác định việc đầu tư cho đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bởi đây là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Ngành GD và T Thủ đô hiện có hơn 100 nghìn cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 100% số giáo viên đứng lớp ở các cấp học đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn. ây là một trong những nỗ lực vượt bậc của ngành cũng như của từng cá nhân giáo viên khi 5 năm trước, TP Hà Nội mới có 37% số giáo viên mầm non có trình độ đào tạo đạt chuẩn.
Không bằng lòng với kết quả này, ngành GD và T Thủ đô còn muốn tạo dựng một đội ngũ nhà giáo tâm huyết có vai trò truyền cảm hứng cho đồng nghiệp, cũng như học trò, để từ đó mỗi giờ dạy và học đều đạt chất lượng và hiệu quả hơn. ây chính là mục tiêu của giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo được thực hiện chính thức từ năm học 2016-2017. Hà Nội từng là nơi khởi nguồn của nhiều phong trào đã làm nên thương hiệu như Nhà giáo Hà Nội đỡ đầu học sinh nghèo, Cô giáo – người mẹ hiền, Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm… Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo trong ba năm qua đã lan tỏa mạnh mẽ trong đội ngũ toàn ngành. Những nhà giáo được tôn vinh từ giải thưởng này thật sự trở thành những nhân tố truyền cảm hứng, tạo động lực cho học sinh say mê học tập bằng những dự án, sản phẩm vừa mang tính khoa học, vừa có tính ứng dụng cao, góp thêm vào kho học liệu của ngành những kinh nghiệm quý trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh.
Chủ tịch Công đoàn ngành GD và T Hà Nội Trần Thị Thu Hà cho biết, giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo là hình thức khích lệ các nhà giáo tích cực tự học tập, rèn luyện, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục mỗi cơ sở, tạo ra những hiệu quả mới, những chuyển biến mới ở mỗi đơn vị nhà trường. ây cũng là cách thức quan tâm, động viên nhà giáo ở những cơ sở giáo dục còn khó khăn có những sáng tạo độc đáo, tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị, giúp đỡ những học sinh yếu kém, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên đạt kết quả cao trong học tập và trong cuộc sống hoặc có những biện pháp giúp đỡ những học sinh có năng khiếu phát triển tài năng…
ể giải thưởng đem đến những hiệu quả thiết thực, gắn với thực tế, ban tổ chức nhấn mạnh về quan niệm đổi mới hay sáng tạo của mỗi nhà giáo khi được xét thưởng, không cần phải là cái gì đó to lớn, mà là những sáng kiến đã đi vào thực tế, nhỏ nhưng “chất”. Năm học 2017-2018, những sáng kiến được đánh giá cao như “Ngày hội trứng” của cô Trần Thị Thanh Tú – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Cát Linh (quận ống a) thu hút gần 500 học sinh và phụ huynh Trường mầm non Cát Linh tham gia; sáng kiến thiết kế ra hệ thống phối hợp các máy cơ đơn giản, bộ thí nghiệm nghiên cứu lực điện từ, bộ thí nghiệm chưng cất nước của cô giáo Nguyễn Thị Mai (Trường THCS Cầu Giấy, quận Cầu Giấy) hay Chương trình “Văn vui vẻ” dành cho học sinh của cô Phạm Thị Thu Hà (Trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ)…
Cuộc thi nhà giáo tâm huyết sáng tạo năm nay đang vào giai đoạn nước rút với 46 hồ sơ được xét vào vòng chung khảo. ến thời điểm này, hội đồng xét thưởng ghi nhận tâm huyết của cô Nguyễn Thị Thường, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Ánh Sao (quận Thanh Xuân), một nhà giáo đã hơn 50 tuổi vẫn không ngừng nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng công nghệ vào thiết kế và xây dựng “Thư viện ảnh động”. Cô đã động viên toàn bộ giáo viên trong trường khai thác tài liệu trên mạng và sử dụng “Thư viện ảnh động” để soạn giáo án điện tử, trình chiếu, minh họa cho các bài giảng trên Powerpoint. Chuyên đề “ổi mới hình thức tổ chức hoạt động giờ ăn cho trẻ”, giúp trẻ cảm thấy hứng thú với giờ ăn, học cách ăn văn minh và kỹ năng tự phục vụ bản thân, cũng là một trong những sáng kiến rất thiết thực của cô giáo Nguyễn Thị Hậu (Trường mầm non Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai), nhận được sự đánh giá cao của hội đồng chấm giải.
Có thể thấy, từ những tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo được tôn vinh từ sân chơi trí tuệ, có tính chuyên môn cao này, ngành GD và T Hà Nội đang ngày càng nhân rộng hơn nữa những hình ảnh đẹp về những người thầy, cô luôn hết lòng vì thế hệ công dân tương lai của Thủ đô.
Thế Hải
Video đang HOT
Theo Nhân dân
Cấm giáo viên đưa học sinh ra trung tâm dạy thêm được không?
Việc dạy thêm "học sinh chính khóa" đã có luật; chỉ đạo không được thực hiện, thế nhưng công tác quản lý khó thực hiện được.
Trong hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị các trường tiểu học và trung học cơ sở, quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm. Đặc biệt, cấp tiểu học không có dạy thêm học thêm.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hay, hiệu trưởng trường nào để dạy thêm học thêm không đúng quy định sẽ bị xử lý nghiêm về công tác quản lý.
Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, lưu ý các trường tiểu học cần quan tâm đến việc phân công giáo viên dạy lớp 1.
Bởi đây là lớp đầu tiên của cấp tiểu học, có vai trò quan trọng trong hành trình học tập của học sinh, do đó các trường cần phải bố trí giáo viên có năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết, trách nhiệm.
Với cấp trung học cơ sở, Giám đốc Chử Xuân Dũng cũng yêu cầu các trường cần quản lý nghiêm việc dạy thêm, học thêm, tránh để xảy ra tình trạng biến tướng như giáo viên đưa học sinh của mình học thêm ở trung tâm do các thầy cô dạy.
Với cấp trung học phổ thông, người đứng đầu ngành giáo dục Hà Nội cũng lưu ý các trường cần tập trung nâng cao chất lượng đại trà các môn văn hoá.
Phải xây dựng kế hoạch dạy học cho riêng trường mình. Hiệu trưởng tham gia hoạt động chỉ đạo, điều hành chuyên môn, quản lý chặt chẽ nghiêm túc về chuyên môn, có hướng giúp đỡ học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học.
Bên cạnh đó, quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
Có cấm dạy thêm được không? (Ảnh minh họa: Báo Lao động)
Giáo viên dạy học sinh "chính khóa" của mình tại trung tâm có sai luật?
Chương I, Điều 4, Thông tư 17/2012/TT-BGDDT quy định rõ: Các trường hợp không được dạy thêm:
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Như vậy, giáo viên muốn dạy thêm học sinh "chính khóa" phải xin phép Hiệu trưởng bằng văn bản; nếu không có sự cho phép của Hiệu trưởng, giáo viên dạy đang vi phạm luật pháp.
Thực trạng dạy thêm "học sinh chính khóa" tại trung tâm như thế nào?
Tổ chức lớp, thu tiền, đều do giáo viên thực hiện; trung tâm chỉ nhận 20% số tiền trên tổng số học sinh. Phần lớn học sinh trung học cơ sở đang học giáo viên nào, ra trung tâm học thêm giáo viên đó.
Một số nơi, cấp phép cho giáo viên dạy thêm, nơi học cũng là nhà giáo viên; người học chính là "học sinh chính khóa".
Việc dạy thêm "học sinh chính khóa" đã có luật; chỉ đạo không được thực hiện, thế nhưng công tác quản lý khó thực hiện được; ban ngày đã học thêm tại trường, tối lại nhà thầy em vẫn học thêm.
Giải pháp nào để quản lý giáo viên không dược dạy thêm "học sinh chính khóa"?
Việc quy định giáo viên không được dạy thêm "học sinh chính khóa", tránh được nạn "ép" học sinh học thêm; cắt xén chương trình, dành cho dạy thêm; giảm áp lực học hành cho học trò.
Để làm được điều đó, cơ quan quản lý phải bắt buộc các trung tâm công khai danh sách, địa chỉ học sinh, giáo viên dạy thêm.
Kiên quyết đóng cửa trung tâm vi phạm quy định xếp giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa. Giáo viên vi phạm, phải rút giấy phép dạy thêm, kỷ luật thích đáng.
Chế tài kiên quyết, mới mong quy định của pháp luật, hướng dẫn của lãnh đạo được thực thi nghiêm túc.
Tài liệu tham khảo:
1: //vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/yeu-cau-tranh-tinh-trang-giao-vien-dua-hoc-sinh-ra-hoc-them-o-trung-tam-do-minh-day-559501.html
2: //thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Thong-tu-17-2012-TT-BGDDT-day-hoc-them-139414.aspx
Lê Mai
Theo giaoduc.net
Nâng cao năng lực giáo viên mầm non - cách tốt nhất giảm áp lực, sai sót Cách tốt nhất để giảm áp lực, sai sót là nâng cao năng lực của giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô có chế độ làm việc ổn định, thoải mái. Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) - chia sẻ như vậy bên lề đợt tập huấn chuyên môn cho giáo viên...