Bụng to khiến nam giới ‘yêu’ kém hơn?
Khi nam giới sở hữu “ bụng bia”, vấn đề đầu tiên họ phải đối mặt là dương vật bị che bớt một phần kích thước. Ngoài ra, nguy cơ rối loạn cương dương cũng luôn thường trực.
“Bụng bia” thường được dùng để gọi những người đàn ông có bụng to và phệ do uống nhiều rượu bia. Thực tế, bụng to còn đi kèm tình trạng thừa cân béo phì và các vấn đề về sức khỏe khác, bao gồm khả năng quan hệ ở nam giới.
“Bụng bia” do đâu?
Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Viện Dinh dưỡng lâm sàng – giải thích: “Vòng bụng to ở nam giới chỉ xuất hiện khi năng lượng nạp vào vượt quá năng lượng tiêu hao đến từ các hoạt động thể lực”.
Theo bác sĩ Tường Vi, trong những cuộc nhậu, nam giới thường uống nhiều. Ngoài ra, tác dụng kích thích tiêu hóa của cồn khiến họ có cảm giác ngon miệng và ăn nhiều hơn.
Nguyên nhân “bụng bia” ở nam giới thực tế đến từ dung nạp quá nhiều năng lượng gây dư thừa trong các bữa nhậu với bạn bè. Ảnh: 9Coach.
Hầu hết đồ ăn trong các buổi nhậu đều chứa nhiều chất béo, năng lượng lớn. Do đó, năng lượng cơ thể thu nạp vào tăng lên dẫn đến thừa cân.
Bên cạnh đó, rượu, bia đều là các chế phẩm từ cồn. Xét về dinh dưỡng, 1 gram cồn tương ứng 7 kcal. Vì vậy, cơ thể sẽ hấp thụ một lượng lớn năng lượng khi uống quá nhiều. Điều này lý giải nguyên nhân nhiều người không ăn, chỉ uống song vẫn béo phì.
Nhiều người cho rằng rượu không gây tăng cân như bia. Về điều này, bác sĩ Tường Vi nhận định: “So với bia, rượu có nồng độ cồn cao hơn, làm mọi người dễ say và uống được ít hơn. Tuy nhiên, khi tính theo đơn vị cồn, năng lượng nạp vào cơ thể của cả hai tương đương. Dù bia hay rượu, khi uống quá nhiều, cơ thể không thể chuyển hóa, năng lượng sẽ bị tồn đọng trong cơ thể”.
Rối loạn cương dương vì béo phì
Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng – Chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội – cho hay khi nam giới sở hữu “bụng bia”, vấn đề đầu tiên họ phải đối mặt là dương vật bị che bớt một phần kích thước.
Video đang HOT
“Bụng càng to, dương vật bị vùi lấp càng nhiều”, bác sĩ Hưng nói.
Không dừng lại ở đó, khả năng cương cứng của bộ phận này cũng bị ảnh hưởng khi bụng quá to. Người béo phì thường có lượng mỡ trong máu cao gây cản trở lưu thông. Từ đó, lượng máu bơm vào dương vật giảm. Đây là nguyên nhân chính khiến dương vật khó cương cũng như duy trì độ cứng. Nam giới sẽ giảm khả năng hoạt động tình dục.
Ngoài việc máu được bơm vào ít, người béo phì thường có nồng độ testosterone thấp, cơ bắp vì thế cũng trở nên yếu hơn, đặc biệt là các nhóm cơ bơm giữ máu trong dương vật dẫn đến gia tăng tình trạng rối loạn cương dương.
Ngoài chất lượng tình dục giảm, người có “bụng bia” còn gặp phải vô vàn nguy cơ về sức khỏe. Ảnh: Business Insider.
Người béo phì thường có thói quen ít vận động từ đó ứ trệ tuần hoàn và phát sinh các gốc tự do nhiều hơn. Điều này gây tổn hại màng tế bào tinh trùng, biến đổi các phân tử ADN dẫn đến tinh trùng yếu, thoái hóa và dị dạng.
Theo bác sĩ Hưng, nam giới có “bụng bia” sớm muộn sẽ gặp các vấn đề về sinh sản. Tai hại hơn, nó còn gây ứ trệ hoạt động ở những cơ quan khác, dẫn đến đái đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xuất huyết não,…
Đồng ý với quan điểm này, thạc sĩ Doãn Thị Tường Vi giải thích: “Khi sử dụng rượu, bia, chúng ta nạp vào cơ thể những năng lượng rỗng. Đây là đơn vị năng lượng nhưng không mang đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể chuyển hóa thành năng lượng hoạt động cho cơ thể”.
Mặt khác, uống nhiều rượu, bia còn làm ứ đọng các chất độc trong cơ thể. Năng lượng dư thừa khiến lượng mỡ tăng cao, đặc biệt là mỡ phủ tạng gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Theo thạc sĩ Vi, những người có “bụng bia” cần cân bằng lại khẩu phần ăn cùng chế độ tập luyện hợp lý, khoa học nhằm giảm kích thước vòng hai càng sớm càng tốt.
Những người có nguy cơ và nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng: Đừng lơ là tầm soát!
Đại trực tràng (còn gọi là ruột già) là đoạn cuối cùng của ống tiêu hoá, làm nhiệm vụ tiếp nhận và bài tiết các thức ăn không tiêu hoá được (phân).
Theo số liệu của Globocan (2019), ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 3 trên thế giới và đứng hàng thứ 5 ở Việt Nam về tần suất phổ biến của bệnh. Số liệu năm 2018 cũng cho biết, Việt Nam ghi nhận 14.733 trường hợp mắc mới và 7856 ca tử vong vì ung thư đại trực tràng. Căn bệnh này có xu hướng trẻ hoá.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo BS.CKII. Nguyễn Phú Hữu, Phó Trưởng khoa Ngoại Tiêu Hóa, Bệnh viện Bình Dân, nguyên nhân chính của bệnh ung thư đại trưc tràng chưa xác định được, tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ của bệnh này, bao gồm: Lớn tuổi, nam giới, chế độ ăn nhiều mỡ và thịt, ít chất xơ, béo phì, hút thuốc lá, polype đại tràng, viêm loét đại tràng xuất huyết hay bệnh Crohn, tiền căn gia đình có người ung thư đại trực tràng.
Triệu chứng ung thư đại trực tràng:
Bệnh ung thư đại trực tràng ở giai đoạn đầu có thể hoàn toàn không có triệu chứng. Sau khi khối u phát triển, có thể nhận thấy một số triệu chứng sau:
- Hoạt động ruột thay đổi liên tục (tiêu chảy hoặc táo bón)
- Trong ruột khó chịu, không thoải mái
- Trong phân có máu (màu đỏ tươi hoặc sẫm màu)
- Phân nhỏ hơn so với bình thường.
- Thường xuyên thấy đau hoặc co thắt ruột do đầy hơi, hoặc cảm giác đầy bụng hoặc chướng bụng
- Giảm cân không rõ lý do, cơ thể mệt mỏi
Chẩn đoán
Nội soi đại trực tràng là xét nghiệm quan trọng nhất khi nghi ngờ có ung thư đại trực tràng. Qua nội soi, bác sĩ có thể biết được tương đối vị trí, kích thước khối u và lấy mẫu sinh thiết để chẩn đoán chắc chắn khối u đó có phải là ung thư hay không.
Ngoài ra, người bệnh cần được thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm khác như: chụp cắt lớp điện toán (CT Scan), siêu âm bụng, X quang phổi, điện tim, xét nghiệm máu...để giúp chẩn đoán chính xác giai đoạn để tiến hành điều trị.
Ai cần tầm soát ung thư đại trực tràng
Theo BS Nguyễn Hữu Phú, ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm, cơ hội điều trị của người bệnh sẽ giảm đi. Vì vậy, mọi người cần chủ động tầm soát, khám sức khoẻ định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh, nhất là đối với các đối tượng có nguy cơ.
BS Nguyễn Hữu Phú khuyến cáo những đối tượng sau cần tầm soát ung thư đại trực tràng:
- Người trên 40 tuổi: tầm soát mỗi năm 1 lần bằng cách xét nghiệm máu ẩn trong phân.
- Người có tiền sử gia đình bị ung thư, không thuộc huyết thống bậc 1 (cha, mẹ, anh, chị, em): Mỗi 5 năm cần nội soi đại tràng ảo 1 lần, mỗi 10 năm nội soi đại trực tràng 1 lần.
Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Hữu Phú, nhóm người sau đây có nguy cơ cao và rất cao bị ung thư đại trực tràng, cần chú ý hơn trong việc khám tầm soát:
- Người có tiền sử bị ung thư đại trực tràng, polyps đại trực tràng, viêm loét đại trực tràng vô căn, bệnh Crohn: cần nội soi đại trực tràng mỗi 1-2 năm 1 lần.
- Có tiền sử bị chiếu xạ vùng bụng hoặc vùng chậu để điều trị ung thư : cần nội soi đại trực tràng mỗi 3-5 năm 1 lần.
- Có một người thân huyết thống bậc 1 (cha, mẹ, anh, chị, em ruột) bị ung thư đường tiêu hóa trước 45 tuổi hoặc có người thân bị bệnh đa polyps đại tràng: cần nội soi đại trực tràng mỗi 3 năm 1 lần.
Thói quen xấu buổi sáng làm tổn thương gan thận nghiêm trọng Nếu bạn chủ quan, thói quen xấu trong việc đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cơ quan nội tạng. Vì công việc bận rộn, nhiều người có thói quen ít đi tiểu hoặc nhịn tiểu trong thời gian dài. Tuy nhiên, thói quen tưởng như bình thường này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức...