Bùng nổ vũ khí dùng công nghệ laser
Vũ khí laser được đánh giá là ít tốn chi phí cho mỗi lần bắn, nhưng có đủ khả năng để phòng thủ, bảo vệ tàu chiến hiệu quả trước mối đe dọa từ tên lửa hoặc máy bay không người lái ( UAV).
Tia laser cường độ cao phát ra từ tàu USS Portland vào tháng 5
Nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Israel, Pháp, Đức và Nga chạy đua phát triển loại vũ khí này từ lâu.
Theo báo cáo của Vụ Khảo cứu quốc hội Mỹ (CRS) công bố cuối tháng 8, quân đội Mỹ phát triển laser từ thập niên 1960, dẫn đầu trong việc phát triển loại vũ khí này.
Năm 2018, hải quân Mỹ đã công bố kế hoạch trang bị hệ thống vũ khí laser thể rắn năng lượng cao LWSD cho ít nhất 8 tàu chiến, theo trang The Drive. LWSD là loại vũ khí laser mới có công suất cao (150 kilowatt), được dùng để thay thế hệ cũ 30 kilowatt vốn từng được trang bị cho tàu vận tải đổ bộ USS Ponce vào năm 2014.
Hải quân Mỹ hồi tháng 5.2020 công bố hình ảnh và video cho thấy tàu vận tải đổ bộ USS Portland (LPD 27) kích hoạt LWSD, vô hiệu hóa một UAV cỡ nhỏ đang bay, theo CNN. Các hình ảnh cho thấy tia laser phát ra từ boong tàu chiến và sau đó UAV đang bay bốc cháy. Hải quân Mỹ cho biết cuộc thử nghiệm hệ thống LWSD được tiến hành ở Thái Bình Dương hôm 16.5.2020, nhưng không nêu địa điểm cụ thể.
Bên cạnh đó, hải quân Mỹ lắp đặt LWSD trên khu trục hạm USS Dewey vào tháng 11.2019 và đến cuối tháng 2.2020 mới công bố thông tin, theo trang Military.com. Giới chuyên gia đánh giá LWSD là cột mốc mới trong nỗ lực phát triển vũ khí laser của hải quân Mỹ. Trước đó, hải quân Mỹ tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật, với tàu vận tải đổ bộ USS Ponce dùng vũ khí laser 30 kilowatt ở vịnh Ba Tư vào năm 2017.
Trung Quốc cũng đang phát triển vũ khí laser để trang bị cho các tàu hải quân và chiến đấu cơ. Vào cuối tháng 7.2020, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin quân đội đã trang bị hệ thống phát điện tiên tiến trên các chiến hạm để sẵn sàng cung cấp năng lượng cho vũ khí laser. Tuy CCTV không tiết lộ loại tàu chiến nào, nhưng giới chuyên gia dự đoán là những tàu khu trục tối tân của Trung Quốc, chẳng hạn như khu trục hạm lớp Nam Xương.
Trong thông báo hồi tháng 1.2020, quân đội Trung Quốc hé lộ khả năng nâng cấp để trang bị vũ khí laser mới cho các chiến đấu cơ. Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy thiết bị trông như hệ thống vũ khí laser đã được lắp đặt trên thân của các máy bay quân sự Trung Quốc như chiến đấu cơ J-15 và J-20 cùng máy bay vận tải hạng nặng Y-20.
Video đang HOT
Từ những thực tế trên, vũ khí sử dụng công nghệ laser có lẽ sẽ sớm hiện diện trên chiến trường.
Mỹ cấm vận chip bán dẫn, hàng loạt tên lửa Trung Quốc sẽ 'tịt ngòi'?
Gần đây, Mỹ đã tăng cường lệnh cấm vận đối với chip bán dẫn mà Trung Quốc đặt mua, nhằm ngăn chặn các nỗ lực của Trung Quốc tiếp cận thị trường công nghệ cao
Nhưng liệu hành động của Mỹ có ngăn cản được Trung Quốc phát triển vũ khí công nghệ cao?
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang leo thang nghiêm trọng; lệnh hạn chế xuất khẩu cho Trung Quốc các sản phẩm bán dẫn, luôn là một biện pháp quan trọng của Mỹ, nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận thị trường công nghệ cao; trong bối cảnh đó, vũ khí của Trung Quốc cũng không thể tách rời khỏi các chip bán dẫn tiên tiến.
Khi Mỹ tiến hành áp dụng các biện pháp cấm vận với lĩnh vực công nghệ cao của Trung Quốc, và trong trường hợp đặc biệt, khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận chip đối với Trung Quốc, liệu tất cả máy bay và tên lửa của Trung Quốc có cơ hội hoạt động?
Công nghệ sản xuất chip Trung Quốc tương đối yếu so với Mỹ và Nhật, nhưng Trung Quốc vẫn tự sản xuất được một số lượng chip nhất định; hiện nay phần lớn các loại vũ khí của Trung Quốc đều sử dụng các loại chip do chính Trung Quốc sản xuất.
Đoán biết được việc Mỹ trước sau cũng tiến hành cấm vận đối trên các lĩnh vực công nghệ cao với Trung Quốc, nên các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có chiến lược phát triển ngành sản xuất chip dùng trên lĩnh vực quân sự, nhất là trên các lĩnh vực hàng không, vũ trụ, vũ khí tiến công, tên lửa ...
Vào năm 2016, Trung Quốc đã độc lập phát triển thiết bị lõi của chip năng lượng cao trạng thái rắn, dùng cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới J-20, được thiết kế bởi Viện Công nghệ Điện tử Số 55; phát minh này được xếp hạng 10 phát minh hàng đầu của Trung Quốc trong ngành khoa học và công nghệ quốc phòng năm 2016.
Ngoài ra, theo các nguồn tin công khai, chip xử lý trung tâm của tên lửa đạn đạo tầm xa Dongfeng-41A, hay các chip của vũ khí và khí tài tiên tiến như, máy tính điều khiển hỏa lực của máy bay chiến đấu J-10 và J-11, đều do Trung Quốc sản xuất.
Tại sao Trung Quốc có thể tự chủ về chip giành cho thiết bị quân sự của họ; câu trả lời trước hết là trong những năm qua, với việc đầu tư lớn cho quốc phòng, nên ngành sản xuất chip quân sự của Trung Quốc cũng được đầu tư lớn, do vậy họ đã thu được nhiều thành tựu; tiếp đến là chip quân sự rất khác với chip thương mại.
Trên thực tế, yêu cầu về hiệu suất của chip quân sự không cao, nhưng nó có yêu cầu rất cao về tính ổn định, độ tin cậy và khả năng chống nhiễu trong các môi trường điện từ phức tạp khác nhau.
Hiện nay, nhiều máy bay chiến đấu hiện đại của quân đội Mỹ vẫn đang sử dụng chip 486 hoặc Pentium. Các chip thương mại tiên tiến đã áp dụng các quy trình sản xuất 14 nanomet và 7 nanomet, trong khi hầu hết các chip quân sự trong quân đội Mỹ vẫn đang sử dụng các quy trình sản xuất 65 nanomet.
Mặc dù nhu cầu về nhập khẩu chip dân sự của Trung Quốc rất lớn, nhưng không có nghĩa là chip quân sự Trung Quốc không thể tự cung cấp. Hơn nữa, chip quân sự có đặc điểm là không yêu cầu hiệu năng cao, các loại chip được thiết kế và sản xuất trong nước như CPU và GPU, hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh trên thị trường dân sự; nhưng sau khi chuyển đổi, chúng hoàn toàn đáp ứng được trong lĩnh vực quân sự.
Các viện nghiên cứu quân sự Trung Quốc, các công ty quốc phòng và cả các công ty tư nhân, đang tích cực đầu tư nghiên cứu, copy và thậm chí là đánh cắp tình báo... Do vậy, họ đã tạo ra bước đột phá trong chế tạo chip dùng cho lĩnh vực quân sự, hoàn toàn đáp ứng khả năng của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
Với đầu tư mạnh vào công nghệ bán dẫn và quy trình sản xuất, Trung Quốc sẽ tự chủ trong việc sản xuất chip quân sự. Hiện tại, tỷ lệ tự cung cấp linh kiện điện tử lõi quân sự trong nước đã đạt 70%. Theo yêu cầu của lắp ráp cuối cùng, Trung Quốc sẽ đạt 80% vào năm 2020.
Bất kỳ quốc gia nào cũng không yêu cầu phải nội địa hóa 100%, Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ; điều này không phải Trung Quốc không làm được, mà là họ thấy không cần thiết.
Hiện tại, chip nội địa của Trung Quốc đã có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp quốc phòng Trung Quốc; do vậy, ngay cả khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận toàn diện việc cung cấp chip cho thị trường Trung Quốc, thì Trung Quốc hoàn toàn có thể cung cấp các sản phẩm thay thế, dùng trong các vũ khí và khí tài quân sự của Trung Quốc.
Mỹ dùng 150 vệ tinh theo dõi vũ khí siêu thanh của TQ Mỹ đã lên kế hoạch phóng 150 vệ tinh theo dõi vũ khí siêu thanh trong không gian vào năm 2024, động thái được giới quan sát đưa ra nhận định là nhằm giúp Lầu Năm góc giám sát chặt các hoạt động của Trung Quốc. Trang công nghệ quân sự trực tuyến C4ISRNET đưa tin, Cơ quan Phát triển không gian Mỹ...