Bùng nổ phương án tuyển sinh
Mặc dù chỉ có một kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích là để các sở GDĐT địa phương xét tuyển tốt nghiệp THPT và các trường ĐH, CĐ xét tuyển đại học, nhưng hiện nay các trường ĐH lại có rất nhiều phương án khác nhau để xét tuyển.
Thậm chí có hàng chục phương thức xét tuyển khác như sử dụng kết quả thi THPT quốc gia, thi năng lực, xét học bạ, tổ hợp các môn học hay hỗn hợp các cách xét tuyển trên.
Ảnh minh họa
Việc các trường ĐH, CĐ đưa ra quá nhiều phương án tuyển sinh tác động không nhỏ tới hàng triệu thí sinh. Đặc biệt, các phương án tuyển sinh “lạ”, đặc thù riêng và không sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia. Bởi khi đó, các thí sinh và nhà trường sẽ buộc phải điều chỉnh lịch học, ôn thi với mục đích đáp ứng tốt nhất các phương án tuyển sinh của các trường.
Như Trường ĐH Bách khoa TPHCM (thuộc ĐHQG TPHCM) đã công bố tới 5 phương án tuyển sinh cho năm học 2020-2021. Đó là phương án tuyển sinh dựa trên điểm thi THPT quốc gia, phương án sử dụng điểm thi năng lực của trường ĐHQG TPHCM, phương án tuyển thẳng thí sinh theo quy chế Trường ĐHQG TPHCM và phương án tuyển thẳng thí sinh theo quy chế Bộ GDĐT. Ngoài ra, trường này cũng dành 1% (khoảng 50 thí sinh cho phương án tuyển sinh khác).
Video đang HOT
Trong khi đó, với các trường ĐH khác đã công bố phương án tuyển sinh thì hầu hết đều dành rất nhiều chỉ tiêu (gần 50%) cho các phương án không sử dụng kết quả thi THPT quốc gia. Đó là phương án sử dụng điểm thi trung bình các môn học (tuỳ chọn) của năm học lớp 12 hay điểm thi học bạ của một số môn (tuỳ chọn) hay điểm kết hợp giữa học bạ, điểm thi môn học để làm căn cứ tuyển sinh. Thậm chí như Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM năm 2020 còn có cả phương án tuyển sinh online qua trang Website của trường. Có thể nói, so với khoảng vài năm trước, hiện nay các trường đều có rất nhiều cách tuyển sinh, thay vì chỉ dựa vào kết quả điểm thi THPT quốc gia như trước.
Nhiều chuyên gia lo ngại việc sử dụng quá nhiều phương án tuyển sinh, nhất là không thông qua các cuộc thi độc lập chính thức (kết quả học bạ, điểm thi học kỳ…) dễ xảy ra tiêu cực. Nhiều thí sinh có thể “ làm đẹp” bảng điểm, học bạ của mình ở các năm học THPT mà không cần phải đạt điểm cao trong các kỳ thi để lọt vào cánh cổng các trường ĐH.
Đoàn Xá
Theo daidoanket
Nhiều đại học tổ chức thi riêng
Ngoài phương thức tuyển sinh bằng điểm thi THPT quốc gia, xét học bạ, nhiều đại học tự tổ chức các kỳ thi riêng nhằm thu hút thí sinh.
Năm nay, Đại học Quốc tế Hồng Bàng có 6 phương thức tuyển sinh cho 4.000 chỉ tiêu: xét học bạ THPT quốc gia, xét kết quả thi THPT quốc gia, xét tuyển với thí sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình THPT nước ngoài, xét tuyển kết quả kỳ thi SAT, xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM và thi tuyển sinh đầu vào do trường tổ chức.
Hiệu trưởng Hồ Thanh Phong cho biết trường dành 10% thi tuyển sinh do trường tổ chức. Đây được xem là cách nâng cao chất lượng đầu vào và chất lượng giảng dạy của trường.
Thí sinh dự thi hai môn (trong đó có ít nhất một môn bắt buộc là Toán hoặc Ngữ Văn) và xét tuyển một môn trung bình lớp 12 trong học bạ THPT theo tổ hợp môn xét tuyển trong ngành dự thi. Các môn thi và xét tuyển bao gồm: Ngữ Văn, Vật lý, Toán, Hóa học, Sinh học, tiếng Anh.
Đại học Quốc tế Hồng Bàng tạm dừng tuyển sinh 5 ngành: Khoa học môi trường, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử - viễn thông, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông và Thiết kế công nghiệp bởi khó tuyển trong nhiều năm. Thay vào đó, trường mở mới 11 ngành được dự báo có nhu cầu nhân lực cao trong tương lai như: Quản lý công nghiệp, Trí tuệ nhân tạo (AI), Kỹ thuật cơ điện tử, Digital Marketing, Hộ sinh, Y đa khoa, Cử nhân sức khỏe răng miệng, Quản lý tài nguyên và môi trường, Kỹ thuật y sinh, Công nghệ sinh học, Kỹ thuật hạ tầng đô thị.
Thí sinh TP HCM làm thủ tục dự thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Thành Nguyễn.
Tương tự, trong 5 phương thức tuyển sinh cho gần 6.000 chỉ tiêu năm nay, Đại học Công nghệ TP HCMdùng phương án tuyển bằng kỳ thi đánh giá năng lực do chính trường này tổ chức. Các môn thi gồm Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, tiếng Anh với hình thức trắc nghiệm.
Ba phương án còn lại gồm: xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia, xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp, xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM.
Đại học Nguyễn Tất Thành năm nay cũng sử dụng phương thức thi tuyển đầu vào do trường tổ chức nhằm giúp thí sinh có cơ hội vào đại học không phải phụ thuộc nhiều vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia. Ngoài ra, trường cũng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức.
Năm nay, trường dự kiến tuyển 6.250 chỉ tiêu cho 48 ngành. Phần lớn chỉ tiêu vẫn dành cho ba phương thức truyền thống gồm xét kết quả thi THPT quốc gia, xét kết quả học bạ và xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi.
Đại học Yersin Đà Lạt tuyển sinh 20 ngành với 4 phương án xét tuyển: kết quả thi THPT quốc gia, xét học bạ lớp 12, xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM và thi đánh giá năng lực do trường tổ chức. Bốn ngành mới trường dự kiến tuyển trong năm nay gồm Luật kinh tế, Công nghệ thực phẩm, Nhật Bản học và Tư vấn môi trường.
Với phương thức thi đánh giá năng lực do trường tổ chức, các môn thi gồm Toán và tư duy logic, tiếng Anh, Văn và hiểu biết xã hội. Kiến thức chủ yếu trong chương trình lớp 12, có mở rộng để đánh giá về tư duy logic và hiểu biết xã hội. Bài thi có 50 câu, hình thức trắc nghiệm, được làm trong 60 phút.
Theo VNE
Tuyển sinh đại học 2020: Nhiều trường mở thêm ngành "hot" Hiện tại, nhiều trường đại học trên phạm vi cả nước công bố phương án, dự kiến phương án tuyển sinh năm 2020 với nhiều ngành mới hấp dẫn. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, đến ngày 31/12/2019 các trường đại học phải công bố phương thức tuyển sinh của mình. Hiện tại, nhiều trường đại học trên phạm vi cả nước công...